Thứ Năm, 28 tháng 1, 2016

Bài thơ "Không quê hương" của Hermann-Neiße

Hans-Joachim Simm (1)


Tranh của ©Georg Grosz (1893-1959) họa sĩ Đức

Những người Quốc Xã đốt tác phẩm của ông và cưỡng bách ông chạy trốn. Bài thơ „Không quê hương“ của Max Herrmann-Neiße tìm ngôn từ cho sự truy đuổi và đồng thời gìn giữ sự tôn trọng con người (Frankfurter Allgemeine Zeitung).

Tin chắc đất nước này một sớm một chiều sẽ không dung nạp ông lâu hơn, ít ngày sau vụ đốt Tòa nhà Quốc hội xảy ra ngày 27-28 tháng Hai năm 1933, ông đã dấn chân vào chốn lưu vong. Cũng chỉ một vài tháng sau, sách của ông cũng bị đốt. Mặc dù thế suốt cuộc đời ông vẫn gắn bó với nước Đức (Quê hương đã không giữ lòng chung thủy, dẫu sao tôi vẫn ở vậy thủy chung), nhà huyền học Jakob Böhme (2) và các nhà thơ như Andreas Gryphius, Angelus Silesius, Johann Christian Günther và Joseph von Eichendorff (3) đã gây ảnh hưởng tầm khuôn thước lên tác phẩm của ông.

Sinh năm 1886 tại thành phố Neiße thuộc miền Si-lê-di Thượng (4), sớm từ thời thơ ấu ông đã cảm nhận được mình là kẻ ngoài lề, không phải lý do chót, cũng bởi nét đặc điểm của hình thể. George Grosz và Ludwig Meidner (5) đã họa chân dung ông. Năm 1917 ông đã rời tỉnh lỵ. Ở Berlin, nơi Franz Pfemfert và Alfred Kerr (6) đã dọn đường cho ông đi vào thế giới văn chương, ông đã mau mắn thành đạt, đã in nhiều tập thơ ở nhà xuất bản S.Fischer, bên cạnh đó viết tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch, điểm mục tác phẩm, viết lời nhạc kịch Cabaret: Heinrich Heine thuộc về mẫu mực của ông.

Else Lasker-Schüler (7) nhìn thấy ông gần gũi trong tâm hồn; Oskar Loerke, Carl Sternheim, Alfred Döblin (8) kính trọng ông và ngợi ca tác phẩm; người bạn thân nhất của ông là gã giang hồ và thi sĩ Ringelnatz (9). Năm 1924 Hermann Neiße nhận giải thưởng Eichendorff, tiếp theo năm 1927 giải thưởng Gerhart Hauptmann (10). Nhưng cuối những năm 20 ông hầu như bị rơi vào quên lãng. Sự lãng quên kéo dài cho tới những năm 70. Kể cả ở phương diện này, cũng ở trong lịch sử tiếp nhận văn hóa, ông cũng là người không có quê hương. Đầu những năm 80 tác phẩm của ông mới được phát hiện lại. Nhưng rồi chẳng bao lâu sau, xung quanh ông lại một lần nữa trở nên im ắng.

Nhìn vào lần đầu ta thấy đây là một bài thơ cổ truyền về một chủ đề vô thời đại. Hermann-Neiße luôn gắn bó với truyền thống của văn học, ông không tiến hành thử nghiệm hình thức, kể cả trong những bài thơ theo chủ nghĩa biểu hiện viết về thị thành: Thơ Jambơ năm nhịp, câu thơ bỏ trống của kịch cổ điển Đức, những vần chéo thông dụng, bốn khổ, kể cả việc không chứng dấu bằng một hàng bỏ trống. Tuy nhiên, nếu nhìn kỹ hơn thấy lộ ra một cấu trúc đặc biệt: Dòng thơ đầu và những dòng thơ cuối, cho tới câu thơ cuối cùng, mang từ hiệp vận trùng nhau.

Câu đầu và câu cuối của bài thơ cho ta riêng một khổ, đầu và cuối bài hòa nhập lại với nhau, bức tranh của khởi đầu và sự diễn giải ở cuối: một dạng khúc Rondo (11), như ông thư thoảng sử dụng- Peter Härtling (12) đã lưu ý cho ta biết điều ấy. Những bước cách dòng mang lại cho bài thơ một tính cách độc thoại – cơ bản thơ của ông sau 1933 tựa như một màn „độc thoại trên sân khấu người lạ“ ("Ai đã bày ra những hậu cảnh kỳ quái này, quanh con đường nơi đây nay đời tôi nhận lối “).

Xâm nhập vào hình ảnh của thế giới nhỏ này là cái Tôi phản hồi, cái luôn tiếp thêm cho một ý nghĩ một ý nghĩ khác, đào sâu hơn và khai quật mâu thuẫn. Những tương phản kéo suốt qua văn bản: Những „kẻ không quê hương lạc lối sao thảm hại“ qua „mê cung“ của „người xứ lạ“, trở lại họ không thể dò thấy con đường quay lại, hoàn toàn ngược lại với „người bản xứ“ đang „hởi dạ“ „hàn huyên“ cùng nhau, ở bên nhau, không cho người khác nhập cuộc, trong một cảnh đời thơ mộng nhỏ mọn đối với nó mọi mô típ lãng mạn chỉ còn là phông nền đạo cụ gá vào.

Làn gió đêm hè an ủi cho ta thoáng chốc và vô tình cái nhìn vào quần thể khép kín của những người bắt sâu gốc rễ trong vẻ thư thái của họ, tất cả vẻ như được sắp đặt nghiêm ngắn, luôn xa xưa là thế và không thay đổi. Làn gió đêm hè đáng yêu trở nên „dã man“, khi nó lập tức khép lại „căn phòng“ trước ánh mắt của những người bị ruồng rẫy, những kẻ nhớ mong một vẻ „an bình đã lâu thiếu thốn“ và „hòa bình ổn định“. Ngay đến "mèo vô chủ" và "kẻ ăn mày" cũng không bị „đuổi xua" và "ruồng bỏ" đến mức đó như từng người „xưa đã từng có hạnh phúc quê hương“ và đánh mất đi không do lỗi của mình. „Nhưng mà người bản địa" kết cục chỉ "" thôi, họ đâu biết rằng, hạnh phúc của họ mong manh, nếu như họ chối bỏ sự bất hạnh của người khác và gạt đi cái bóng của họ mà không có nó thực tế họ không tồn tại nổi. Khúc Rondo êm đềm đã đổ vỡ.

Một bài thơ như lời đáp trả sự tước bỏ quốc tịch

Ông không thuộc về nơi đó, không thuộc về ai, tại Đức không và Anh không, nơi ông đi đến băng qua Zürich, Hà Lan và Paris. Chỉ có một chốn hứa hẹn ông sự đồng cảm và nhân tính nơi những người kinh tởm thể chế Quốc Xã, và thế đó là chốn cho ông cảm nhận sự xa lạ còn dữ dội hơn. “ Vâng, giờ đây tôi cũng có thể thành một nhà thơ Đức được đời công nhận... nhưng mà tôi không sao gắng gượng vượt qua cảnh, dẫu chỉ ngậm tăm êm thấm, chịu để cho một hệ thống nâng đỡ đối với tôi đích thực là một hệ thống quỷ dữ“.

Dạo 1938, khi thông báo tước bỏ quốc tịch Đức tới tay ông, ông viết bài thơ „Tổ quốc muôn đời“. „ Đáng lẽ ra phải quên đi người Đức như họ đáng phải hứng nhận điều ấy“, Heinrich Mann (13) viết, „ông ấy lại vẫn tiếp tục sống cùng với họ, cảm thấy ân hận và lại nhớ thương họ đến mức không thể tưởng“. Max Hermann-Neiße chết ngày 08.04.1941. Sau khi ông mất, bà Leni vợ ông xuất bản hai tập „Những bài thơ cuối“, trong đó có cả bài thơ này, ra đời ngày 23.06.1936, với một lời gọi ra tên chủ đề của cuộc đời ông, bị phán xử đày vào chốn không quê hương và tuy vậy vẫn gìn giữ sự tôn trọng con người, không chỉ trong bài thơ.

©Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức



Không quê hương

Max Herrmann-Neiße (1886-1941)

Không quê hương chúng ta bước lạc loài
Vô nghĩa qua mê cung người xứ lạ
Dân bản xứ trước cổng thành, mở dạ
Hàn huyên cùng nhau trong gió đêm hè
Làn gió thoáng bay mở cánh rèm che
Cho ta nhìn vào nếp bình yên đã
lâu ngày thiếu vắng của hòa bình ổn định
của một sảnh phòng, và dã man khép lại trước ta
Những con mèo vô chủ trong ngõ cụt
Những kẻ ăn mày ngủ qua đêm trên cỏ ướt
Không nỡ bị ruồng bỏ và đuổi xua làm vậy
Như mỗi ai từng có hạnh phúc quê hương
đã mất đi, nào có lỗi gì riêng
và giờ đây lạc trong mê cung người lạ
Dân bản xứ mộng mơ trước cổng thành
Và không biết chúng ta là cái bóng của họ.

© PKĐ dịch từ nguyên tác tiếng Đức

Heimatlos

Max Herrmann-Neiße (1886-1941)

Wir ohne Heimat irren so verloren
und sinnlos durch der Fremde Labyrinth.
Die Eingebornen plaudern vor den Toren
vertraut im abendlichen Sommerwind.
Er macht den Fenstervorhang flüchtig wehen
und läßt uns in die lang entbehrte Ruh
des sichren Friedens einer Stube sehen
und schließt sie vor uns grausam wieder zu.
Die herrenlosen Katzen in den Gassen,
die Bettler, nächtigend im nassen Gras,
sind nicht so ausgestoßen und verlassen
wie jeder, der ein Heimatglück besaß
und hat es ohne seine Schuld verloren
und irrt jetzt durch der Fremde Labyrinth.
Die Eingebornen träumen vor den Toren
und wissen nicht, daß wir ihr Schatten sind.

Chú thích của người dịch:

Max Herrmann-Neiße (1886-1941): Nhà văn, nhà thơ người Đức sinh ra tại vùng Si-lê-di Thượng, bên bờ sông Neiße.

(1) Hans-Joachim Simm: Sinh năm 1946 tại Braunschweig, cho tới 2009 giám đốc nhà xuất bản Insel và nhà xuất bản Các tôn giáo thế giới.
(2) Jakob Böhme (1575-1624): Nhà huyền học và triết học Đức.
(3) Andreas Gryphius (1616-1664), Angelus Silesius (1624-1677), Johann Christian Günther (1695-1723) và Joseph von Eichendorff (1788-1857), các nhà thơ Đức.
(4) Oberschlesien: Vùng đất nơi Max Hermann Neiße sinh ra và lớn lên nay phần lớn thuộc về Ba Lan.
(5) George Grosz (1893-1959) và Ludwig Meidner (1884-1966): Hai họa sĩ Đức nổi danh đầu thế kỷ.
(6) Franz Pfemfert (1879-1954): Nhà trước tác và nhà phê bình; Alfred Kerr (1867-1948): Nhà văn, nhà phê bình sân khấu.
(7) Else Lasker-Schüler (1869-1945): Nữ thi sĩ ngưới Đức-Do thái, đại diện phái Hiện đại tiền phong và Biểu hiện trong văn chương.
(8) Alfred Döblin (1878-1957): Nhà văn, bác sĩ tâm thần học Đức.
(9) Joachim Ringelnatz (1883-1934): Nhà văn, nhà thơ, họa sĩ Đức.
(10) Giải thưởng mang tên Gerthart Hauptmann (1862-1946): Kịch tác gia, nhà văn Đức, nhận giải thưởng Nobel văn chương năm 1912.
(11) Hình thức của tác phẩm âm nhạc bao gồm nhiều phần, trong đó có một phần được gọi là chủ đề, nhắc lại ít nhất là ba lần.
(12) Peter Härtling (sinh năm 1933): Nhà văn Đức.
(13) Heinrich Mann (1871-1950): Nhà văn Đức, anh trai của Thomas Mann.

Tranh của Georg Grosz (1893-1959) vẽ Max Hermann-Neiße.
 

Thứ Ba, 26 tháng 1, 2016

Vua Trằn

Johann Wolfgang von Goethe (1749-1832)


Tranh của © Rembrandt van Rijn (1606-1669): Họa sĩ Hà Lan

Ai phi ngựa suốt đêm khuya gió thổi? 
Người cha cùng đứa con nhỏ chứ ai;
Trong vòng tay bế ẵm cậu bé trai
Giữ chặt con, người cha sưởi ấm.

„-Con trai ơi, sao e dè nép mặt?”
“-Kìa cha ơi, cha không nhìn thấy hay sao? 

Vị vua Trằn với hào quang vương miện ?”
“À con trai ta, đó là vầng sương thôi”


“ - Chà, lại đây bé con yêu, đi cùng ta chứ!
Ta còn chơi với cậu khối trò hay;
Bờ cát vài bông sặc sỡ hoa bày
Mẹ ta có đôi ba xiêm vàng bạc.”-

“- Cha, cha của con ơi, lẽ nào không nghe thấy
Điều vua Trằn thầm thĩ hứa con sao?”
“ - Trong đám lá khô, ấy tiếng gió rì rào
Im đi nào, lặng yên con, khẽ chứ!”-

“-Cậu trai tuyệt, muốn theo ta chứ cậu?
Để lũ gái ta thắc thỏm đợi cậu mà
Múa dạ vũ vòng, đám công chúa hát ca
Chúng ru nôi và nhảy múa mừng cậu”.-


“-Cha của con, sao cha không trông thấy
Nơi đó xứ âm u, các con gái vua Trằn?”
“- Có, con trai ơi, cha thấy rõ, hiện dần
Những thân liễu xưa sao màu u ám .”-

“- Ta yêu cậu, ta khoái thể hình cậu đẹp
Và cậu không nghe, ta sẽ mượn đòn roi.”-
“- Cha, cha ôi, giờ ông ta sờ tóm con rồi!
Vị vua Trằn vừa làm con đau đớn!”

Người cha cảm nỗi kinh hoàng, phi vun vút
Ôm trong tay đứa bé hét nấc lên
Khó nhọc, cùng cực, về kịp tới hiên
Trong tay ông đứa con đã chết.

© Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức

Erlkönig 


Johann Wolfgang von Goethe (1749-1832)

Wer reitet so spät durch Nacht und Wind?
Es ist der Vater mit seinem Kind;
Er hat den Knaben wohl in dem Arm,
Er fasst ihn sicher, er hält ihn warm.

Mein Sohn, was birgst du so bang dein Gesicht? —
Siehst, Vater, du den Erlkönig nicht?
Den Erlenkönig mit Kron’ und Schweif? —
Mein Sohn, es ist ein Nebelstreif. —

„Du liebes Kind, komm, geh mit mir!
Gar schöne Spiele spiel’ ich mit dir;
Manch’ bunte Blumen sind an dem Strand,
Meine Mutter hat manch gülden Gewand.“ —

Mein Vater, mein Vater, und hörest du nicht,
Was Erlenkönig mir leise verspricht? —
Sei ruhig, bleibe ruhig, mein Kind;
In dürren Blättern säuselt der Wind. —

„Willst, feiner Knabe, du mit mir gehn?
Meine Töchter sollen dich warten schön;
Meine Töchter führen den nächtlichen Reihn
Und wiegen und tanzen und singen dich ein.“ —

Mein Vater, mein Vater, und siehst du nicht dort
Erlkönigs Töchter am düstern Ort? —
Mein Sohn, mein Sohn, ich seh’ es genau:
Es scheinen die alten Weiden so grau. —

„Ich liebe dich, mich reizt deine schöne Gestalt;
Und bist du nicht willig, so brauch’ ich Gewalt.“ —
Mein Vater, mein Vater, jetzt faßt er mich an!
Erlkönig hat mir ein Leids getan! —

Dem Vater grauset’s; er reitet geschwind,
Er hält in Armen das ächzende Kind,
Erreicht den Hof mit Mühe und Not;
In seinen Armen das Kind war tot.

Bản tiếng Anh:

Erl King 


Johann Wolfgang von Goethe (1749-1832)

Who's riding so late where winds blow wild
It is the father grasping his child;
He holds the boy embraced in his arm,
He clasps him snugly, he keeps him warm.

