Thứ Năm, 11 tháng 2, 2016

Kháng nghị chống lại nền dân chủ hành lang

Jürgen Habermas, Peter Bofinger và Julian Nida-Rümelin

Không có một sự đổi hướng chiến lược, liên minh tiền tệ sẽ không sống qua cơn bĩ cực. Cần một đường hướng mới định nghĩa lại vai trò của Âu châu trong khuôn khổ chính trị thế giới (Frankfurter Allgemeine Zeitung)


Tranh © của Gerhard Richter (sinh năm 1932) họa sĩ Đức


Cuộc khủng hoảng đồng Euro phản ánh sự thất bại của nền chính trị không có viễn cảnh tương lai. Chính phủ liên bang thiếu hẳn can đảm vượt qua khỏi Status quo (1) đã trở nên không cứu vãn nổi. Điều đó là nguyên nhân cho thấy bất chấp những chương trình cứu trợ sâu rộng và những cuộc gặp gỡ đỉnh cao vì khủng hoảng hầu như đếm không xuể, tình hình khu vực tiêu đồng Euro vẫn liên tục xấu đi trong hai năm qua.

Sau sự sụp đổ kinh tế, Hy Lạp có cơ bước ra khỏi đồng Euro, điều có thể liên quan với những phản ứng dây chuyền không thể lường trước được đối với các nước thành viên còn lại. Ý, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha sa vào một sự suy trầm nặng nề luôn tiếp tục gia tăng thất nghiệp.

Sự phát triển xét về trạng thái kinh tế không thuận lợi của các nước gặp vấn nạn gây căng thẳng tình trạng vốn dao động của các nhà băng và sự bất ổn gia tăng về tương lai của liên minh tiền tệ dẫn tới việc các nhà đầu tư ngày càng ít sẵn lòng mua lại khoản vay của những nước có vấn đề. Lãi suất gia tăng đối với các khoản vay của quốc gia, nhưng mà ngay cả tình trạng kinh tế ngày càng tồi đi, đối lại, gây rắc rối cho những quá trình ổn định vị thế đằng nào cũng không hề đơn giản.

Liên minh Âu châu có thể đảm lãnh chức năng tiền phong

Cơ bản có thể tìm nguyên nhân của sự suy tán tự gia tăng trong việc các chiến lược xử lý khủng hoảng đã không vượt qua được ngưỡng làm sâu thêm nền tảng những định chế của Âu châu. Sự thật hiển nhiên, rằng khủng hoảng trong nhiều năm qua không suy tính bất chấp các nỗ lực xử lý mang tính cải tổ vá víu chỉ gay cấn thêm hơn, cho thấy rõ sự thiếu vắng sức mạnh thu xếp bằng chính trị.

Sự biện hộ cho một bước hội nhập lớn tuy nhiên không những chỉ nảy sinh từ cuộc khủng hoảng thời sự của khu vực châu Âu, mà ở mức tương tự còn từ sự cần thiết tóm bắt trở lại quái thể của vũ trụ song hành ma quỉ do các nhà băng đầu tư và các công quĩ bên cạnh nền kinh tế thực tế sản xuất ra dịch vụ hàng hóa xây dựng nên, thông qua một sự tự xác quyền của chính trị.

Những biện pháp cần thiết nhằm tái điều chỉnh đã rõ như ban ngày. Nhưng chúng đã không tiến triển, bởi một mặt một sự chắp gá những biện pháp này trong khuôn khổ nhà nước quốc gia có thể đem lại những hậu quả bất lợi và mặt khác những ý đồ điều chỉnh được quyết sách vào năm 2008 tại Hội nghị thượng đỉnh G20 tại London đòi hỏi một hành động phối tác toàn cầu, điều vừa qua gặp thất bại bởi sự phân rã về chính sách của cộng đồng các quốc gia.

Nhìn vào hướng này, một thế lực kinh tế lớn như EU, mà thôi ít nhất khu vực tiêu đồng Euro có thể đảm lãnh chức năng tiền phong. Chỉ với một bước đào sâu rõ rệt sự hội nhập, một đồng tiền chung mới cho phép duy trì mà nó không cần thêm một chuỗi biện pháp hỗ trợ không ngừng chấm dứt, cái về lâu dài có thể làm quá tải sự đoàn kết của các dân tộc quốc gia châu Âu trong khu vực tiền tệ, trên cả hai phía, các nhà nước trao cũng như các nhà nước nhận.


