Thứ Năm, 16 tháng 7, 2015

Bài thơ "Nhà phê bình sách" của Johann Wolfgang von Goethe

Marcel Reich-Ranicki

Ngay cả những nhà thơ lớn không luôn mang lại cho ta thơ ca tinh tế nhất. Bài thơ đích thị ngớ ngẩn nhất của Goethe? Ở đây Marcel Reich-Ranicki phát hiện ra điều ấy. (FAZ)



Tranh của ©Horst Janssen (1929-1995), họa sĩ Đức

Kể cả những nhà thơ lớn viết ra thơ tồi. Những thi sĩ hay khác biệt với những nhà thơ dở chỉ ở chỗ thư thoảng họ soạn ra những bài thơ cũng hay. Và điều này ra sao với Goethe nhỉ? Ông hưởng danh tiếng là nhà thơ lớn nhất của nước Đức. Điều đó đúng, nếu như câu chuyện liên quan đến thơ ca, không ai đáng bưng nước cho ông. Nhưng mà tất nhiên cả ông ta, người viết lách nhiều không sao cải tạo được, đã sản xuất ra vô số bài trung bình hoặc thơ dở, đôi khi còn vớ vẩn nữa. Mà thế đó bài thơ ngu nhất tuôn từ ngòi bút của ông đương nhiên là bài thơ Nhà phê bình sách, được in ra vào tháng Ba năm 1774.

Chúng ta không có thông tin gì về lý do mời trực tiếp đã dẫn tới những câu thơ này. Có thể vụ việc này liên quan tới Christian Heinrich Schmid. Về cái ông giáo sư ngành Nghệ thuật thi caHùng biện người vùng Gießen, cũng hoạt động với tư cách nhà phê bình này, chàng Goethe trẻ tuổi hiển nhiên không có sự đánh giá cao trọng: Hắn ta (có thể đọc được trong một bức thư viết ngày 25.12.1772) là „một con lừa đích thực“ và thế nên là một „gã cứt“. Liệu giờ đây là Schmid hay một tay khác, thì chắc chắn Goethe đã bị công kích và ông đã muốn ra đòn mạnh đánh lại. Người ta không cần phải phản đối lại chuyện ấy, nếu giá như hành động trả thù mang dáng dấp tri thức hơn chút ít.

Nội dung của cuộc nói chuyện bên bàn ăn không là chủ đề

„ Chuyện tôi có gã tới thăm“. Ở đây tôi đã thót tim. Tại sao người đang trình bày ở đây – và chúng ta có thể cho rằng chính là cá nhân Goethe - đã mời một gã trực thuộc về một cái phường nghề mà ông căm ghét. Bởi vì đó là một nhà điểm sách, hẳn ông phải biết điều này. Sự tự biện hộ không cho phép chờ đợi quá lâu: „ Hắn ta vốn không gây khó chịu“. Một sự bao biện còi cọc lộ liễu: Từ khi nào người ta mời một kẻ khác, „vốn không gây khó chịu“ tới ăn cơm? Goethe muốn chiếm đoạt hẳn nhà phê bình sách cho bản thân mình ư? Có vẻ như chỉ dẫn cần phải giải tỏa mối nghi ngờ (rất đỗi bức thiết) này, rằng đã không hề có một bữa tiệc đặc biệt thịnh soạn, mà chỉ có trơ ra một „bữa ăn thường lệ“.

Họ nói gì ở bàn ăn, chúng ta không biết, thay vào đó chúng ta nghe thấy, vị khách đã gắp mạnh tay và „đớp cho căng bụng“, là điều khó để coi là cơ sở trách cứ. Thế nữa ít lâu sau ông khách lại thổ lộ với hàng xóm điều không hay ho về cái ông ta được trao trước vào tay. Cái này chẳng những không hay mà còn không lịch sự. Nhưng mà sao cơ nếu như súp quả thực nhạt và thịt rán không đủ giòn và rượu vang lại hơi chua? Làm thế nào đây, nếu như chúng ta không loại trừ được sự thể rằng cái bất lịch sự khởi đầu bằng sự thiếu lòng mến khách? Hay có thể người được mời đã dám rủi ro vi phạm vào lề thói của xã hội, để có thể nói lên sự thật? Có đáng lên án việc đánh giá lòng thành thực cao hơn là phép lịch sự?