"My son, why cover your face in such fear?"
"You see the elf-king, father? He's near!
The king of the elves with crown and train!"
"My son, the mist is on the plain."

'Sweet lad, o come and join me, do!
Such pretty games I will play with you;
On the shore gay flowers their color unfold,
My mother has many garments of gold.'

"My father, my father, and can you not hear
The promise the elf-king breathes in my ear?"
"Be calm, stay calm, my child, lie low:
In withered leaves the night-winds blow."

'Will you, sweet lad, come along with me?
My daughters shall care for you tenderly;
In the night my daughters their revelry keep,
They'll rock you and dance you and sing you to sleep.'

"My father, my father, o can you not trace
The elf-king's daughters in that gloomy place?"
"My son, my son, I see it clear
How grey the ancient willows appear."

'I love you, your comeliness charms me, my boy!
And if you're not willing, my force I'll employ.'
"Now father, now father, he's seizing my arm.
Elf-king has done me a cruel harm."

The father shudders, his ride is wild,
In his arms he's holding the groaning child,
Reaches the court with toil and dread. -
The child he held in his arms was dead.
 

translation by Edwin Zeydel, 1955

Chú thích của người dịch
:

Vua Trằn (Erlkönig) là một ballad được Johann Wolfgang von Goethe viết năm 1782. Bài thơ thuộc về những tác phẩm quen thuộc nhất của ông được Franz Schubert và Carl Loewe phổ nhạc.

Chất liệu bài ballad có nguồn gốc Đan Mạch, nguyên văn Ellerkonge, nghĩa là „Vua của đám quỷ rừng“, ma quỉ xuất hiện nhiều trong thần thoại Bắc Âu. Ban đầu bài ballad được Johann Gottfried Herder dịch sang tiếng Đức. Khái niệm Erlkönig (Vua Trằn) được cho là xuất hiện từ việc dịch sai nghĩa chữ Eller (Erle) là „cây trăn“, phối hợp với chữ „vua“ (König). Trong các nguồn tài liệu, người dịch được biết bài thơ ballad được nhắc tới với tiêu đề Chúa Rừng, tuy nhiên sau nhiều cân nhắc giữ lại tiêu đề Vua Trằn lựa chọn.

Bài đăng trên talawas

Tranh của Rembrandt Harmenszoon van Rijn (1606-1669): Họa sĩ Hà Lan, đại diện quan trọng nổi tiếng nhất của thời Barock.

Thứ Bảy, 23 tháng 1, 2016

Thơ của Enzensberger có ra gì?

Marcel Reich-Ranicki  
 
Tranh của © Franz Kline (1910-1962) họa sĩ Mỹ

Ông có cho rằng Hans Magnus Enzensberger(1) là một nhà thơ viết tốt? Hay là một nhà tiểu luận cơ chừng đi lạc vào thơ? Marcel Reich-Ranicki (2) đưa ra câu trả lời - và trước tiên ông kể về một sự chuyện xảy ra vào năm 1961 (FAZ).

Reich-Ranicki: Cuộc họp lần thứ 23 của nhóm 47 (3) xảy ra tháng Mười năm 1961 trong lâu đài thợ săn Göhrde vùng Lüneburger Heide. Những cuộc họp mặt trước đó của nhóm này, một liên hiệp nhà văn Đức quan trọng và độc sáng nhất sau 1945, đã có một tiếng vang mạnh mẽ. Người nhận giải cuối cùng vào năm 1958 là chàng Günter Grass (4) trẻ cho đến khi đó hầu như không ai biết và thời gian qua gần như nổi tiếng khắp thế giới.

Như xì xào đồn đại, tại lâu đài Göhrede người ta sẽ lại được nghe sự nổi đình nổi đám. Cái gì mới được cơ chứ? Thực ra chỉ có một buổi đọc sách nào đó không ăn nhập chương trình. Một tác giả tên tuổi, theo đồn đoán, sẽ trình bày một tác phẩm sân khấu, một vở hài kịch. Vở hài kịch ư, hiển nhiên sẽ lại dở thôi như phần lớn các vở hài kịch Đức nói chung.

Mãi lúc tới tận nơi tận chốn người ta mới được biết vị trưởng nhóm Hans Werner Richter, người tổ chức tài ba đã lên kế hoạch ra sao: Chàng trai trẻ Hans Magnus Enzensberger, trong vòng hai năm qua đã nhanh chóng được công nhận bằng hai tập thơ („Sự tự vệ của chó sói“ và „Ngôn ngữ đồng quê“) và sau đó với một cuốn tiểu luận („Chi tiết“) gần như đã làm công luận Đức choáng váng, chí ít là choáng ngợp, đã muốn thử thách mình với ngòi bút viết kịch trước các vị trưởng lão nghiêm khắc của nhóm 47.

Mọi sự bắt đầu rất kỳ cục: Tất cả mọi người bị áp vào nhà kho chứa rơm, Enzensberger bị đẩy lên một cái bục lè tè. Mọi thính giả được phép thả mình thoải mái trên rơm. Sau một giờ giải lao hào hứng bắt đầu: Enzensberger đọc chậm và nhấn nhá. Không khí im lặng, khỏi phải nói là trọng thể. Gì thì gì không khí khá là trang nghiêm.

Hans Werner Richter(5) quan sát cử tọa hơi có chút nghi ngại, hơn nữa nhìn vào Franz Joseph Schneider(6) nay đã mất, khi ông này đang nằm trên một cái đệm bơm hơi mang theo. Lão Schneider này tuy là một tác giả yếu, nhưng lại được đánh giá cao vì hai lý do: Thứ nhất lão ta có uy-mua, và thứ hai là cứ thư thoảng trong một hãng quảng cáo, tôi nghĩ là hãng Mỹ, nơi lão ta làm việc, lão lại cất công tổ chức quyên góp được ít tiền cho nhóm 47. Richter biết rằng, cái tay Schneider này sinh ra đã có ngón nghề chòng ghẹo, cái thứ thật không phương hại gì đến chúng tôi trong những ngày họp của nhóm 47.

Đột nhiên đúng trong buổi đọc, một tiếng nổ to làm chúng tôi giật mình. Franz Joseph Schneider đã xì hơi ra từ cái đệm bơm không khí của mình. Bởi chưng vẻ trọng thể vẻ như không phù hợp với ông. Richter, không phải là không sẵn lòng hoan nghênh sự cố này, ngay lập tức khoát tay ra hiệu, mọi người cần trở lại thái độ nghiêm túc. Enzensberger gật đầu cám ơn và lại đọc tiếp.

Tất cả đều lo sợ hoặc chờ đợi một vụ xì căng đan xảy ra. Bỗng nhiên Enzensberger cắt ngang buổi đọc, tôi nghĩ rằng giữa một câu dang dở. Ông ấy nói rất điềm tĩnh: „ Có cố công cũng vô bổ! Tôi đã đọc hơn một nửa tiếng rồi. Lẽ ra phải là một hài kịch. Nhưng mà chưa thấy ai cười cả. Ta dừng ở đây thôi“. Im ắng trở lại, đó là một bầu im lặng của tinh thần kính trọng.

Richter hỏi có ai muốn nói chút gì không. Rồi Wolfgang Hildesheimer (7), chơi thân với Enzensberger đã giơ tay, và nếu như tôi nhớ không lầm, đã bình tĩnh giải thích rằng vở hài kịch này viết dưới ảnh hưởng của vở ca kịch „Đồng ba xu“ (của Bertolt Brecht - ND) và hoàn toàn hỏng kiểu. Tất cả mọi sự vẫn bình thường tiếp diễn. Vở hài kịch này chưa bao giờ được in và thậm chí chưa bao giờ được diễn. Tôi đã quên mất tên vở.

Kể từ dạo đó nhiều thời gian qua đi. Thời gian qua Hans Magnus Enzensberger đã lên lão 80 tuổi. Ông ấy sẽ còn viết vài thứ nữa, với một số người trong chúng ta đây ông sẽ còn đem lại một sự bất ngờ. Nhưng tuy thế tác phẩm của cuộc đời ông ngay bây giờ đã cho ta nhìn bao quát. Ngắn gọn và súc tích: Ông không là nhà soạn kịch, tương tự như thế, ông ấy không là nhà viết tiểu thuyết.