Tuy nhiên, để làm được việc này không thể tránh khỏi một sự chuyển giao quyền tự quyết cho các định chế châu Âu, nhằm tiến hành một cách hữu hiệu kỷ luật nhà nước quản lý tài sản và hơn nữa nhằm đảm bảo một hệ thống tài chính vững chắc. Đồng thời việc này nhất thiết cần một sự phối hợp mạnh mẽ hơn giữa những chính sách về tài chính, kinh tế và xã hội của các nhà nước thành viên có mục đích cân bằng những sự bất cân trọng về cấu trúc trong khu vực tiền tệ chung.

Những giải pháp sơ bộ cho đến nay đã không đủ mức

Sự căng thẳng của cuộc khủng hoảng cho thấy, chiến lược do Chính phủ Liên bang (Đức) đưa ra thực hiện ở châu Âu cho đến nay đã dựa trên một chẩn đoán sai. Cuộc khủng hoảng thời sự không phải là cuộc khủng hoảng đồng Euro. Euro đã chứng tỏ là một đồng tiền ổn định, Cuộc khủng hoảng hiện thời cũng không phải là cuộc khủng hoảng nợ nần mang tính đặc trưng châu Âu.

So sánh với hai khu vực kinh tế Mỹ và Nhật, thì khối EU và nội trong EU (Liên minh châu Âu), khu vực tiêu đồng Euro nợ nần ít nhất. Cuộc khủng hoảng là một khủng hoảng tái chi trả của từng nước trong khu vực tiêu đồng Euro, trước hết mắc vào một sự đảm bảo ổn định cho đồng tiền chung không đầy đủ về mặt chế định.

Sự gia tăng của khủng hoảng cho thấy rõ, những giải pháp mầm mống cho đến nay không đầy đủ. Chính vì thế gây lo sợ rằng Liên minh tiền tệ, nếu không có một sự đổi hướng chiến lược làm nền tảng, sẽ không sống qua nổi trong dạng thức hiện thời. Điểm xuất phát cho một sự xây dựng chương trình là một chẩn đoán rõ ràng về nguyên nhân gây khủng hoảng.

Chính phủ Liên bang có vẻ như xuất phát từ nhận thức, rằng những vấn đề về cơ bản được gây ra bởi thiếu kỷ luật quản lý tài sản thông qua nhà nước trên bình diện dân tộc và giải pháp trước tiên có thể tìm ra trong một chính sách tiết kiệm đến nơi đến chốn của từng nước riêng lẻ. Về mặt định chế, giải pháp sơ bộ này trước hết được ổn định thông qua các quy định nhà nước quản lý tài sản tài ngặt nghèo hơn và, bổ sung thêm, thông qua các ô dù cứu trợ giới hạn về mặt chất lượng, đi kèm với các điều kiện ép buộc các nước liên quan đi tới một chính sách thắt lưng buộc bụng quyết liệt.
 

Hai chiến lược vượt qua cuộc khủng hoảng hiện thời

Trong thực tế hiển nhiên, nền chính trị này làm suy yếu sức mạnh kinh tế và làm gia tăng thất nghiệp. Bất chấp việc thực thi chính sách tiết kiệm khác thường ở mức so sánh tầm quốc tế và những cải cách về cơ cấu, cho đến nay các nước gặp vấn nạn vẫn không thành công trong việc giới hạn chi phí cho việc tái chi trả đưa về một mức độ chịu đựng được. Với điều đó, những sự phát triển trong những tháng qua biện luận cho việc, chẩn đoán và điều trị của chính phủ liên bang ngay từ đầu đã được thực hiện quá ư một chiều. Cuộc khủng hoảng này không chỉ được đơn phương quy về một ứng xử sai lầm tầm quốc gia, mà chiếm phần đáng kể, cho phép truy nguyên về những vấn đề mang tính hệ thống.

Những vấn đề này không thể khắc phục được qua những nỗ lực trên bình diện quốc gia, chúng đòi hỏi một câu trả lời hệ thống. Chỉ bằng cách thông qua bảo trợ cộng đồng đối với những khoản vay nhà nước của khu vực tiêu đồng Euro, rủi ro phá sản mang tính cá biệt của một đất nước nhưng mang hệ lụy pháp lý cho sự bất ổn hiện thời của thị trường tài chính mới có thể được xóa bỏ hoặc ít ra giới hạn lại.