Vấn đề đã ngã ngũ, vì chúng ta đã liên quan tới một phúng dụ và lại là với một cái đầu đuôi đều không ổn. Bởi vì Goethe không nghĩ chút gì khác trong đầu hơn là phê bình. Nhưng mà người phê bình sách đón nhận tác phẩm của một nhà văn, đã không được người này tuyển lựa và được mời mọc làm việc ấy và cũng không được người đó chiêu đãi. Kết quả ngược lại: Ông ta được giao cho việc kiểm tra và đánh giá cái mà tác giả đã tạo ra, và theo khả năng lớn nhất trình bày một cách trong sáng suy xét của mình, và tức là không cần phải bận tâm đến chuyện liệu điều này có vừa lòng đương sự hay không.

Trong việc Goethe đòi hỏi người đọc đập chết những người phê bình sách, ông tự bóc trần lộ nguyên hình một kẻ cổ súy cho án tử hình và là một kẻ thù của tự do ngôn luận: qua đó thực hiện hành vi cấu thành tội trạng kích động nhân dân. Và tại sao sự thể lại vậy? Bài thơ „Nhà phê bình sách“ vừa mới in ra, ngay lập tức Goethe bị người đời dạy cho biết. Nhà viết kịch Heinrich Leopold Wagner, kẻ trước hết đã làm cho vở bi kịch „Mụ giết trẻ“ nổi tiếng, đã phổ biến một bài thơ chống lại, kết thúc bằng những lời lẽ: „Ném cho chết đi, con chó! Nó là một tác giả không muốn chịu phê bình.“

©Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức
Nguồn FAZ - Frankfurter Anthologie
http://www.faz.net/aktuell/feuilleton/buecher/frankfurter-anthologie/marcel-reich-ranicki-in-der-frankfurter-anthologie-rezensent-von-johann-wolfgang-von-goethe-12751793.html

Nhà phê bình sách

Johann Wolfgang von Goethe (1749-1832)

Chuyện tôi có gã ghé thăm
Hắn vốn không gây khó chịu;
Của tôi thường lệ bữa ăn
Hắn đớp vào bụng no căng
Món tôi để dành tráng miệng
Vừa ngán gã đến hết chuyện
Quỷ đưa hắn sang láng giềng
Về bữa cơm tôi hắn luận:
„ Giá như súp thêm gia vị
Rán nâu, vang đậm hơn thì!“
Đập chết con chó ấy đi!
Chu cha! Thằng phê bình sách.


©Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức
 
Rezensent

Johann Wolfgang von Goethe (1749-1832)

Da hatt ich einen Kerl zu Gast,
Er war mir eben nicht zur Last;
ich hatt just mein gewöhnlich Essen,
Hat sich der Kerl pumpsatt gefressen,
Zum Nachtisch, was ich gespeichert hatt.
Und kaum ist mir der Kerl so satt,
Tut ihn der Teufel zum Nachbar führen,
Über mein Essen zu räsonieren:
„Die Supp hätt können gewürzter sein,
Der Braten brauner, firner der Wein.“
Der Tausendsackerment!
Schlagt ihn tot, den Hund! Es ist ein Rezensent.

Chú thích của người dịch:

Marcel Reich-Ranicki (1920-2013): Nhà phê bình được vinh danh Giáo hòang văn học, nhà trước tác có ảnh hưởng lớn nhất đương đại trong khu vực nói tiếng Đức.

Johann Wolfgang von Goethe (1749-1832): Thi hào Đức cùng với Friedrich Schiller trở thành đại diện quan trọng nhất của trào lưu Cổ điển Weimar, có nhiều tác phẩm thuộc về đỉnh cao của văn chương thế giới trong sự nghiệp đồ sộ trải rộng trên nhiều lĩnh vực thơ, văn xuôi, kịch, nghiên cứu khoa học tự nhiên, họat động chính trị.

Con chim chết - Tranh của ©Horst Janssen, họa sĩ Đức (1929-1995)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Làm gì đây với Pushkin

Marcel Reich-Ranicki        Mới đây ông hứa nói cho chúng tôi nghe ít nhiều về Pushkin và Chekhov. Chúng tôi chờ đấy. Heinz Bode từ Leipzig ...