Mà tuy thế nữ độc giả vùng Bremen muốn biết, tôi có coi ông ấy là một thi tài chăng? Đây là câu trả lời của tôi: tôi coi ông ấy, trong các nhà thơ của giọng lưỡi Đức đang còn sống, là một trong những nhà thơ thượng thặng nhất. Và với tư cách nhà viết tiểu luận ông ấy là một trong những cây bút trí thức nhất, xuất sắc nhất. Trong những vần thơ hay trong văn xuôi tiểu luận – ông ấy là một nhà phong cách tuyệt vời với nhãn quan sắc bén nhìn vào những hiện tượng khác biệt nhất của tinh thần thời đại. Ông ấy thuộc về số ít tác giả đã có khả năng ghi dấu ấn lên văn học Đức sau 1945.

© Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức
Nguồn: FAZ

Chú thích của người dịch:

(1) Hans Magnus Enzensberger (sinh năm 1929): Nhà thơ, nhà văn, nhà xuất bản, dịch giả và biên tập viên Đức * Nghiên cứu Ngữ văn, Ngôn ngữ và Triết học * Tham gia vào Nhóm 47* Nhận các Giải thưởng Phê bình Đức (1962), Giải thưởng Georg-Büchner (1963), Giải thưởng Heinrich-Böll (1985), Giải thưởng Heinrich-Heine (1998) và Premio d’Annunzio (2006) cho toàn bộ tác phẩm. Ông thuộc về những nhà thơ và nhà tiểu luận hàng đầu của nước Đức sau chiến tranh. Ghi dấu ấn vào các cuộc thảo luận chính trị của những năm 60, cũng như Günter Gras và Jürgen Habermas, tiếng nói của ông luôn gây được tiếng vang ngoài phạm vi nước Đức.

(2) Marcel Reich- Ranicki (1920 – 2013): Nhà phê bình văn học, nhà trước tác có ảnh hưởng lớn nhất đương đại trong khu vực nói tiếng Đức, người được tôn vinh là Giáo hòang văn học.

(3) Nhóm 47: Tập hợp nổi tiếng gồm các nhà văn nhà thơ Tây và Đông Đức hậu chiến thường xuyên gặp gỡ họp mặt trong khoảng thời gian 1947-1967

(4) Günter Grass (sinh năm 1927): Nhà văn, họa sĩ, nhà điêu khắc và đồ họa. Giải thưởng Nobel văn chương năm 1999.

(5) Hans Werner Richter (1908-1993): Nhà văn Đức, người sáng lập ra nhóm 47.

(6) Franz Joseph Schneider (1912-1984): Nhà văn nhà báo Đức, người tài trợ giải thưởng văn chương của nhóm 47 nổi tiếng thế giới. Ông không nhiều tài năng, tên tuổi đi vào văn học sử như một người khuyến khích cho văn chương phát triển.

(7) Wolfgang Hildesheimer (1916-1991): Nhà văn và họa sĩ Đức, nổi tiếng vì những tác phẩm kịch.

Tranh của Franz Kline (1910-1962) họa sĩ Mỹ, thuộc về những đại diện dẫn đầu của phái họa Biểu hiện Trừu tượng.

Chủ Nhật, 17 tháng 1, 2016

Như mục tử ào cơn gió đuổi

Rainer Maria Rilke (1875-1926) 


Tranh Franz Marc (1880 - 1916): Họa sĩ của phái Biểu hiện Đức

Như mục tử ào cơn gió đuổi
trong rừng đông đàn tuyết lồng bay
Đôi cây thông dự cảm điều thành tựu
nên ánh thiêng và sùng đạo mai ngày
và nghe ngóng. Chúng vươn cành
sẵn sàng hướng những con đường trắng
và đương đầu gió táp
và lớn lên đón một đêm Huyền Diệu.

© Phạm Kỳ Đăng dịch
từ nguyên tác tiếng Đức:

Es treibt der Wind im Winterwalde

Rainer Maria Rilke (1875-1926)

Es treibt der Wind im Winterwalde
die Flockenherde wie ein Hirt
und manche Tanne ahnt wie balde
sie fromm und lichterheilig wird;
und lauscht hinaus. Den weißen Wegen
streckt sie die Zweige hin – bereit
und wehrt dem Wind und wächst entgegen
der einen Nacht der Herrlichkeit.

Bản tiếng Anh:

The winds drive through the forests, running

Rainer Maria Rilke (1875-1926)

The winds drive through the forests, running
like sheep the snowflakes row by row.
A conifer dreams of the coming
of piety and candle glow
and listens out. Then, toward a clearing
she opens up her branches' space
and fights the wind and keeps on nearing
that one night of exaltedness.


Chú thích của người dịch:

Rainer Maria Rilke (1875-1926): Nhà thơ, nhà văn, nhà tiểu luận và dịch giả, ông thuộc về những thi sĩ quan trọng nhất của văn chương tiếng Đức.

 

Con chó nằm trên tuyết - Tranh của Franz Marc (1880 - 1916): Họa sĩ, nhà đồ họa của Chủ nghĩa Biểu hiện Đức.

Thứ Tư, 13 tháng 1, 2016

Những màn trò mãn nhãn

Năm hết Tết đến mang niềm vui cho mọi người, Phóng viên Vỉa Hè khi điểm lại các sự kiện trong năm bằng vài ba câu chuyện vẫn ghi nhớ trong đầu lời dặn của đồng chí Tổng bí thư „nhìn nhận sự việc bình tĩnh, tỉnh táo, khách quan" và tất nhiên là trong tinh thần "biện chứng“.

1.Bà vợ phó ban tuyên giáo thành ủy Phan Đăng Long sờ đầu chồng kinh hãi kêu lên: „ Eo ôi! Anh chui ở đâu ra đầu ướt nhèm nước đái chó thế này“. Long nói: „-Anh vừa chơi đùa với chó nhà hàng xóm!“.
-„ Thế thì cũng không sao ướt được! Gãi vào bướm nó rồi đội lên đầu à“- Vợ lại khảo.
- Không, anh giả làm cái gốc cây!- Long trả lời.



Tranh ©Toulose Lautrec (1864-1901), họa sĩ Pháp

2. Các nhà báo chụp ảnh đồng chí Phó chủ tịch hội nhà báo Hà Minh Huệ đến thăm một gia đình nông dân chăn nuôi giỏi, chụp được tấm ảnh đồng chí Huệ đứng bên đàn lợn minh họa cho bài viết tiêu đề „ Đồng chí Hà Minh Huệ bên đàn lợn nái“ đăng báo Nhân Dân.

Thứ trưởng Trương Minh Tuấn gọi điện đến bảo để tiêu đề thế là không ổn, phản động dễ xuyên tạc chống phá lắm, phải sửa lại là „Đồng chí Hà Minh Huệ giữa đàn lợn“.
Nghe Tuấn báo cáo, bộ trưởng Bộ thông tin và truyền thông Nguyễn Bắc Son gắt lên:“ Sẽ có vấn đề với kiểm duyệt, ông Huynh ông ấy đập chết. Tôi yêu cầu đổi lại tít (title) thành „Thứ năm từ bên trái: Hà Minh Huệ!“



3. Chủ tịch Trương Tấn Sang hào hứng: " Có thế chứ ngày mai trời lại sáng! Tôi càng sớm nhận ra đồng chí Hà Minh Huệ trên báo Nhân Dân!"



4. Giường chõng trung ương rung lên bần bật, khi đồng chí Tổng biên tập VietnamNet Phạm Anh Tuấn khởi xướng vấn đề quản lý về mặt đạo đức.



5. Bắn ra khỏi giường, Hữu Thọ lầm bầm:" Mình già bằng tuổi ông nó, đang đau lòng quặn ruột, cái thằng nhà báo trẻ này nó lại bắt mình đu bay. Rụng mẹ nó cả cái hàm răng giả đồng chí Lưu Vân Sơn (trưởng ban tuyên giáo Trung quốc) vừa mới biếu mình xong".



6. Một nhà báo lão thành lấy bút ghi vào sổ tay một nhận thức mới: „Khác biệt giữa báo chí và báo chí cách mạng cũng y như sự khác biệt giữa giấy và giấy chùi đít.