Tuy nhiên cần phải xem mối lo ngại, rằng với cách làm đó có thể gây ra những kích cầu sai trái, là một điều rất hệ trọng. Chỉ có thể đảm đương bằng cách để cho sự bảo trợ cộng đồng đi đôi với một sự kiểm soát cộng đồng ngặt nghèo đối với những ngân khố quốc gia. Chỉ một mình mức độ nhà nước giám sát tài sản cần thiết cho sự bảo trợ của cộng đồng sẽ không còn thực hiện được nữa trong khuôn khổ của tự chủ quốc gia thông qua những qui tắc được thỏa thuận mang tính hợp đồng.

Có hai chiến lược bên trong hòa hợp nhau nhằm vượt bỏ cuộc khủng hoảng hiện thời: hoặc là tổng thể quay trở về đồng tiền quốc gia nội trong khối Liên minh, điều sẽ đặt từng nước đương đầu với những dao động không thể tính trước của thị trường ngoại tệ mang tính cá cược cao, hoặc là bình ổn bằng định chế một chính sách nhà nước quản lý tài sản, chính sách kinh tế và chính sách xã hội trong khu vực tiêu đồng Euro với mục tiêu đi xa hơn nhằm lấy lại khả năng hành động đã mất của chính trị đối với những mệnh lệnh của thị trường trên cấp độ xuyên quốc gia.

Đặt rào ngưỡng cho một Liên minh chính trị

Từ viễn cảnh nhìn vượt qua ranh giới cuộc khủng hoảng hiện thời, thấy gắn vào đó cả lời hứa về một châu Âu „xã hội“. Bởi vì chỉ đối với một cốt lõi châu Âu hợp nhất về mặt chính trị mới có cơ đồ xoay chuyển quá trình chuyển đổi nền dân chủ công dân nhà nước xã hội thời gian qua tiến đã khá sâu, sang một nền dân chủ hành lang hòa hợp thị trường. Chính bởi sự gắn liền vào viễn cảnh đã bước chân vào, khả năng lựa chọn thứ hai đáng hưởng ưu tiên trước khả năng lựa chọn thứ nhất.

Nếu như tương tự vậy người ta muốn tránh sự quay trở về chủ nghĩa quốc gia tiền tài giống như một cuộc khủng hoảng đồng Euro về lâu dài, phải gỡ lại bước đi này đã bị bỏ lỡ khi đưa vào sử dụng đồng tiền chung; tức là phải đặt rào ngưỡng cho một Liên minh Chính trị, và cụ thể trước hết trong trọng tâm châu Âu của 17 nhà nước thành viên EWU.

Không tính thuế mà không có người đại diện - „No taxation without representation“


Chúng ta cổ vũ việc không che đậy một thứ gì: Ai muốn bám chặt vào đồng tiền chung cũng phải ủng hộ một trách nhiệm chung, phải xóa bỏ thâm hụt về định chế trong khu vực tiều đồng Euro. Sự quyến rũ của gợi ý từ Hội đồng giám định chuyên môn nhằm thiết lập một quỹ đảo nợ bị Chính phủ liên bang bác bỏ chính vì vậy nằm ở chỗ nó, thông qua một sự lãnh trách nhiệm chung hiển nhiên đang hình thành, chấm dứt ảo tưởng của quyền tự chủ từng nhà nước đơn lẻ đang tiếp diễn.

Tuy nhiên có lẽ đến nơi đến chốn hơn, nếu như đổ đồng gánh chung nợ nần mỗi quốc gia trong khuôn khổ Hiệp ước Maastricht, tức là chạm tới mức 60% (thay vì dự phần vượt qua mức đó).

Chừng nào các chính phủ không nói những gì họ thực sự làm, họ còn tiếp tục khoét ruỗng hơn vào nền tảng dân chủ của Liên minh châu Âu. Hiệu lệnh xung trận của cuộc chiến giành độc lập nước Mỹ „No taxation without representation“ hôm nay đã tìm lại một cách hiểu đáng ngạc nhiên: Tới khi nào trong khu vực tiêu đồng Euro chúng ta tạo ra khoảng chơi cho các nền chính trị vượt qua biên giới quốc gia có hậu quả là các hiệu ứng phân chia lại, thì một thiết chế ban hành luật pháp châu Âu, kẻ đại diện cho công dân (trực tiếp thông qua Nghị viện châu Âu và gián tiếp thông qua Hội đồng châu Âu) cũng phải quyết định được về những chính sách này. Còn không thì chúng ta vi phạm nguyên tắc, rằng thiết chế ban hành pháp luật, kẻ quyết định về sự phân chia chi phí nhà nước, không đồng nhất với thiết chế ban hành luật pháp được bầu nên một cách dân chủ, là kẻ đòi thuế cho những chi phí này.

