Thứ Tư, 23 tháng 3, 2016

Mãn nguyện và Giã biệt

Walter Hinck


Tranh ©Pierre Bonnard (1867-1947) họa sĩ Pháp

Người cô đơn là một nhân vật then chốt trong thơ trữ tình của Trakl, và trong thi tập „Sebastian trong mơ“, xuất bản năm 1915, một năm sau khi Trakl mất, bài thơ „Mùa thu của người cô đơn“ khép lại một chùm gồm 10 văn bản, toàn bộ mang tiêu đề của bài thơ này. Nhưng về đại thể, cô đơn là một tình thế cơ bản mang tính trữ tình, từ khi cái tôi ý thức được về cá tính của mình và tồn tại của cái tôi không chỉ biết tới một sự thỏa nguyện, mà còn cả sự giới biệt.

Trakl vượt bỏ sự cô lập của người cô đơn trong một mối cộng sinh. Là thế nào vậy, khổ thơ đầu tiên của bài thơ „Mùa thu siêu hiện“ từ tập thơ trước đó của Trakl đã trực tiếp nói lên điều ấy: „Với trái vườn nho óng quả vàng / Hùng vĩ một năm đã kết trang / Quanh cánh rừng im lìm tuyệt diệu / là đồng sự của kẻ cô đơn“(1). Người cô đơn trong bài thơ của chúng ta, không bị phân tán, bằng tất cả các giác quan của mình mở lòng ra thế giới, khiến người ta gần như có thể nói: Chỉ sự cô đơn mới tạo ra khả năng đạt tới sự viên mãn trong cảm nhận như thế.

Bài thơ lưu lại gương mặt song trùng của thời mùa thu trong năm, sự căng thẳng giữa phước lộc hoa trái và sự tàn phai, giữa sắc màu lên mạnh mẽ của rừng khép tán và sự vàng úa mang vẻ đẹp của mùa hè, giữa mãn nguyện và giã biệt. Những gì hướng chỉ vượt ra khỏi thiên nhiên trông thấy được, còn ở lại trong dạng ám chỉ: một sự phô bày huyền bí từ đường bay của bầy chim hy vọng khải thị được ý chí của thánh thần, thế giới hình ảnh thiên chúa giáo với thiên thần và cây thập tự.

Có thể nghe thấy được bài thơ như một phối cảnh trong vở kịch ba màn. Thông qua những vần ba lần lặp lại, cả ba khổ thơ mắc nối lại với nhau. Cùng với màu xanh lam, cả ba lần cũng vẫn từ chỉ màu đó xuất hiện. Màu „lam tinh khiết“ của khổ thơ đầu còn mô tả vẻ sáng trong gợi nên không khí của bầu trời, màu xanh da trời của những ngày thu có mặt trời chiếu nắng, thì ở khổ thơ giữa, kể cả như với đôi cánh đó cho phép liên tưởng về một màu xanh sương khói hay là một ánh hoàng hôn, „đôi cánh xanh lam của màn đêm“ đã thoát ly khỏi một sự mô phỏng chính xác hơn. Không cho phép đánh đồng thêm vào một màu cụ thể nữa là màu xanh trong „mắt của những cặp tình nhân“.

Với Gottfried Benn (2), màu xanh lam thuần túy thăng tiến lên thành một ám hiệu mầu (thành „lời nói của miền phương Nam“). Trong thơ trữ tình của Trakl, ta bắt gặp màu xanh lam nhiều lần như đặc điểm của sự tinh khiết, là cống vật của thiên thần: của những thiên sứ từ thế giới bên kia và của những hiện tượng kẻ bị ám hồn. Nhưng về mặt nguyên tắc không cho phép diễn giải đơn nghĩa. Bởi chưng những từ chỉ mầu có thể gần như tùy ý hoán đổi nhau giữa những thang bậc và thể thức của những bài thơ Trakl viết, chúng không còn được xác định nữa bởi từ chữ qui chiếu, mà bởi những qui tắc riêng của cấu trúc bài thơ. Như vậy trong khổ thơ cuối cùng của bài thơ, màu đen của những giọt sương tuy cho ta hiểu đấy là màu của chết chóc, nhưng cũng là sự tương hợp với mùa „thu u tối“, như là câu trả lời móc nối kết thúc của bài thơ với khởi đầu.