Và: „ Ta hình dung thế nào về bút pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa nhỉ: Nếu ai cầm cọ vẽ được đồng chí Lê Đức Anh, viên đại tướng hạ lệnh cấm nổ súng chống Tàu chiếm Gạc Ma khiến 64 chiến sĩ hy sinh, hai mắt sáng rực, hiên ngang tay phất cờ, tay vung gươm đứng trên mũi thuyền đánh tan quân Trung quốc chiếm lại được quần đảo Hoàng Sa, sẽ có trong tay tác phẩm kinh điển của hội họa hiện thực xã hội chủ nghĩa.“



7. Sự việc dùng Facebook nói xấu lãnh đạo đã khiến cả hệ thống chính trị vào cuộc. Nghe tin cô giáo Lê Thị Thùy Trang đang có mặt ở tiệm làm tóc, mọi người xì xào nói Vương Bình Thạnh là thằng mặt lợn, giám đốc công an tỉnh An Giang liền xộc vào, cốp còng số 8 xuống bàn:"- Thế nào? Chúng mày còn dám so sánh đồng chí Chủ tịch tỉnh với con lợn nữa không?". Tất cả im bặt, một người lí nhí:"Dạ, sợ lắm rồi ạ, từ nay tôi không dám thấy điều gì khác biệt nữa!".



8. Trung ương khẩn trương họp, một đồng chí thắc mắc, nói, Chủ tịch An Giang có bộ mặt không giống lợn, chỉ hao hao lợn luộc mà thôi.

Kết cục Trung ương đi đến nhận định, đồng chí Vương Bình Thạnh mặt cũng lại không giống lợn, chỉ giống mặt lợn muối là cùng.



9. Hôm xảy ra vụ cháy chợ Đồng Xuân (Berlin), có thằng bé cầm phone la lên:"Mẹ ơi cứu con, cái thang nó đổ vào người." Mẹ nó hốt hoảng:"- Chết! Cái thang của ông Huynh, ông ấy đang dạy Đu dây và Ảo thuật cho Việt kiều yêu nước! Bảo ông Huynh cứu". Thằng bé la to hơn:" Mẹ gọi cứu hỏa chứ ông Huynh đang treo trên cây kia kìa!"


10. Đinh Thế Huynh rơi huỵch xuống. Hai nhân viên cứu hỏa Đức đi tới, bảo nhau: "Nó dùng dây gói hàng đồ khô Trung quốc treo cổ, may mà không chết. Trong đám bán thuốc lá lậu tự tử, tớ chưa thấy ai già như lão này. Chắc hắn phải cỡ trùm".


11. Nhưng mà phải cứu!", viên cứu hỏa người Đức nói, đoạn cả hai bế Huynh đặt lên chiếc xe cút kít đẩy thẳng lên xe cứu hỏa, đóng cửa, hú còi." Trong khói mù mịt, bác hàng thịt người Việt hớt hải chạy ra chặn đầu xe:"- Các ông trả lại mau, không tôi kiện các ông ra tòa. Lò mổ vừa chuyển tới 20 con lợn đông đá, tôi nhận có 19, đúng các ông vừa ăn cắp 1 con rồi!"



12. Sáng nay tờ báo địa phương Berliner Lokalblatt đăng cáo phó lạ trên trang nhất: " Tại khu Trung tâm thương mại Đồng Xuân, một người Việt tên là DINH TEH HUYHN từ trên cây rơi xuống, phỏng đoán là trùm bán thuốc lá lậu treo cổ. Mặc dù được đưa vào bệnh viện Marzahn, các bác sĩ tận tình cứu chữa, nhưng thật đáng buồn, cho đến nay ông ta vẫn chưa chết."

Được lãnh đạo trung tâm thương mại cùng các nhà văn nhà báo yêu nước yêu CNXH ở Đồng Xuân Berlin tận tình chăm sóc, đồng chí Đinh Thế Huynh đã lại hồi phục, tập tễnh ra sân bay đón Tập Cận Bình.


13. Kế thừa truyền thống báo chí cách mạng, tờ Hương Việt đã nhận Bằng khen "vì thành tích xuất sắc trong công tác vận động quần chúng cộng đồng ở ngoài nước." Sau lễ trao Giải thưởng Nhà nước, có người túm lấy áo cô N văn công, nhà báo, biên tập viên Hương Việt, hỏi liên hoan ăn mừng tại tòa soạn đêm qua vui chứ. Cô N nói: " Buồn như trấu cắn, em mà tìm thấy cái quần thì em đã bỏ về từ trước lúc bế mạc rồi.


14. Nghe Đinh Thế Huynh cần cái chuồng gà, Hữu Thỉnh vác ngay cưa, đục, búa, rìu của Hội Nhà Văn sang nhà Huynh, cởi trần hì hụi cả buổi đóng xong chuồng. Cả hai lùa đàn gà nhà Huynh vào nhốt rất cẩn thận. Lúc nhá nhem, Thỉnh nhận cái phong bì nhẹ bẫng, về mở ra chỉ thấy mảnh giấy ghi:“ Gửi người đồng chí, cán bộ cốt cán đã lĩnh lương cần gì đến tiền thưởng“.


Mấy hôm sau Huynh mở chuồng, gà mất sạch không còn con nào. Trong chuồng treo mảnh giấy: „Gửi đồng chí người đầy tớ tận tâm, đã phục vụ nhân dân thì cũng chẳng cần gà!“.



15. Huynh nổi đóa, lệnh cho Thỉnh mở Đại hội để kiểm tra sĩ số. Nhân thể Thỉnh xúi gạch tên 9 người theo Thỉnh là không đạt chuẩn. Hai mươi nhà văn đáng kính trọng tuyên bố bỏ Hội, số nhà văn hội viên còn lại đứng xếp hàng nghe Thỉnh điểm danh đến tên mình xong, liền hóa thành gà chui ngay vào chuồng, gà gật nghe hai chủ soái của phái thơ Cungcuism (Cúng cụ) và Dulichism (Du lịch) là Hữu Thỉnh và Nguyễn Quang Thiều ngâm vịnh.



16. Thỉnh hắng giọng ngâm sang sảng " Năm anh em trên một chiếc xe tăng/ Như năm bông hoa nở cùng một cội/ Như năm ngón tay chung một bàn tay", liếc nhìn bụng bảo dạ " *éo mẹ có phải chiếc xe tăng Trung quốc đâu, dễ chen chúc hơn 500 đứa chứ chả chơi". Liền quát:"Thiều! Chú mang cho anh cái đèn pin ra đây!“


Thiều lập cập bê cái đèn pin Trung quốc soi lướt qua lưng Hữu Thỉnh, soi đến đâu nhà thơ này mọc đủ lông cánh, ra ngay con gà trống oai phong.



17. Gà trống Hữu Thỉnh hết vào chuồng rồi lại ra, đạp mái hết con này đến con khác. Mỗi lần qua mặt Đông La cầm đơn khiếu nại đứng cửa chuồng, Thỉnh lại nhổ một cái lông cánh của Đông La.

 

18. Cứ mười lần như thế, đau không chịu nổi Đông La hét toáng lên: " Sao đồng chí lại vặt lông tôi?".
Nhìn sâu vào mắt Đông La, Hữu Thỉnh thủ thỉ:“ Anh muốn thấy em sexy cởi truồng trên bàn thờ, mới sướng!“



19. Đông La bất mãn, bứa đã lâu, tự dưng bủn rủn chân tay, nghĩ phận mình làm gà cúng bèn rỏ nước mắt: " Đừng bắt em chết! Thôi thì anh cho em điếu đóm, hoặc đứng cầm cu cho anh đái, cũng được."
Thỉnh cười ngất: “ Điếu đóm cho anh cũng phải cỡ đỉnh cao thơ tâm linh như Hoàng Quang Thuận!“
 

"Khối đứa còn chờ cầm cu cho anh đái, đâu đến lượt mày!“. Hữu Thỉnh nói đến đó, một con gà trống nhảy ra ưỡn ngực vỗ cánh phành phạch:
„Ùa úa ua!
Ua! Hai lần thiên tài!
Nhìn ra là anh Kê Muối.


