Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2016

Bài thơ "Trong một trạm xe điện ngầm" của Ezra Pound

Kurt Drawert   
        
Tranh của © August Macke (1887-1914), họa sĩ Đức

Là một trong những bài thơ ngắn nhất của văn chương thế giới. Nhưng mà hai câu thơ của Ezra Pound có thực sự là một bài thơ? Câu trả lời không khó nghĩ ra, nó động chạm tới nguyên tắc cơ bản của thơ trữ tình.

Khi nào thì một bài thơ là một bài thơ? Câu hỏi, ở đây bật ra một cách nhẹ nhõm và gợi lên vẻ dễ bề cũng chóng vánh như vậy có thể trả lời bởi chưng nó cũng ngắn, dẫn tới một diễn ngôn không hồi kết. Bởi vì trong thơ, ít nhất từ thời Klopstock (1) và sự cách tân Tụng thi cũng như khai phá câu thơ tự do, không còn chuẩn tắc nào của thơ ca nữa. Nói chung không còn chuẩn tắc nào cũng không có thể bị hủy bỏ ngay sau lúc ra đời. Mà tuy thế, nếu như thơ mang tính quy phạm đã trở nên phập phù như vậy tức là không có thể sử dụng được nữa, tất phải có thứ gì đó bước vào chỗ thay thế nó. Càng đặc biệt, bởi mỗi một phá lệ có ý nghĩa về mặt thẩm mỹ chỉ thông qua việc nó để lại một vết tích cung cấp một chỉ dẫn về thông lệ đã bị phá hoặc bị bước qua.

Ở thời đại của một sự giải tán, có thể theo dõi được theo chiều lịch sử, của tất cả những yếu tố cơ bản của thi ca này cũng xuất hiện một trong những bài thơ ngắn nhất trong văn chương thế giới: „In a Station of the Metro“ của Ezra Pound, nhà thơ sau này cũng nổi tiếng với những Thi Khúc soạn ra bằng những câu thơ dài. Ông viết bài thơ này vào năm 1912 tại Paris, và bài thơ ra đời lần đầu tiên năm 1913 trong tạp chí thơ „Poetry“ ấn hành tại Chicago. Nhưng mà câu hỏi đầu tiên chính đáng, nếu như người ta nhìn vào hai dòng không ăn nhập với nhau về mặt ngữ nghĩa, được kết nối bằng dấu chấm đôi (2) và cho ta một câu không thể đoán định được một cách trọn ý, liệu rằng đây thực sự có phải là một bài thơ không. Bởi vì trước hết là thế đã, nếu như chúng ta đọc dòng đầu của hai câu này, thì không có hơi hướng gì cho thấy quan sát được ghi lại bằng phong cách văn xuôi lại có thể khả dĩ trở thành một bài thơ cả. Nhưng mà rồi dòng thứ hai mở ra một bức tranh hoàn toàn đáng ngạc nhiên tự ứng vào một phúng dụ tự tại, qua việc bị tước đi cái „như thế nào“ so sánh, đã lắng sâu thành một ẩn dụ. Chính xác cái dấu hai chấm này là thứ đã cho phép địa hạt liên tưởng được hô gọi „nhảy ra“, hay là như Roman Jacobson (3) nói, được xoay chuyển từ so sánh (Syntagma: cùng kết nối) chuyển sang khách thể mới (Paradigma: Hệ biến hóa).

Nguyên tắc tác động của lối đồng hiện

Những „cánh hoa trên một cành đen nhòe ướt“ như vậy nhiều hơn là một xô dạt hình ảnh „của những gương mặt này trong đám đông“. Đó là những ảnh tượng, một sản phẩm của trí tưởng, và chúng ta nhìn thấy chúng cũng riêng biệt, với hoặc không có sự nảy nở ý nghĩa. Tính chất đan nối nhiều bình diện của thực tại khác biệt và không đồng điệu với nhau sao cho những không gian mới của nhìn và nghĩ xuất hiện, được gọi là đồng hiện, nơi sau đó một lần nữa còn được so sánh các cấp độ đồng hiện thuộc về ngữ nghĩa, cú pháp và tổng hợp. Roman Jacobson cũng chính là người, với tư cách kẻ sáng lập ra gọi là „trường phái Praha““ ngay từ những năm 30 của thế kỷ đã khảo sát thơ trữ tình ở những mối quan hệ giống nhau và tương phản, và đã nhận định rằng, nguyên tắc tác động của thơ luôn luôn tương hợp với một sự đồng hiện.

Tất nhiên không giây phút nào Pound đã nghĩ tới chuyện sử dụng một lối đồng hiện thơ, cũng như một con chim không nghĩ tới việc chuyển động đôi cánh ra sao, nếu như nó đang trên đường bay. Nhưng cũng giống như vậy, qua đó nó để lại một bài thơ tuyệt phẩm trước hết trình diễn điều mà qua đó đại để chúng ta chỉ hiểu chút ít: cụ thể thông qua mối tương quan của một hình ngữ nói với hình ngữ thứ hai giải minh điều đó. Trong trường hợp này, và điều này làm hai câu trở thành một bài thơ, không xảy ra sự cắt nghĩa cho nhau về những bộ phận câu, mà một chút gì thường vắng mặt đã được đưa ra trình diễn, thứ xuất hiện ở chỗ cắt, trong dấu câu. Điều này đương nhiên sẵn đòi hỏi sẵn người đọc sáng tạo, trở thành tác giả ở chỗ , tác giả bỏ qua sự mô tả mang tính diễn ngôn thế giới, và trọn tin vào cái mà Jakobson gọi là „hiểu biết về vô thức“. Với một lời: Bài thơ gợi liên tưởng một cách tối ưu. Nhưng để làm điều đó nó cần người đọc sáng tạo có khả năng tưởng tượng – hoặc là bài thơ ở lại trống không.