Từ khổ thứ nhất đến khổ thơ thứ ba, trong chừng mực ban ngày đi qua ban chiều nghiêng trở hướng về đêm, thì cũng như vậy trong từng khổ thơ, sự vận động dẫn từ sáng trong - trong khổ thơ cuối cùng các vì sao chứng cho - chuyển vào tăm tối. Nhưng mà nếu ở kết cục của bài thơ hình ảnh của cái chết đã thắng thế, thì thế đấy không trong ý nghĩa của một sự toàn thắng. Sự „ảm đạm trơ xương“ không xóa bỏ mãnh lực dịu dàng của tình yêu. Sự tàn phai được đón nhận như mặt đi về của „ắp đầy và hoa trái“.

Một hình ảnh nghệ thuật thực thụ là bài thơ này với kiến trúc rõ nét, với âm nhạc của vần, với từ đồng gốc nguyên âm và với trò chơi vọng tiếng của những nguyên âm và thanh đôi đầy tiếng vang. Người ta không phải biết câu chuyện cuộc đời của tác giả, để ngỡ ngàng về bài thơ này. Trong một thời đại hầu như không còn cho phép cảm thụ thiên nhiên một cách kiên nhẫn và cố hết sức đẩy xa nghĩ suy về cái chết, từ bài thơ này của một „người cô đơn“ cũng lan tỏa ra ma lực của cái xa lạ, của cái vuột mất. Bởi chăng, vâng, chúng ta không chỉ tìm trong thơ ca những hình ảnh tương đồng, mà cũng còn tìm những ảnh hình đối xứng.

 
© Phạm Kỳ Đăng dịch từ tiếng Đức

Nguồn: Hundert Gedichte des Jahrhunderts. Mit Interpretationen. Ausgewählt von Marcel Reich-Ranicki, Insel Verlag Frankfurt am Main und Leipzig 2000, (Một trăm bài thơ thế kỷ kèm bình giảng. Marcel Reich-Ranicki tuyển chọn, Nhà xuất bản Insel Verlag Frankfurt am Main và Leipzig 2000).

 
Mùa thu của người cô đơn


Georg Trakl (1887 - 1914)


Thu u tối hái về ắp đầy và hoa trái -
Những ngày hạ đẹp qua còn ánh vết ố vàng
Lớp vỏ héo trào ra tinh khiết một màu lam;
Đường chim bay vọng vang cổ tích
Rượu vang cất, lắng ngọt ngào tịch mịch
Rót đầy tiếng thầm thào lời đáp những câu hỏi tối tăm.


Và đó đây một cây thánh giá trên đồi cằn
Một đàn thú biến hút dần trong rừng cây đỏ lá.
Trên mặt nước ao đám mây rong nhàn hạ -
Ấy lúc nhà nông được rỗi rãi chân tay.
Cánh xanh lam của màn đêm khẽ nhẹ lay
một mái nhà rạ kiệt khô, sẫm đen mặt đất.


Sao trời dần tụ quần trong hố mắt người mệt giấc
Nếp giản phác lặng về trong mát rượi lều tranh:
Và thiên thần nhón bước ra từ mắt xanh
của những cặp tình nhân dần vơi đau khổ
Luốm vẻ ảm đạm trơ xương, cây sậy vi vu gió
Từ những cành liễu trơ, sương nhỏ những giọt đen.

 

©Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức:

Der Herbst des Einsamen


Georg Trakl (1887 - 1914)


Der dunkle Herbst kehrt ein voll Frucht und Fülle,
Vergilbter Glanz von schönen Sommertagen.
Ein reines Blau tritt aus verfallner Hülle;
Der Flug der Vögel tönt von alten Sagen.
Gekeltert ist der Wein, die milde Stille
Erfüllt von leiser Antwort dunkler Fragen.

 

Und hier und dort ein Kreuz auf ödem Hügel;
Im roten Wald verliert sich eine Herde.
Die Wolke wandert übern Weiherspiegel;
Es ruht des Landmanns ruhige Gebärde.
Sehr leise rührt des Abends blauer Flügel
Ein Dach von dürrem Stroh, die schwarze Erde.


Bald nisten Sterne in des Müden Brauen:
In kühle Stuben kehrt ein still Bescheiden,
Und Engel treten leise aus den blauen
Augen der Liebenden, die sanfter leiden.
Es rauscht das Rohr; anfällt ein knöchern Grauen,
Wenn schwarz der Tau tropft von den kahlen Weiden.