20. Đang ngủ trưa trên sập rồng, cựu Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh giật mình vì tiếng gáy. Mạnh làu bàu:
- Gáy rõ to lại còn ngọng nữa. Hừm, con gà lại cái nào gáy qua lỗ đít thế. Bảo vệ đâu, bắn chết nó đi!



21. Anh bảo vệ người dân tộc vớ lấy cái súng kíp, nhằm Đông La và Kê Muối nổ hai phát liền.
Hai con tập tễnh chạy đi. Chàng cảnh vệ lẩm bẩm: „Súng kíp mua ở Bằng Tường, chẳng lẽ đồ nhái Trung quốc hay sao? Mình bắn trúng rõ ràng, thế đéo nào mà hai con gà pê đê chúng nó chỉ què!“


22. Đợi cho thiên hạ hết nghị luận về tập thơ được giải, Thiều giật đèn pin soi vào cô gà mái có phần ủ rũ: " - Đáng tiếc thật. Linh lợi như em, giá viết theo kiểu của anh thì một năm chắc ra được 12 tập, đã năng suất lại an toàn!". Con gà mái kêu: "Tóc !Tóc". Thiều bảo:" Vướng mắc để anh xử lý nội bộ, kẻo ảnh hưởng tới uy tín của cường quốc thơ!"

Đồng chí Phó chủ tịch nhận định: "Là cường quốc thơ, ta có thể mở Viện Nguyễn Du khắp nơi trên thế giới, nhằm mục đích dịch và phổ biến thơ Nguyễn Quang Thiều cho ngang tầm thời đại!"


23. Hải quân Mỹ thích tập trận với Lực lượng vũ trang Việt Nam hơn bèn đem 1 chiến hạm ra thử cùng hai danh tướng. Cứ thấy đồng chí Vịnh (Nguyễn Chí) loay hoay tháo định vị của họ ra và gắn vào cái la bàn Trung quốc kim hướng về duy nhất phương Bắc. Còn đồng chí Ca (Đỗ Hữu) vác cả dầm chèo và thuyền nan lên đòi tái hiện trận đánh đẹp, có thể viết thành sách.


24. Trong đoàn xiếc quốc gia Bốn mươi năm CHXHCN Việt Nam vẫn cứ là đồng chí Đinh Thế Huynh - trưởng môn Ảo thuật – một bậc diễn viên kỳ tài. Mời Vũ Đức Đam và Trần Nhật Quang ra sân khấu đứng xoay lưng áp vào nhau, Huynh hua chụp lên đầu hai đồng chí cái váy của Giang Thanh (do Lê Hồng Anh lấy trộm ở Bắc Kinh về) hô "biến", liền ra ngay một bó rơm. Một con trâu ngoác mõm nhai bó rơm, vài phút sau từ lỗ đít trâu chui ra Hồ Quang Lợi.

Quần ống thấp ống cao bộ dạng hề gậy, trưởng môn Tung hứng Nguyễn Sinh Hùng hai tay giữ sào, đùng đùng lắc mông trên chiếc xe đạp một bánh di chuyển trên cáp treo. Đạp đến giữa vòm, đồng chí sang tay, rút tuột từ cạp quần ra Hiến pháp nước CHXHCN Việt nam 2013 đặt lên mông cứ vẩy tung lên, lại bắt lấy.

 

25. Trưởng môn Đu dây Nguyễn Phú Trọng ngồi cánh gà sợ hãi nhìn lên, chắp tay khấn:“ Trời ơi! Văn kiện quan trọng chỉ sau Cương lĩnh Đảng có biết không“.

Bỗng Hùng rớt sào chới với.
-„Cứu lấy đồng chí ấy!“ Nguyễn Phú Trọng kêu lên.
Đinh Thế Huynh và Hồ Quang Lợi giật mình. Cả hai giật mạnh tấm lưới bảo hộ chụp lấy Hùng.
Từ trên cao rơi uỵch xuống cả bịch lưới.
Dưới đất chỏng vó ra là một con lợn Bắc Kinh.


26. Bà Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan ở gần rạp xiếc. Vừa đi múa cột về nhà, nghe tiếng lợn eng éc, bà hớn hở nói với mấy bà, mấy cô cùng câu lạc bộ múa:
-„ Trung ương mình thật giỏi! Mấy năm liền toàn nhập thịt lợn tiêm thuốc tăng trọng Trung quốc. Tết này có thịt lợn sạch ăn rồi!“



27. Ban tổ chức Liên hoan bia quốc tế nghe tăm tiếng lẫy lừng truyền thống xiếc, họ đánh điện mời một đoàn khác chính là đoàn xiếc Bốn Tốt nổi tiếng của Quân đội NDVN đến biểu diễn. Họ nhận được thông báo đoàn xiếc này không đi được hẹn dịp khác vì giám đốc Nguyễn Chí Vịnh đang bận. Anh Chí, thuộc lò xiếc khỉ của đồng chí Tổng bí thư, đang được giám đốc đoàn xiếc Tàu Tôn Kiến Quốc truyền thụ cho tiết mục Đánh bắt trên bờ.


 
28. Thủ tướng ngồi gác cả chân lên đùi vợ. Đồng chí nhắm mắt mơ màng: “ -Dạo xưa anh làm y tá luồn rừng, nay thiếu gì kinh nghiệm viết sách về đu dây ở tầm vĩ mô quốc tế. Bác Hồ lại cho ta độc quyền quản lý báo chí, tiền nhuận bút rủng rỉnh, em ơi chúng mình tha hồ lên tiên!”



29. Ông cứ ra lệnh tái bản cho nhiều vào mà lấy nhuận bút! Học tập Bác mà, đố thằng nào dám ho he." Bà Dũng bảo.
Thủ tướng vỗ đùi: „- Em nói chí phải !“
Đồng chí vừa họp với bên công an về, vỗ ngay vào cái dùi cui mini thủ trong túi quần.



30. Bà Dũng nhảy lên nhăn nhó:-„ Ối giời ôi! Năm thằng Trọng đòi kỷ luật ông, tôi mò quần ông suốt cả đêm chẳng thấy. Nay ông đi công tác bên Tây mua cái thuốc của nợ viagra về, mới sáng ra đã dựng lên như cái ống thổi lửa. Dùng vừa vừa thôi. Ông đâm vào đùi, rách mất cả cái quần hoa Trung quốc của người ta!“

Bức xúc quá, đồng chí bịt mũi quay mặt sang bên rủa thầm: "- Cái quần rách mà cứ làm như cái màng trinh không bằng. Cả như cái mạng liên kết trí thức phản biện ông đây cũng đâm toạc. Ông giải thể cả viện IDS và những loại Think tank này nọ, nay cùng lắm ông cho vá lại là xong, khó gì!"



31. Bị sốt, một lần bà Thứ trưởng Nguyễn Thị Minh đến ông bác sĩ rất được bà Tiến tín nhiệm tên là Lương Tâm Mùi khám. Kể về bệnh tình xong nằm lên giường, bỗng bà ngoảnh lại : „"Bác sĩ ơi, sao lại đưa vào đó, đây có phải là hậu môn em đâu“.
- „Thì đây cũng đâu có phải cái nhiệt kế“. Bác sĩ Mùi nói. Phải công nhận bác sĩ Mùi tài.


32. Hôm qua dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của bà Phó Chủ tịch nước, hoa khôi Trung ương Nguyễn Thị Kim Tiến đã tổ chức thành công và công bố kết quả cuộc thi hoa hậu của Bộ Chính trị với những kết quả không khác sự chờ đợi của nhân dân: 1) Bà Nguyễn Tấn Dũng đoạt ngôi Kinh tế hậu. 2) Bà Nguyễn Sinh Hùng lên ngôi Dân chủ hậu. 3) Bà Trương Tấn Sang đoạt vương miện Điều hành hậu và bà Nguyễn Phú Trọng kiêm nhiệm mọi ngôi xứng danh Tụt hậu.


 
33. Miễn trình diễn bikini cho các bà lớn, thay vào đó là ứng xử hiểu biết. Hoa khôi Trung ương Nguyễn Thị Kim Tiến nêu câu hỏi. "Hoàng Sa nằm ở đâu, gần Đà Nẵng hay gần đảo Hải Nam". Bà Nguyễn Phú Trọng nhanh nhẩu:" Ở Vịnh Bắc Bộ gần nhà tôi, thì cũng quanh đâu đó trên biển Đông thôi mà".