©®Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức, cảm ơn anh L.T.P về những chỉ dẫn - Nguồn: Frankfurter Anthologie - Hợp tuyển Frankfurt

Trong một trạm xe điện ngầm

Ezra Pound (1885-1972)

Sự xuất hiện của những gương mặt này trong đám đông;
Những cánh hoa trên một cành đen nhòe ướt.

© Phạm Kỳ Đăng dịch từ bản tiếng Đức của Eva Hesse

In einer Station der Metro

Ezra Pound (1885-1972)

Das Erscheinen dieser Gesichter in der Menge:
Blütenblätter auf einem nassen, schwarzen Ast.

Bản dịch sang tiếng Đức của Eva Hesse (sinh năm 1925, tác giả viết tiểu luận và dịch giả, bà đã giới thiệu và dịch Ezra Pound đến với độc giả Đức) từ nguyên tác tiếng Anh.

In a Station of the Metro

Ezra Pound (1885-1972)

The apparition of these faces in the crowd;
Petals on a wet, black bough.

Trong một trạm xe điện ngầm

Ezra Pound (1885-1972)

Bóng ẩn dị thường của những gương mặt này trong đám đông;
Những cánh hoa rụng vương trên một cành cây ướt đen sì.

© Bản dịch của Trịnh Lữ từ nguyên tác tiếng Anh (Trích từ cuốn 15 Nhà thơ Mỹ thế kỷ XX- Nhà xuất bản Hội Nhà Văn-Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây – 2004)

Chú thích của người dịch:

Ezra Pound: ( Ezra Weston Loomis Pound ; 1885-1972): Nhà thơ, dịch giả, nhà phê bình người Mỹ, một đại diện xuất sắc của trào lưu văn học Anh- Mỹ hiện đại nửa đầu thế kỉ XX.

Kurt Drawert (sinh năm 1956): Nhà văn và nhà viết tiểu luận người Đức

(1) Roman Jakobson (1896-1984) nhà ngữ học, nhà thi pháp học, nhà văn hóa người Nga.

(2) Ở bản tiếng Anh, và bản dịch tiếng Việt, hai câu được kết nối bằng dấu chấm phẩy, bản tiếng Đức ở vị trí này là dấu hai chấm.
(3) Friedrich Gottlieb Klopstock (1724-1803): Nhà thơ Đức.

Hiệu hàng mốt - Tranh của August Macke (1887-1914): Một trong những họa sĩ nổi tiếng nhất của Chủ nghĩa Biểu hiện Đức.

Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2016

Nhạc trong vườn Mirabell

Georg Trakl (1887 - 1914)
   
Thuốc nước của ©August Macke (1887-1914), họa sĩ Đức


Đài phun hát. Đám mây dừng đứng
Trong xanh trong, mây trắng, dịu dàng
Bước những người trầm lắng, khẽ khàng
Lúc chiều tối qua khu vườn cũ.

Đá cẩm thạch tạc tổ tiên xám lại
Một đàn chim bay vào cõi xa mờ
Thần đồng ruộng với mắt chết lờ đờ
Nhìn bóng đổ trượt vào tăm tối.

Đám lá rụng đỏ từ cây cổ thụ
Lọt qua ô cửa ngỏ xoáy vòng
Một ánh lửa cháy rực trong phòng
Vẽ quỉ ma hãi hùng, mờ mịt.

Bước vào nhà một kẻ lạ vận đồ trắng
Một con chó bổ qua lối hoang tàn
Cô hầu gái tắt phụt một ngọn đèn
Tai đêm đêm nghe vang âm xô-nát.

© ® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức

Musik im Mirabell

Georg Trakl (1887 - 1914)

Ein Brunnen singt. Die Wolken stehn
Im klaren Blau, die weißen, zarten.
Bedächtig stille Menschen gehn
Am Abend durch den alten Garten.

Der Ahnen Marmor ist ergraut.
Ein Vogelzug streift in die Weiten.
Ein Faun mit toten Augen schaut
Nach Schatten, die ins Dunkel gleiten.

Das Laub fällt rot vom alten Baum
Und kreist herein durchs offne Fenster.
Ein Feuerschein glüht auf im Raum
Und malet trübe Angstgespenster.

Ein weißer Fremdling tritt ins Haus.
Ein Hund stürzt durch verfallene Gänge.
Die Magd löscht eine Lampe aus,
Das Ohr hört nachts Sonatenklänge.

Bản tiếng Anh (tham khảo)

Music in Mirabell

Georg Trakl (1887 - 1914):

A fountain sings. Clouds stand
In clear blueness, white, delicate.
Silent people wander thoughtfully
Through the old garden in the evening.

The ancestors' marble has turned grey.
A line of birds streaks into the distance.
A faun with dead eyes looks
On shadows that glide into darkness.

Leaves fall red from the old tree
And rotate inside through the open window.
Firelight glows in the room
And paints dim specters of anxiety.

A white stranger enters the house.
A dog leaps through decayed lanes.
The maid extinguishes a lamp.
At night the ear hears the sounds of sonatas.

Chú thích của người dịch:

Về tác giả: Georg Trakl (1887 - 1914): Người Áo, nhà thơ nổi tiếng của Chủ nghĩa Biểu hiện Đức, chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Tượng trưng, được coi là nhà thơ viết bằng tiếng Đức xuất sắc nhất cùng với Rainer Maria Rilke ở đầu thế kỷ 20.

Tòan bộ thi phẩm của ông mang dấu ấn của hòai cảm, u sầu và hướng tìm Thiên Chúa. Có thể kể Cái chết, Suy đồi và sự Suy tàn của Tây Phương như những hàm ý chính ở thơ trữ tình sâu xa của Georg Trakl đầy những biểu tượng và ẩn dụ.