Cộng hòa liên bang Đức cần chủ động nắm bắt sáng kiến


Tuy nhiên sự hồi tưởng lịch sử về sự thống nhất của Đế chế Đức, qua các triều đại được áp đặt ở nhiều vùng trong nước, chính vì thế cần phải là một sự cảnh tỉnh cho chúng ta. Hiện thời thị trường tài chính không được phép thỏa mãn với những kiến thể phức tạp và khó nhín thấu đáo, trong khi các chính phủ im lặng chấp nhận rủi ro việc nhân dân của họ bị chụp lên một quyền lực hành pháp đã trung tâm hóa, nhưng lại tự lập hóa trên đầu họ. Ở cái ngưỡng này, chính bản thân các dân tộc phải lên tiếng.

Nước Cộng hòa Liên bang Đức, là người đại diện cho nước „trao“ lớn nhất trong Hội đồng châu Âu, cần phải chủ động nắm bắt sáng kiến ra quyết định về việc triệu tập một Đại nghị hiến pháp. Chỉ trên con đường này mới có thể bắc cầu nối được khoảng cách thời gian không thể tránh nổi giữa biện pháp kinh tế tức thời đã trở nên cấp bách, nhưng tạm thời còn có thể bác bỏ, và sự hợp pháp hóa đi sau trong trường hợp cần thiết. Với một kết quả tích cực của các nước biểu quyết, những dân tộc Âu châu trên bình diện châu Âu có thể lấy lại quyền tự chủ đã bị các „thị trường“ từ lâu cướp đi mất.

Không đổ đồng sau cửa hậu

Chiến lược thay đổi hợp đồng nhằm vào sự thiết lập một khu vực tiền tệ trong cốt lõi châu Âu và hợp nhất về chính trị mở ngỏ cho các nước EU khác gia nhập, đặc biệt Ba Lan. Điều này đòi hỏi những hình dung rõ ràng về mặt chính sách hiến pháp về một nền dân chủ xuyên quốc gia cho phép một sự điều hành chung mà không nhận lấy hình thù của một bang quốc.

Nhà nước Liên bang châu Âu là mô hình sai và nó đòi hỏi quá mức sự sẵn sàng đoàn kết của các dân tộc châu Âu đã quá riêng tư về mặt lịch sử. Việc làm chuyên sâu cấp bách hôm nay những định chế có thể được dẫn dắt bởi ý tưởng cho rằng một cốt lõi châu Âu dân chủ cần phải đại diện cho công dân từ các nước thành viên EWU, nhưng mà từng người trong tính chất song trùng với tư cách là thành viên tham gia trực tiếp của Liên minh được cải tổ, mặt khác gián tiếp là thành viên tham gia của một trong khối dân tộc châu Âu tham gia.

Không loại trừ việc Tòa án hiến pháp liên bang (Đức) chuẩn y sáng kiến cho các đảng phái chính trị bằng một nghị định đòi một cuộc Dân quyết thay đổi Hiến pháp. Như thế những đảng này không có thể nấn ná lâu hơn nữa trong việc đứng vào giải pháp còn lại cho đến nay bị che lấp. Một sáng kiến do các đảng SPD(2), CDU(3) ôm ấp nhằm thành lập Nghị viện Hiến pháp, đồng thời kết quả của nó được biểu quyết chung với cuộc Dân quyết hiến pháp (nhưng không phải trước khi kết thúc khóa bấu cử tới), kế đó có vẻ như không còn là ảo tưởng. Nhìn về CHLB Đức chúng tôi cho rằng điều này có triển vọng, việc một Liên hiệp đảng trong tiến trình thành lập nguyện vọng và ý kiến lần đầu tiên xảy ra công khai như vậy thông qua một giải pháp chính trị châu Âu còn lại có thể thuyết phục số đông cử tri về những tính ưu việt của một Liên minh Chính trị.

Từ biệt lịch sử thế giới

Cuộc khủng hoảng tới 4 năm qua đã gây ra một cú hích làm nên chủ đề, như trước đây chưa từng có hướng sự chú ý của công chúng nhân dân vào những vấn đề của châu Âu. Qua đó, một ý thức đã được thức tỉnh về sự cần thiết điều chỉnh thị trường tài chính và sự xóa bỏ những bất cân trọng về cấu trúc nội trong khu vực đồng Euro. Lần đầu tiên trong lịch sử của chủ nghĩa tư bản, một cuộc khủng hoảng gây ra bởi khu vực năng nổ nhất- các nhà băng – đã chỉ còn có thể đón bắt bằng cách, các chính phủ để cho người dân của họ trong vai trò người trả thuế gánh chịu những thiệt hại được gây ra.