34. Sau cuộc thi Hoa hậu Bộ Chính trị hôm qua, con trai đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng gãi đầu hỏi bố - nhà lý luận biện chứng thiên tài của Đảng ta:“ Thế nào là khác biệt giữa Lý thuyết và Thực tiễn hả bố“. Trọng nắm tay cậu thái tử kéo đến chỗ cô con gái hỏi: „Thế con có sẵn sàng ngủ với đại gia nào với giá 100 triệu Dollars không?“. Con gái đồng chí nói: “-Tại sao không? Con mua thêm được nhà lầu xe hơi, thừa vãi“. Trọng giận đỏ tía tai, kéo cậu thái tử đến chỗ bà vợ, nhắc lại đúng câu hỏi đó. Bà Trọng thủng thẳng: „Tất nhiên rồi, thời thế có đổi thay, vợ chồng ta vẫn cả đời phú quí“. Bức xúc quá, Tổng bí thư dẫn con trai vào bếp, ấn anh này ngồi xuống ghế nói: „Thằng ngu hiểu chưa? Về Lý thuyết mình là triệu phú Dollar, nhưng xét về Thực tiễn chúng ta có hai con đĩ trong nhà!“



Tranh Toulose Lautrec (Henri Marie Raymond de Toulouse-Lautrec-Monfa, 1864-1901) họa sĩ, nhà đồ họa người Pháp


©Phóng viên Vỉa Hè – 2015

Thứ Bảy, 9 tháng 1, 2016

Một lần nữa anh lại muốn được trông

Rainer Maria Rilke (1875 – 1926)


Tranh của © Emil Nolde (1867-1956): Họa sĩ Biểu hiện Đức


Một lần anh lại muốn được trông
công viên với những đường bồ đề cũ,
với người êm tiếng nhất của muôn thiếu phụ
sánh bước đi tới hồ nước thánh thần

Điệu phô trương, những con thiên nga óng ngần
nhẹ lướt nước phẳng phiu lấp loáng
Từ đáy sâu những bông hồng ló dạng
như huyền thoại về một thành phố đắm chìm.

Và chỉ riêng chúng ta trong vườn ấy
trong đó hoa tựa những trẻ thơ
Ta mỉm cười, nghe lắng và đợi chờ
và không tự hỏi mình, ai đó...

© Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức

Einmal möcht ich dich wiederschauen

Rainer Maria Rilke (1875 – 1926)

Einmal möcht ich dich wiederschauen,
Park, mit den alten Lindenalleen,
und mit der leisesten aller Frauen
zu dem heiligen Weiher gehn.

Schimmernde Schwäne in prahlenden Posen
gleiten leise auf glänzendem Glatt,
aus der Tiefe tauchen die Rosen
wie Sagen einer versunkenen Stadt.

Und wir sind ganz allein im Garten,
drin die Blumen wie Kinder stehn,
und wir lächeln und lauschen und warten,
und wir fragen uns nicht, auf wen ...

Chú thích của người dịch:

Rainer Maria Rilke (1875-1926): Nhà thơ, nhà văn, nhà tiểu luận và dịch giả, ông thuộc về những thi sĩ quan trọng nhất của văn chương tiếng Đức.

Tranh của Emil Nolde (1867-1956): Họa sĩ hàng đầu của Chủ nghĩa Biểu hiện (Expressionism) Đức, còn được biết tới như một họa sĩ vẽ thuốc nước bậc thầy.

Thứ Ba, 5 tháng 1, 2016

Truy nã blogger và những màn tuồng nước sốt - về tự do báo chí ở Việt Nam

Christian Bartels


©Tranh của Willem de Kooning (1904-1997): Họa sĩ Mỹ

Internet có khắp nơi ở thủ đô Việt Nam, nhưng hầu như không trong một nhà nước nào khác blogger sống phải đương đầu với hiểm nguy như vậy. Nhận lời mời của Bộ Ngoại giao và của Viện Gớt, Christian Bartels đã đến dự Đối thoại Truyền thông Việt – Đức tại Hà Nội. Một bài báo cáo từ một đất nước đứng giữa biến đổi truyền thông, khủng hoảng báo chí và độc quyền ngôn luận của nhà nước.

Ai tìm Việt Nam trên danh sách xếp hạng tự do báo chí của Phóng viên không biên giới, phải cuộn nút chuột sâu xuống dưới. Việt Nam đứng thứ 172 trong số 179 quốc gia và thậm chí được tính vào nhóm, „kẻ thù của Internet“. Dựa theo danh sách công dân mạng bị giam cầm thường xuyên được cập nhật, tại Việt Nam 35 blogger đang ngồi tù, chỉ có tại Trung quốc, số đó nhiều hơn.

Internet lại có mặt khắp nơi tại Việt Nam. Trên đường phố Hà Nội treo hàng đống dây cáp điện, nhưng cũng cả dây cáp quang nối internet. Có thể dùng W-LAN và thẻ SIM khắp nơi, máy dùng internet cầm tay hiện diện khắp chốn. Mặc dù thế vẫn có tường trình về sự bắt bớ, truy nã blogger mang tính nghiêm trọng. Cách đây mới hai tuần, blogger Lê Quốc Quân người công giáo, hoạt động vì nhân quyền đã bị xử tù bằng bản án tước quyền tự do dài hạn.

Cũng do là nhà nước cộng sản không kiểm soát được internet, như đã làm được đối với các phương tiện truyền thống. Các phương tiện khác chịu quy định ngặt nghèo, các cộng tác viên phải qua những quy trình tuyển lựa dày đặc. Toàn bộ báo chí thuộc về các cơ quan của nhà nước độc đảng, đảng cộng sản với các hiệp hội và các bộ. Một người tham gia cuộc Đối thoại truyền thông Việt – Đức tổ chức tại Viện Gớt đã tóm tắt hệ thống này như sau: Không một ai được phép nói xấu về Cha mình, tức là thiết chế đã đẻ ra Truyền thông riêng của mình. Nhưng có thể phê bình người Chú là những cơ quan khác. Nhưng về người Ông – tức là ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước – thì cấm chỉ không một ai lại được nói điều gì tồi tệ.

Quảng cáo len lỏi cả ở lễ truy điệu


Có hai khuynh hướng phát triển tăng cường gây áp lực lên bộ mặt truyền thông: internet và sự xóa bỏ trợ cấp. Nhà nước Việt Nam không có khả năng về mắt kỹ thuật của Trung quốc nhắm ngăn chặn toàn bộ cơ cấu hạ tầng mạng. Kiểm duyệt mạng tuy thế vẫn xảy ra, có điều là theo kiểu truy tầm. Thế là các blogger đưa những nội dung mới tới công luận online càng ngày càng rộng mở. Vì khuynh hướng phát triển thứ hai, những phương tiện truyền thông cổ điển đã phải phản ứng: kể từ cải cách kinh tế từ cuối những năm 80, các phương tiện này không còn được trợ cấp toàn bộ nữa mà tăng cường hơn phải tự kinh phí lấy thông qua thị trường. Vì sự đặt mua báo dài hạn không đóng vai trò đáng kể tại Việt Nam, sự kinh phí thường qua quảng cáo, từ đó báo chí kiếm tới 90% nguồn thu nhập.

Nhưng ở Việt Nam, mua báo cũng giảm dần, sự thi đua giành quảng cáo và sự chú trọng cũng chuyển dần vào mạng. Để sống còn, các báo túm lấy mọi phương tiện: Khách hàng thuê quảng cáo trả nhiều hơn, để nội dung quảng cáo của họ được lưu ý không phải vào mục chào hàng, như cuộc Đối thoại Truyền thông nêu ra. Ngay cả trong các tường thuật online về cái chết của đại tướng Võ Nguyên Giáp người đã dẫn Việt Nam qua hai cuộc chiến chống Pháp và chống Mỹ, người tham gia hội thảo đã phát hiện ra quảng cáo lộ liễu cho một thương hiệu ô tô xen vào.