Tranh thuốc nước của August Macke (1887-1914): Họa sĩ, đại diện nổi bật của chủ nghĩa Biểu hiện Đức.

Thứ Tư, 23 tháng 3, 2016

Mãn nguyện và Giã biệt

Walter Hinck


Tranh ©Pierre Bonnard (1867-1947) họa sĩ Pháp

Người cô đơn là một nhân vật then chốt trong thơ trữ tình của Trakl, và trong thi tập „Sebastian trong mơ“, xuất bản năm 1915, một năm sau khi Trakl mất, bài thơ „Mùa thu của người cô đơn“ khép lại một chùm gồm 10 văn bản, toàn bộ mang tiêu đề của bài thơ này. Nhưng về đại thể, cô đơn là một tình thế cơ bản mang tính trữ tình, từ khi cái tôi ý thức được về cá tính của mình và tồn tại của cái tôi không chỉ biết tới một sự thỏa nguyện, mà còn cả sự giới biệt.

Trakl vượt bỏ sự cô lập của người cô đơn trong một mối cộng sinh. Là thế nào vậy, khổ thơ đầu tiên của bài thơ „Mùa thu siêu hiện“ từ tập thơ trước đó của Trakl đã trực tiếp nói lên điều ấy: „Với trái vườn nho óng quả vàng / Hùng vĩ một năm đã kết trang / Quanh cánh rừng im lìm tuyệt diệu / là đồng sự của kẻ cô đơn“(1). Người cô đơn trong bài thơ của chúng ta, không bị phân tán, bằng tất cả các giác quan của mình mở lòng ra thế giới, khiến người ta gần như có thể nói: Chỉ sự cô đơn mới tạo ra khả năng đạt tới sự viên mãn trong cảm nhận như thế.

Bài thơ lưu lại gương mặt song trùng của thời mùa thu trong năm, sự căng thẳng giữa phước lộc hoa trái và sự tàn phai, giữa sắc màu lên mạnh mẽ của rừng khép tán và sự vàng úa mang vẻ đẹp của mùa hè, giữa mãn nguyện và giã biệt. Những gì hướng chỉ vượt ra khỏi thiên nhiên trông thấy được, còn ở lại trong dạng ám chỉ: một sự phô bày huyền bí từ đường bay của bầy chim hy vọng khải thị được ý chí của thánh thần, thế giới hình ảnh thiên chúa giáo với thiên thần và cây thập tự.

Có thể nghe thấy được bài thơ như một phối cảnh trong vở kịch ba màn. Thông qua những vần ba lần lặp lại, cả ba khổ thơ mắc nối lại với nhau. Cùng với màu xanh lam, cả ba lần cũng vẫn từ chỉ màu đó xuất hiện. Màu „lam tinh khiết“ của khổ thơ đầu còn mô tả vẻ sáng trong gợi nên không khí của bầu trời, màu xanh da trời của những ngày thu có mặt trời chiếu nắng, thì ở khổ thơ giữa, kể cả như với đôi cánh đó cho phép liên tưởng về một màu xanh sương khói hay là một ánh hoàng hôn, „đôi cánh xanh lam của màn đêm“ đã thoát ly khỏi một sự mô phỏng chính xác hơn. Không cho phép đánh đồng thêm vào một màu cụ thể nữa là màu xanh trong „mắt của những cặp tình nhân“.

Với Gottfried Benn (2), màu xanh lam thuần túy thăng tiến lên thành một ám hiệu mầu (thành „lời nói của miền phương Nam“). Trong thơ trữ tình của Trakl, ta bắt gặp màu xanh lam nhiều lần như đặc điểm của sự tinh khiết, là cống vật của thiên thần: của những thiên sứ từ thế giới bên kia và của những hiện tượng kẻ bị ám hồn. Nhưng về mặt nguyên tắc không cho phép diễn giải đơn nghĩa. Bởi chưng những từ chỉ mầu có thể gần như tùy ý hoán đổi nhau giữa những thang bậc và thể thức của những bài thơ Trakl viết, chúng không còn được xác định nữa bởi từ chữ qui chiếu, mà bởi những qui tắc riêng của cấu trúc bài thơ. Như vậy trong khổ thơ cuối cùng của bài thơ, màu đen của những giọt sương tuy cho ta hiểu đấy là màu của chết chóc, nhưng cũng là sự tương hợp với mùa „thu u tối“, như là câu trả lời móc nối kết thúc của bài thơ với khởi đầu.

Từ khổ thứ nhất đến khổ thơ thứ ba, trong chừng mực ban ngày đi qua ban chiều nghiêng trở hướng về đêm, thì cũng như vậy trong từng khổ thơ, sự vận động dẫn từ sáng trong - trong khổ thơ cuối cùng các vì sao chứng cho - chuyển vào tăm tối. Nhưng mà nếu ở kết cục của bài thơ hình ảnh của cái chết đã thắng thế, thì thế đấy không trong ý nghĩa của một sự toàn thắng. Sự „ảm đạm trơ xương“ không xóa bỏ mãnh lực dịu dàng của tình yêu. Sự tàn phai được đón nhận như mặt đi về của „ắp đầy và hoa trái“.

Một hình ảnh nghệ thuật thực thụ là bài thơ này với kiến trúc rõ nét, với âm nhạc của vần, với từ đồng gốc nguyên âm và với trò chơi vọng tiếng của những nguyên âm và thanh đôi đầy tiếng vang. Người ta không phải biết câu chuyện cuộc đời của tác giả, để ngỡ ngàng về bài thơ này. Trong một thời đại hầu như không còn cho phép cảm thụ thiên nhiên một cách kiên nhẫn và cố hết sức đẩy xa nghĩ suy về cái chết, từ bài thơ này của một „người cô đơn“ cũng lan tỏa ra ma lực của cái xa lạ, của cái vuột mất. Bởi chăng, vâng, chúng ta không chỉ tìm trong thơ ca những hình ảnh tương đồng, mà cũng còn tìm những ảnh hình đối xứng.