Với kết quả như vậy, rào ngăn giữa các quá trình mang tính thế giới đời sống và hệ thống đã bị bẻ gẫy. Rất có lý người dân cảm thấy việc này gây phẫn nộ. Cảm giác tràn lan rộng rãi về một sự công bằng bị xúc phạm lý giải từ việc những quá trình xảy ra trên thị trường, trong cảm nhận của người dân, đã lãnh nhận một chiều kích chính trị trực tiếp. Cảm giác này gắn liền với sự giận dữ, biểu hiên chừng mực hay lộ liễu, về một sự bất lực của chính bản thân. Nên có một nền chính trị hướng vào sự tự xác quyền đối đầu lại điều này.

Một cuộc thảo luận về kết cục của quá trình thống nhất mang lại cơ hội mở rộng tâm điểm của các cuộc bàn cãi trong công luận, cho đến nay vốn bị thu hẹp vào những vấn đề kinh tế. Sự cảm nhận việc chuyển dời quyền lực chính trị thế giới từ Tây sang Đông và cảm năng về một sự thay đổi trong quan hệ với Hợp chủng quốc đẩy những lợi thế của một sự hợp nhất châu Âu vào một ánh sáng mới.

Trong thế giới hậu thuộc địa, vai trò châu Âu đã thay đổi, không chỉ nhìn về tăm tiếng đáng ngờ của những thế lực đế quốc dạo xưa, chưa kể tới cuộc Tận thiêu (Holocaust). Cả những dự phóng tương lai hỗ trợ bới thống kê tiên đoán cho châu Âu số phận của một lục địa dân số co lại, trọng lượng kinh tế giảm sút và ý nghĩa chính trị hao hụt.

Các dân tộc châu Âu phải học, rằng mô hình xã hội mang tính nhà nước xã hội và sự đa dạng nhà nước dân tộc của các nền văn hóa của họ chỉ có thể cùng chung nhau mới trụ vững được. Họ phải dồn sức, nếu như nói chung họ còn muốn gây ảnh hưởng lên chương trình nghị sự của thế giới và sự giải quyết các vấn đề toàn cầu. Sự chối bỏ hợp nhất châu Âu phải chăng cũng sẽ là sự từ biệt lịch sử thế giới.

03.08.2012

© Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức
Nguồn: Frankfurter Allgemeine Zeitung

Tiểu luận này ra đời như thế nào:

Sigmar Gabriel, chủ tịch đảng SPD, đã đến thăm Jürgen Habermas và nhờ ông viết bài cho Đề cương chính phủ của đảng ông. Sau đó triết gia Julian Nida-Rümelin (sinh năm 1954) và nhà kinh tế học Peter Bofinger (sinh năm 1954) cũng viết thêm vào.

Lần đầu tiên xuất hiện một yêu sách mang tính cương lĩnh được in ấn gửi các nhà dân chủ xã hội cần lập ra cơ sở của bản Đề cương. Đây là một cách thức mới: Bản Đề cương không được viết trong một „closed shop“ (cửa hàng đóng cửa) mà trong sự trao đổi với các nhà khoa học và các nhà trí thức. (Chú thích của FAZ).

Chú thích của người dịch:


Jürgen Habermas (sinh năm 1929): Triết gia Đức, giáo sư triết học tại đại học Frankfurt/M (Đức) và Northwestern University ở Evanston, Chicago. Ông được coi là đại diện quan trọng nhất trong „thế hệ thứ hai“ của Lý thuyết Phê phán (Kritische Theorie) thuộc Trường phái Frankfurt mà thế hệ mở đầu bao gồm các tên tuổi như Theodor W. Adorno, Max Horkheimer, Herbert Marcuse và Walter Benjamin.

(1) Status quo: Hiện trạng như trước.

(2) SPD: Đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD; Sozialdemokratische Partei Deutschland).

(3) CDU: Liên minh Dân chủ Kitô giáo Đức (CDU; Christlich Demokratische Union Deutschlands).

Tranh © của Gerhard Richter (sinh năm 1932) họa sĩ đương đại Đức.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Làm gì đây với Pushkin

Marcel Reich-Ranicki        Mới đây ông hứa nói cho chúng tôi nghe ít nhiều về Pushkin và Chekhov. Chúng tôi chờ đấy. Heinz Bode từ Leipzig ...