Cái chết của người anh hùng dân tộc cũng đóng một vai trò vào đỉnh điểm của cuộc Đối thoại Truyền thông: sự xuất hiện của blogger Nguyễn Hữu Vinh đông đảo người biết đến. Người chủ của trang mạng Anh Ba Sàm đã đến không với tư cách người tham gia chính thức vì không muốn phương hại tới sự cho phép cấp bộ của cuộc hội thảo, mà đến với tư cách khách tham dự, ông đã đọc một tham luận xúc động. Cùng với các cộng sự sống lưu vong tại Mỹ chỉ quen biết qua mạng ảo, cứ 2h00 sáng ông lại đưa những nội dung mới lên trang web phi lợi nhuận của mình. Thí dụ về ông cho thấy sự thiếu hụt nơi phong cảnh truyền thông của nhà nước. Chỉ một giờ đồng hồ sau đã có thể đọc tin về cái chết của vị tướng trên Facebook, và muộn hơn chút nữa trên các blog. Nhưng mãi tận 20 tiếng đồng hồ sau đó lãnh đạo quân đội mới công bố cái chết – và báo chí nhà nước không được tường thuật gì cả, trước khi có lệnh.

Quả nhiên giả thiết xác thực rằng có sự mài giũa khá lâu điếu văn công khai cho ông Giáp. Suy cho cùng ở Việt Nam đều biết, vị tướng được tôn thờ đã công khai phê phán ban lãnh đạo nhà nước. „Chúng tôi có nhiều báo chí như thế, nhưng mà chỉ có một Tổng biên tập“. Với câu thành ngữ thường nghe thấy ở Việt Nam, Vinh giải thích thành tựu của blog ông làm. Nhiều người tham gia Đối thoại Truyền thông ngưỡng mộ sự can đảm của ông.

Những điều luật soạn thảo mù mờ là phương tiện trấn áp các blogger


Chủ đề về chính sách truyền thông hiện nóng bỏng nhất là một điều luật soạn thảo bầy nhầy, trong nội dung không rõ ràng của nó khiến người tham gia Đức, trong đó có blogger Marcus Beckedahl chuyên về chính sách mạng hồi tưởng tới Đạo luật bảo vệ năng suất của Đức. Trong thực tế Nghị định 72, bị chỉ trích cay nghiệt tại Việt Nam, lại có những hậu quả khác.

Được nói tới ở đây là một điều luật hiển nhiên có chủ ý soạn thảo mù mờ dành cho ấn bản mạng. Cái nghị định đằng nào cũng còn cần phải được soạn kèm những quy định thực hiện, chống lại những trang mạng „chỉ sống được nhờ những tin ăn cắp“, bà Nguyễn Thị Thanh Huyền người của Bộ Thông tin và Truyền thông giải thích.

Trong thực tế hiển nhiên nhiều nhà báo Việt Nam đã xác nhận nguyên tắc copy and paster được áp dụng thiếu cân nhắc vì hàng ngày truyền thông online cần phải in 200 bài và thậm chí không có những phương tiện để copy theo kịp tiến độ. Theo nghị định đó thì phải nêu nguồn tin và dẫn đường Link; những tờ báo điện tử không trích dẫn nội dung lạ ngoài phạm vi đó mà còn mời đọc tin riêng, thì không dính dáng, bà nhân viên bộ nói.

Tuy vậy sự diễn dịch vui vẻ này tỏ ra không dễ hiểu đối với tất cả. Hơn thế cốt lõi của vấn đề là thông qua một đạo luật soạn thảo mù mờ tạo áp lực chính trị vốn có tác dụng đối với các nhà báo in, lên cả các blogger nữa. Một diễn dịch mang tính khuyên nhủ, bởi vì blogger Lê Quốc Quân đã bị xử án không vì lý do phạm luật truyền thông, mà là vì tội trốn thuế. Với sự trợ giúp của các điều luật truyền thông vẻ như phi chính trị, trong tương lai những thứ đó sẽ hoạt động đơn giản hơn phục vụ cho nhà nước.

Tuy nhiên đối với tất cả những phê phán hợp lý người ta không được phép quên rằng cách đây 60 năm người Việt Nam phần lớn là người mù chữ và họ đã tiến hành cuộc chiến chống lại người Pháp, người Mỹ và người Trung quốc, ông Bùi Việt Hà của Học viện Báo chí thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội nói.

Tuồng nước sốt thay vì ô-pê-ra xà phòng


Trong thực tiễn, tự hào dân tộc là một cái kẹp giữ đất nước lại. Trong thế kỷ 20 không một đất nước nào khác đã phải tiến hành cuộc chiến trên lãnh thổ của mình như Việt Nam. Luôn còn những đụng độ biên giới dai dẳng với Trung quốc, một đề tài thường xuyên xuất hiện trên blog nhưng ở mức độ sâu rộng lại bị phương tiện truyền thông chính thống bịt miệng, để ngăn cản biến động xã hội.

Hầu như nhiều sự phát triển trong nhà nước độc đảng Việt Nam không cho phép so sánh với sự đa dạng về truyền thông đã trưởng thành tại nước Đức. Nhưng nhiều thứ lại sánh được. Hơn 85% các hộ gia đình bắt sóng vô tuyến ở Việt Nam. Ai trả tiền, nhận ngay được chương trình chất lượng HBO của Mỹ với những sê-ri được giải thưởng. Ai không trả tiền, được xem màn Casting-Show „Vietnam Idol“ hoặc là phim soap từ Hàn Quốc hay phim nhiều tập của Việt Nam, thay vì opera xà phòng nên được gọi là tuồng nước sốt: Diễn kéo dài hàng nhiều phút trong hậu cảnh, trong khi ở tiền cảnh có một chai tương ớt mà nhà sản xuất rõ ràng đã trả tiền cho điểm xuất hiện.

Trần Quang Huy, chịu trách nhiệm cho màn Talkschow y học, đã tổng kết cuộc Đối thoại truyền thông cho hãng Truyền hình Việt Nam Television của mình như sau: „ Chúng tôi phải giữ lấy mình, không thì chúng tôi sẽ chết cái chết đang đến gần như bây giờ ở ngành báo chí“. Thậm chí một số khuynh hướng phát triển có thể biến diễn nhanh hơn trong một đất nước Việt Nam trẻ về cấu trúc dân cư so với nước Đức.

© Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên bản tiếng Đức, nguyên văn „ Tự do báo chí ở Việt Nam: Truy nã blogger và những màn tuồng nước sốt“, đầu đề do ND đặt lại.

Nguồn: https://www.evangelisch.de/…/pressefreiheit-vietnam-blogger…

Chú thích của người dịch:

Christian Bartels: Nhà báo tự do, chuyên gia về các chủ đề Truyền thông và Tác giả của Blog „Altpapier“ (Giấy cũ) được trao giải thưởng.


Tranh của Willem de Kooning (1904-1997): Họa sĩ Mỹ gốc Hà Lan, đại diện của phái Biểu hiện trừu tượng, cùng họa sĩ Jackson Pollock đồng sáng lập Action Painting.

Thứ Sáu, 1 tháng 1, 2016

Nắng in dấu tích

Phạm Kỳ Đăng

Tranh của Jan Vermeer van Delft (1632-1675)

Là em, sau mưa mùa hạ
Mắt trong giọt đọng thơ ngây
Tiếng cười thương yêu lảnh lót
Ai đem ánh sáng vào đây

Nắng rót từ vòm cao vút -
Trái chuông âm sắc lạ kỳ
Thiết tha ngân lời thánh thót
Khởi từ háo hức ra đi

Như xưa em qua, ngõ phố
Bừng vui trần thế phục sinh
Dung nhan dịu dàng dung thứ
Trái tim e ấp bình minh.

Tình yêu nhớ riêng nguồn cội
Nhớ nhung bù đắp lạ chưa
Kìa trông: nắng trên đô hội
Mở lòng sau những cơn mưa

Lối xưa của lòng đô hội
Vòm trời chuông nắng y nguyên
Có em, nắng in dấu tích
Xuống trang sử sách lưu truyền.

© PKĐ 2015

Tranh của Jan Vermeer van Delft (1632-1675), họa sĩ Hà Lan

Làm gì đây với Pushkin

Marcel Reich-Ranicki        Mới đây ông hứa nói cho chúng tôi nghe ít nhiều về Pushkin và Chekhov. Chúng tôi chờ đấy. Heinz Bode từ Leipzig ...