 
© Phạm Kỳ Đăng dịch từ tiếng Đức

Nguồn: Hundert Gedichte des Jahrhunderts. Mit Interpretationen. Ausgewählt von Marcel Reich-Ranicki, Insel Verlag Frankfurt am Main und Leipzig 2000, (Một trăm bài thơ thế kỷ kèm bình giảng. Marcel Reich-Ranicki tuyển chọn, Nhà xuất bản Insel Verlag Frankfurt am Main và Leipzig 2000).

 
Mùa thu của người cô đơn


Georg Trakl (1887 - 1914)


Thu u tối hái về ắp đầy và hoa trái -
Những ngày hạ đẹp qua còn ánh vết ố vàng
Lớp vỏ héo trào ra tinh khiết một màu lam;
Đường chim bay vọng vang cổ tích
Rượu vang cất, lắng ngọt ngào tịch mịch
Rót đầy tiếng thầm thào lời đáp những câu hỏi tối tăm.


Và đó đây một cây thánh giá trên đồi cằn
Một đàn thú biến hút dần trong rừng cây đỏ lá.
Trên mặt nước ao đám mây rong nhàn hạ -
Ấy lúc nhà nông được rỗi rãi chân tay.
Cánh xanh lam của màn đêm khẽ nhẹ lay
một mái nhà rạ kiệt khô, sẫm đen mặt đất.


Sao trời dần tụ quần trong hố mắt người mệt giấc
Nếp giản phác lặng về trong mát rượi lều tranh:
Và thiên thần nhón bước ra từ mắt xanh
của những cặp tình nhân dần vơi đau khổ
Luốm vẻ ảm đạm trơ xương, cây sậy vi vu gió
Từ những cành liễu trơ, sương nhỏ những giọt đen.

 

©Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức:

Der Herbst des Einsamen


Georg Trakl (1887 - 1914)


Der dunkle Herbst kehrt ein voll Frucht und Fülle,
Vergilbter Glanz von schönen Sommertagen.
Ein reines Blau tritt aus verfallner Hülle;
Der Flug der Vögel tönt von alten Sagen.
Gekeltert ist der Wein, die milde Stille
Erfüllt von leiser Antwort dunkler Fragen.

 

Und hier und dort ein Kreuz auf ödem Hügel;
Im roten Wald verliert sich eine Herde.
Die Wolke wandert übern Weiherspiegel;
Es ruht des Landmanns ruhige Gebärde.
Sehr leise rührt des Abends blauer Flügel
Ein Dach von dürrem Stroh, die schwarze Erde.


Bald nisten Sterne in des Müden Brauen:
In kühle Stuben kehrt ein still Bescheiden,
Und Engel treten leise aus den blauen
Augen der Liebenden, die sanfter leiden.
Es rauscht das Rohr; anfällt ein knöchern Grauen,
Wenn schwarz der Tau tropft von den kahlen Weiden.

 
Bản tiếng Anh tham khảo


Autumn of the Lonely
 

Georg Trakl (1887-1914)

Dark autumn returns full of fruit and bounty,
Golden luster of beautiful summer days.
A pure blue alights out of a fallen hull;
The flight of birds resounds from ancient sagas.
The wine is pressed, the mild silence
Suffused with the quiet answer of dark questions.

 

And here and there a cross on a desolate hill;
In the red forest a herd is lost.
A cloud wanders over the surface of a pond;
The peasant’s calm gesture rests.
Quietly, the blue wing of evening stirs
A roof of dry straw, the black earth.


Soon stars will nest in the brows of the weary one;
In cool rooms a silent modesty returns
And angels step quietly out of the blue
Eyes of the lovers, who suffer more softly now.
The reed breathes; a boney horror attacks
When the thaw drips blackly from barren fields.


(Translated by Glenn Wallis)
 

Chú thích của người dịch:
 

Georg Trakl (1887 - 1914): Người Áo, nhà thơ nổi tiếng của Chủ nghĩa Biểu hiện Đức, được coi là nhà thơ viết bằng tiếng Đức xuất sắc nhất cùng với Rainer Maria Rilke ở đầu thế kỷ 20.

Đôi nét tiểu sử: Georg Trakl, con thứ năm trong gia đình tư sản khá giả có bảy con. Cha có cửa hàng khóa, mẹ khó tính với các con, nghiện ma túy. Georg Trakl trải qua thời niên thiếu tại Salzburg* 1897 – 1905: Học xong trung học, được coi là học trò kém (ở các môn tiếng La tinh, tiếng Hy Lạp và Toán), không đỗ tú tài * 1908: Qua kỳ Thực tập, để nghiên cứu 4 học kỳ ngành Dược* 1910: Học xong bằng Y sĩ * Khi thế chiến I bùng nổ, ông tham gia mặt trận với chức vụ y sĩ quân đội. * Ngày thêm trầm cảm, trải qua trận đánh vùng Grodek ông bị suy sụp thần kinh. *1914 Chết (tự sát) trong một nhà thương quân đội ở Krakow sau khi dùng cocaine quá liều.

 
Walter Hinck ( sinh năm 1922): Nhà ngữ văn Đức, giảng dậy tại Viện Ngôn ngữ Đức và Văn học, đại học Tổng hợp Köln; chuyên trách về Kịch Đức thế kỷ 18-20 và Thơ trữ tình thời Mới tới Hiện tại. Từ 1974 ông là viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Nordrhein-Westfallen.

 
(1) Thơ trích từ bài thơ Mùa thu siêu hiện của Georg Trakl, được dịch lại toàn bộ, xin xem ở dưới.

 
(2) Gottfried Benn (1886-1956): Nhà thơ, nhà tiểu luận, bác sĩ, có ảnh hưởng lớn tới các nhà thơ trẻ sau chiến tranh thế giới II bởi phong cách viết hiện đại.

 

Bài thơ được trích dẫn trong bài bình giảng:


Mùa thu siêu hiện

 

Georg Trakl (1887 - 1914)

Với trái vườn nho óng quả vàng
Hùng vĩ một năm đã kết trang.
Quanh cánh rừng im lìm tuyệt diệu
là đồng sự của kẻ cô đơn.

 

Người đồng hương nói: Thật là tốt.
Mi chuông chiều nhỏ nhẹ ngân nga
Hồi kết hãy cho niềm quả cảm!
Đàn chim di chào chuyến đi xa.

 

Thời khắc của yêu nhớ dịu dàng
Trên thuyền buông mái cuối dòng lam
Đẹp sao hình ảnh đan vào ảnh
Yên tĩnh trong câm luống lụi tàn.


© Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức:


Verklärter Herbst
 

Georg Trakl (1887 - 1914)

Gewaltig endet so das Jahr
mit goldnem Wein und Frucht der Gärten,
rund schweigen Wälder wunderbar
und sind des Einsamen Gefährten.

 

Da sagt der Landmann: Es ist gut.
Ihr Abendglocken lang und leise
gebt noch zum Ende frohen Mut.
Ein Vogelzug grüßt auf der Reise.

 

Es ist der Liebe milde Zeit.
Im Kahn den blauen Fluss hinunter,
wie schön sich Bild an Bildchen reiht -
das geht in Ruh und Schweigen unter.

 

Bản tiếng Anh của bài „Mùa thu siêu hiện“:

Transfigured Autumn
   

Georg Trakl (1887 - 1914)

So the year ends enormously
With golden wine and the fruit of gardens.
All around forests grow wonderfully silent
And are the lonely one's companions.

 

Then the countryman says: it is good.
You evening bells long and soft
Still give glad courage to the end.
A line of birds greets on the journey.

 

It is the tender time of love.
In the boat down the blue river
How beautifully image follows image -
Goes under in rest and silence. 


Bài đăng trên VHNA
http://www.vanhoanghean.com.vn/component/k2/30-nhung-goc-nhin-van-hoa/9428-man-nguyen-va-gia-biet

Tranh sơn dầu của © Pierre Bonnard (1867-1947): Họa sĩ Hậu Ấn tượng Pháp

Thứ Ba, 22 tháng 3, 2016

Những con quạ

Georg Trakl (1887-1914)

Tranh của © Vincent van Gogh (1853 - 1990), họa sĩ Hà Lan

Qua góc đen những con quạ nháo nhác
Giữa buổi trưa la tiếng thất thanh dài
Bóng chúng qua quệt lướt một chú nai
Và ta thấy đôi khi chúng dừng, cấm cẳn.

Ôi sao chúng mới quấy đảo sự tịch mịch
màu nâu, nơi cánh đồng run hứng đê mê
Như một bà nhập linh tính nặng nề,
Và thư thoảng người ta nghe chúng ré

Quanh một xác thú, đánh hơi đâu đó
Và bất chợt hướng phương Bắc chúng bay
Và biến đi như một đám rước thây
Trong không khí đang run lên vì khoái trá.

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức

Die Raben

Georg Trakl (1887 - 1914)

Über den schwarzen Winkel hasten
Am Mittag die Raben mit hartem Schrei.
Ihr Schatten streift an der Hirschkuh vorbei
Und manchmal sieht man sie mürrisch rasten.

O wie sie die braune Stille stören,
In der ein Acker sich verzückt,
Wie ein Weib, das schwere Ahnung berückt,
Und manchmal kann man sie keifen hören

Um ein Aas, das sie irgendwo wittern,
Und plötzlich richten nach Nord sie den Flug
Und schwinden wie ein Leichenzug
In Lüften, die von Wollust zittern.

Bản tiếng Anh (tham khảo)

The Ravens

Georg Trakl (1887 - 1914)

Over the black corner at midday
The ravens rush with hard cry.
Their shadow streaks past the doe
And sometimes they are seen in sullen rest.

O how they disturb the brown silence
Of a field lying ecstatic with itself,
Like a woman ensnared by heavy intuition,
And sometimes one can hear their nagging

Around a carcass scented out somewhere,
And suddenly their flight bends northward
And disappears like a funeral procession
Into winds that tremble with lust.

Chú thích của người dịch:

Về tác giả: Georg Trakl (1887 - 1914): Người Áo, nhà thơ nổi tiếng của Chủ nghĩa Biểu hiện Đức, chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Tượng trưng, được coi là nhà thơ viết bằng tiếng Đức xuất sắc nhất cùng với Rainer Maria Rilke ở đầu thế kỷ 20.

Tòan bộ thi phẩm của ông mang dấu ấn của hòai cảm, u sầu và hướng tìm Thiên Chúa. Có thể kể Cái chết, Suy đồi và sự Suy tàn của Tây Phương như những hàm ý chính ở thơ trữ tình sâu xa của Georg Trakl đầy những biểu tượng và ẩn dụ.

Tranh của Vincent van Gogh (1853 - 1990), họa sĩ Hà Lan.

Thứ Hai, 21 tháng 3, 2016

La bàn nghệ thuật 2014


Tranh của © Gerhard Richter, họa sĩ, nhà điêu khắc và nhiếp ảnh gia Đức

La bàn Nghệ thuật 2014: Richter tiếp tục là số 1.

Nghệ sĩ tạo hình Đức có thể khẳng định vị trí áp đảo trên tầng cao nghệ sĩ đương đại của thế giới. Bốn trong mười nghệ sĩ đứng đầu thế giới là người Đức. Nhà điêu khắc Tony Cragg (người Anh sống tại Đức) là người đang lên của năm. Ở mười một vị trí dẫn đầu hoàn toàn không có sự thay đổi nào cả.

Ở tầng trên tất cả vị trí không thay đổi, nhưng ở dưới thay đổi khá nhiều. Đó là kết quả của La bàn Nghệ thuật năm nay, một trong những bảng xếp hạng nghệ sĩ quan trọng có ảnh hưởng lớn nhất. Nhưng La bàn cũng chỉ ra: Những ngôi sao của ngày mai không nhất thiết đến từ phương Tây.

Trong danh sách „La bàn nghệ thuật 2014“, họa sĩ Đức Gerhard Richter tiếp tục được xếp là họa sĩ quan trọng nhất đương đại. Hai họa sĩ Mỹ Bruce Naumann và nữ họa sĩ Rosemarie Trockel gốc Đức chiếm vị trí thứ hai và ba. Bốn trong mười nghệ sĩ có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế giới đều là người Đức theo La bàn Nghệ thuật. Ngoài Richter và Trockel trong hàng ngũ mười người, còn có Georg Baselitz (vị trí thứ 4) và Anselm Kiefer (vị trí thứ 6).

Nghệ sĩ đang lên ngoài châu Âu

Đồng thời La bàn Nghệ thuật 2014 khoanh vùng tìm ra các nghệ sĩ của ngày mai ngày càng xuất hiện nhiều hơn ngoài Châu Âu. Rất nhiều tài năng mới đang lên từ các nước như Trung quốc (Yang Fudong, vị trí 185), Việt Nam (Danh Võ, vị trí 270), Pakistan (Imran Qureshi, vị trí 998) hay từ Georgien (Thea Djordjadze, vị trí 416), tờ „Manager Magazin“ vào ngày thứ Sáu tiếp lời thông báo như vậy. „Xu thế hiện lên rất rõ ở đây: Nghệ thuật toàn cầu hơn“. Tuy họ chưa đủ tầm lọt vào Top 100, nhưng những „ngôi sao của ngày mai“ đạt điểm tăng cho mình vùn vụt, khiến họ càng ồ ạt lao vào tầm ngắm của những nhà sưu tầm.

Giá bán không đóng vai trò trong bảng xếp hạng.

Phần đánh giá La bàn Nghệ thuật chú ý tới các cuộc triển lãm tại các viện bảo tàng danh tiếng cũng như giải thưởng và các bài điểm mục trong các tạp chí nghệ thuật. Ngược lại giá bán cũng như các thành quả đấu giá không đóng vai trò.

Đối với các nghệ sĩ đã mất, La bàn Nghệ thuật cũng xếp một người Đức ở vị trí hàng đầu: Joseph Beuys (1921-1986). Sau ông là Andy Warhol, Sigmar Polke, Louise Bourgeois và Martin Kippenberger.


© Phạm Kỳ Đăng dịch từ tiếng Đức
Nguồn: "Stern", "Berliner Zeitung" và "Manager Magazin".


© Tranh của Gerhard Richter, họa sĩ, nhà điêu khắc và nhiếp ảnh gia Đức đương đại (sinh năm 1932)

Thứ Sáu, 11 tháng 3, 2016

Ân phước đàn bà

Georg Trakl (1887 - 1914)

Tranh © Albert Marquert (1875-1947)

Nếu bước dưới đàn bà con gái
Và thường khi em gượng mỉm cười:
Là những ngày e sợ đến nơi
Hoa thuốc phiện trắng tàn bên dậu.

Như thân thể em vồng sao diễm lệ
Chùm nho vàng rỡ chín bên đồi.
Mặt nước ao lóng lánh, xa xôi
Và lưỡi hái khua rào rào trên ruộng.

Trong bụi gai giọt sương lăn xuống
Chảy xuống dòng đỏ những lá cây.
Chào cô nàng yêu dấu của mình đây
Lại gần em chàng mọi nâu, thô tháp.

© Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức

Frauensegen

Georg Trakl (1887 - 1914)

Schreitest unter deinen Frau'n
Und du lächelst oft beklommen:
Sind so bange Tage kommen.
Weiß verblüht der Mohn am Zaun.

Wie dein Leib so schön geschwellt
Golden reift der Wein am Hügel.
Ferne glänzt des Weihers Spiegel
Und die Sense klirrt im Feld.

In den Büschen rollt der Tau,
Rot die Blätter niederfließen.
Seine liebe Frau zu grüßen
Naht ein Mohr dir braun und rauh.

Bản tiếng Anh (tham khảo)

Blessing of Women

Georg Trakl (1887 - 1914)

Walking among your women
And you often smile uneasily:
Anxious days have come.
The poppy withers white along the fence.

Like your belly so beautifully swollen
Wine ripens golden on the hill.
Far away the pond's mirror glimmers
And the scythe rattles in the field.

Dew rolls through the bushes,
The leaves flow down red.
To greet his beloved lady
A moor approaches you brown and rough.

Chú thích của người dịch:

Về tác giả: Georg Trakl (1887 - 1914): Người Áo, nhà thơ nổi tiếng của Chủ nghĩa Biểu hiện Đức, chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Tượng trưng, được coi là nhà thơ viết bằng tiếng Đức xuất sắc nhất cùng với Rainer Maria Rilke ở đầu thế kỷ 20.

Tòan bộ thi phẩm của ông mang dấu ấn của hòai cảm, u sầu và hướng tìm Thiên Chúa. Có thể kể Cái chết, Suy đồi và sự Suy tàn của Tây Phương như những hàm ý chính ở thơ trữ tình sâu xa của Georg Trakl đầy những biểu tượng và ẩn dụ.

Tranh của Albert Marquert (1875-1947) họa sĩ Pháp, được coi như người đồng sáng lập phái Dã thú (Fauvism).

Chủ Nhật, 6 tháng 3, 2016

Quyền tỵ nạn là quyền con người

Jürgen Habermas

Tranh của ©Gerhard Richter (sinh năm 1932), họa sĩ Đức

Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng người lánh nạn hiện nay, Đức và Pháp cần gây dựng một chính sách châu Âu tích cực hơn có tầm nhìn viễn cảnh, trong tâm điểm cũng phải nên có một sự phối hợp tốt hơn trong vấn đề người tỵ nạn, Jürgen Habermas (1) - nhà triết học và xã hội học danh tiếng- hàm ý như vậy trong cuộc nói chuyện với Stefan Reccius (2).

Thưa giáo sư Habermas, thế giới hiện đại không thôi đương đầu với những biến đổi chính trị và chính vì thế đứng trước những đòi hỏi luôn luôn mới mẻ. Người ta có thể lấy thí dụ những làn sóng người tỵ nạn từ Cận Đông, từ nhiều vùng châu Phi hay là Tây Balkan di tới châu Âu. Dưới giác độ triết học nên phải và phải phản ứng lại khuynh hướng đó như thế nào?

Jürgen Habermas: Quyền tỵ nạn là quyền con người, và, mỗi một người xin tỵ nạn chính trị, trong trường hợp đáp ứng được, cần được đối xử tử tế và tiếp nhận, với sự nhất quyết dám làm dám chịu. Đó là câu trả lời mang tính nguyên tắc, nhưng mà trong một tình huống đặt ra như vậy, câu trả lời này không đặc biệt hứa hẹn.

Trong cuộc khủng hoảng tỵ nạn, Liên minh châu Âu chia xẻ năm bè bảy mối như lâu nay chưa có. Có nguy cơ xói mòn các giá trị và niềm tin, mà cả ông cũng nhìn thấy ở Liên minh châu Âu?

Jürgen Habermas: Những gì xảy ra là sự tách rời giữa Anh cũng như một số nước Đông Âu với phần nhà nước cốt lõi của Liên minh tiền tệ. Có thể chờ thấy sự xung đột này xảy ra. Nó liên quan với ngày gia nhập khối. Nhiều nhà nước gia nhập mới từ phía Đông, bỏ qua những khác biệt lớn về kinh tế vẫn còn tiếp tục tồn tại, đã không có đầy đủ thời gian trải nghiệm qua một quá trình thích ứng về thể chất – chính trị, mà dành cho nó chúng ta ở nước Đức từ 1949 tới 1989 có 40 năm thời gian. Ở đất nước chúng ta (Đức) quá trình này diễn ra đủ mức độ lâu dài.

Đức và Pháp, từ lâu đáng ra phải tiến hành một chính sách châu Âu tích cực hơn nhiều mang tầm nhìn viễn cảnh, ngay bây giờ phải chủ động nắm bắt sáng kiến và phát triển một chính sách châu Âu, mà trong khuôn khổ của nó, chúng ta có thể chờ đợi một sự phối tác trong vấn đề người tỵ nạn. Người ta đã ngủ quên trên khủng hoảng. Nhưng mà về chuyện này tôi cũng phải nói một điều rằng: từ nhiều năm nay tôi đã không hài lòng với chính phủ của chúng ta như từ dạo cuối tháng Chín đến nay. Câu nói của bà Merkel: “ Nếu như bây giờ chúng ta còn cần phải xin lỗi, nếu như chúng ta ra mặt tươi cười đối với những người cần sự giúp đỡ của chúng ta, thì đây không phải là đất nước của tôi nữa“, tương tự vậy khiến tôi ngỡ ngàng, cũng như coi điều này đáng trọng.

Nếu như hàng trăm ngàn người, rất nhiều trong số đó mang theo những thế giới văn hóa và tôn giáo khác đi vào một nước thuộc khối Liên minh châu Âu, thì ở bước tiếp theo mọi sự xoay quanh sự hội nhập. Liệu có một chìa khóa triết học cho sự hội nhập thành công?

Jürgen Habermas: Có một cơ sở chung, trên đó sự hội nhập tất phải xảy ra, và đó là Hiến pháp. Đó là những nguyên tắc, không được tạc vào đá, mà nó phải được thảo luận trong một cuộc tranh cãi dân chủ rộng khắp. Tôi nghĩ, bây giờ cuộc tranh cãi này một lần nữa phải được khởi xướng. Từ mỗi người chúng ta nhận vào nhà, chúng ta phải chờ được ở họ, người này sẽ tuân thủ luật pháp của chúng ta và học tiếng nói của chúng ta. Chúng ta phải trông đợi được rằng, một sự bắt r mang tính chuẩn mực các nguyên tắc văn hóa chính trị của chúng ta đang xảy ra ít nhất ở thế hệ thứ hai.

Năm 1999 ông đã bênh vực cuộc can thiệp của NATO vào cuộc chiến ở Kosovo. Giả sử trong một cuộc nhúng tay quân sự của NATO, của phương Tây chống lại chính quyền độc tài Assad của Syria hay chống lại nhà nước IS, ông có tỏ thái độ như vậy không?

Jürgen Habermas: Đây là một câu hỏi khó. Tôi không thể trả lời nó bằng Có hay Không. Cuộc chiến ở Irak mà tôi phê phán ngay từ đầu, cũng như Afghanistan, Mali und Libya đã làm cho chúng ta ý thức được, những nhà nước can thiệp không sẵn sàng khuyến khích những trách nhiệm khắc phục hậu quả, cụ thể là việc xây dựng kéo dài nhiều thập kỷ những cấu trúc quốc gia trong những đất nước này. Chính vì lẽ đó chúng ta đã có được kinh nghiệm rằng, các cuộc can thiệp thường làm xấu hơn đi tình cảnh trong đất nước gặp phải. Năm 1999 tôi đã ủng hộ can thiệp với rất nhiều giả thiết nếunhưng mà, điều này đã bị quên lãng mất với thời gian. Nếu như nhìn lại, liệu tôi có thái độ khác đi chăng, thì còn cần một sự cân nhắc dài lâu hơn.

Sau sự kiện khủng bố tấn công vào ngày 11.09.2001, Peter Scholl-Latour(3) đã chẩn đoán rằng, những cuộc xung đột của tương lai sẽ mang bản thể tôn giáo. Có vẻ như Lịch sử cho thấy ông ấy có lý, nếu như người ta nghĩ riêng thôi tới những trào lưu cực đoan của Hồi giáo. Người ta phải đương đầu với chuyện này ra sao?

Jürgen Habermas: Về cốt lõi đó không phải là các xung đột tôn giáo mà là những xung đột chính trị được định nghĩa theo hướng tôn giáo. Chủ nghĩa toàn thống tôn giáo là một phản ứng vào những hiện tượng bị bứng gốc, tựu trung lại gây ra ở thời hiện đại, thông qua chủ nghĩa thực dân và các chính sách hậu thực dân. Chính vì lẽ đó sẽ là hơi ấu trĩ nếu nói, đó là những xung đột tôn giáo.

Stefan Reccius thực hiện cuộc trò chuyện.


©Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức.

Chú thích của người dịch:


(1) Jürgen Habermas (sinh năm 1929): Triết gia Đức, giáo sư triết học tại đại học Frankfurt/M (Đức) và Northwestern University ở Evanston, Chicago. Ông được coi là đại diện quan trọng nhất trong „thế hệ thứ hai“ của Lý thuyết Phê phán (Kritische Theorie) thuộc Trường phái Frankfurt mà thế hệ mở đầu bao gồm các tên tuổi như Theodor W. Adorno, Max Horkheimer, Herbert Marcuse và Walter Benjamin. (Chú thích của talawas).

(2) Stefan Reccius (sinh năm 1989): Nhà báo Đức.

(3) Peter Scholl-Latour (1924-2014): Nhà báo Đức-Pháp, nhà trước tác, nổi tiếng cả với tác phẩm „Cái chết trên đồng lúa“ về cuộc chiến tranh Đông Dương.

Tranh © của Gerhard Richter (sinh năm 1932) họa sĩ đương đại Đức.

Thứ Ba, 1 tháng 3, 2016

Những cảnh hoàng hôn

Phạm Kỳ Đăng

Tranh của © William Turner (1775-1851), họa sĩ Anh

I.

Nắng tàn le lói trăng non
Gờ tường nhấp nháng đầu thôn
Nước in lắng hàng phảng phất
Dương liễu ngàn năm rủ cồn

Hoàng hôn loang trên bè gỗ
Một tràng hạt nước long lanh
Vàng son lóe trên niệm chuỗi
Là thu kết sắc mùa xanh.



II.

Đá xếp muôn trùng dĩ vãng
Vịn tay người lữ can trường
Gì nặng hơn thân gồng gánh
Nỗi niềm cố quốc tha hương?

Rừng lá ào lên bóng tối
Xóa con đường vết hoàng kim
Dấu chân hững hờ khép lối
Cánh chim vùng vẫy đắm chìm.


 

III.

- Cảm tình nguyên còn năm tháng! ,
Cám ơn người nhắc tình yêu,
Không mảy may niềm ngờ vực
Mắt trong hồ sắc lam chiều

Trong vắt vòm cung bạch lạp,
Nụ cười bí ẩn phù dung
Còn đây thắt lòng ngọn khói
Bay lên trong cõi mịt mùng.

 

IV.

Cuồn cuộn trên cầu giông tố
Đám mây từng mảng rời đi
Lìa chia hồn người từ giã
Lìa đi là cánh chim di

Diễu đi một hàng ánh sáng
Lạnh băng gió táp hàng du
Gươm thiêng có theo hồn đuốc
Lóe lên trên tháp mây mù.

 

V.

Cánh đồng hoa, bông diên vĩ,
Giấc mơ lam tím chân mây
Có bi kịch người họa sĩ
Cuồng mê dưới cõi trời đầy

Đồng hoa tím lam chạng vạng
Tối dần. Loang nét hoàng hôn.
Sao hoa như là định kiếp
Rũ trong nhức nhối, u buồn.


 

VI.

Tiếng mõ hối dồn khô khốc
Ở đâu bày nấm mồ sâu
Đất rơi tiếng người than khóc
Đau buồn lấp những canh thâu

Ta nghe lời kinh sám hối
Cánh lê rã rượi. Nơi nơi
Ngút lên những tầng bóng tối
Ải xây án ngữ đời đời.

© P.K.Đ - 2015

Tranh của William Turner (1775-1851), họa sĩ Anh, tác phẩm của ông cấp nhiều gợi ý và cảm hứng cho các họa sĩ Ấn tượng.

Làm gì đây với Pushkin

Marcel Reich-Ranicki        Mới đây ông hứa nói cho chúng tôi nghe ít nhiều về Pushkin và Chekhov. Chúng tôi chờ đấy. Heinz Bode từ Leipzig ...