 
Bản tiếng Anh tham khảo


Autumn of the Lonely
 

Georg Trakl (1887-1914)

Dark autumn returns full of fruit and bounty,
Golden luster of beautiful summer days.
A pure blue alights out of a fallen hull;
The flight of birds resounds from ancient sagas.
The wine is pressed, the mild silence
Suffused with the quiet answer of dark questions.

 

And here and there a cross on a desolate hill;
In the red forest a herd is lost.
A cloud wanders over the surface of a pond;
The peasant’s calm gesture rests.
Quietly, the blue wing of evening stirs
A roof of dry straw, the black earth.


Soon stars will nest in the brows of the weary one;
In cool rooms a silent modesty returns
And angels step quietly out of the blue
Eyes of the lovers, who suffer more softly now.
The reed breathes; a boney horror attacks
When the thaw drips blackly from barren fields.


(Translated by Glenn Wallis)
 

Chú thích của người dịch:
 

Georg Trakl (1887 - 1914): Người Áo, nhà thơ nổi tiếng của Chủ nghĩa Biểu hiện Đức, được coi là nhà thơ viết bằng tiếng Đức xuất sắc nhất cùng với Rainer Maria Rilke ở đầu thế kỷ 20.

Đôi nét tiểu sử: Georg Trakl, con thứ năm trong gia đình tư sản khá giả có bảy con. Cha có cửa hàng khóa, mẹ khó tính với các con, nghiện ma túy. Georg Trakl trải qua thời niên thiếu tại Salzburg* 1897 – 1905: Học xong trung học, được coi là học trò kém (ở các môn tiếng La tinh, tiếng Hy Lạp và Toán), không đỗ tú tài * 1908: Qua kỳ Thực tập, để nghiên cứu 4 học kỳ ngành Dược* 1910: Học xong bằng Y sĩ * Khi thế chiến I bùng nổ, ông tham gia mặt trận với chức vụ y sĩ quân đội. * Ngày thêm trầm cảm, trải qua trận đánh vùng Grodek ông bị suy sụp thần kinh. *1914 Chết (tự sát) trong một nhà thương quân đội ở Krakow sau khi dùng cocaine quá liều.

 
Walter Hinck ( sinh năm 1922): Nhà ngữ văn Đức, giảng dậy tại Viện Ngôn ngữ Đức và Văn học, đại học Tổng hợp Köln; chuyên trách về Kịch Đức thế kỷ 18-20 và Thơ trữ tình thời Mới tới Hiện tại. Từ 1974 ông là viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Nordrhein-Westfallen.

 
(1) Thơ trích từ bài thơ Mùa thu siêu hiện của Georg Trakl, được dịch lại toàn bộ, xin xem ở dưới.

 
(2) Gottfried Benn (1886-1956): Nhà thơ, nhà tiểu luận, bác sĩ, có ảnh hưởng lớn tới các nhà thơ trẻ sau chiến tranh thế giới II bởi phong cách viết hiện đại.

 

Bài thơ được trích dẫn trong bài bình giảng:


Mùa thu siêu hiện

 

Georg Trakl (1887 - 1914)

Với trái vườn nho óng quả vàng
Hùng vĩ một năm đã kết trang.
Quanh cánh rừng im lìm tuyệt diệu
là đồng sự của kẻ cô đơn.

 

Người đồng hương nói: Thật là tốt.
Mi chuông chiều nhỏ nhẹ ngân nga
Hồi kết hãy cho niềm quả cảm!
Đàn chim di chào chuyến đi xa.

 

Thời khắc của yêu nhớ dịu dàng
Trên thuyền buông mái cuối dòng lam
Đẹp sao hình ảnh đan vào ảnh
Yên tĩnh trong câm luống lụi tàn.


© Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức:


Verklärter Herbst
 

Georg Trakl (1887 - 1914)

Gewaltig endet so das Jahr
mit goldnem Wein und Frucht der Gärten,
rund schweigen Wälder wunderbar
und sind des Einsamen Gefährten.

 

Da sagt der Landmann: Es ist gut.
Ihr Abendglocken lang und leise
gebt noch zum Ende frohen Mut.
Ein Vogelzug grüßt auf der Reise.

 

Es ist der Liebe milde Zeit.
Im Kahn den blauen Fluss hinunter,
wie schön sich Bild an Bildchen reiht -
das geht in Ruh und Schweigen unter.

 

Bản tiếng Anh của bài „Mùa thu siêu hiện“:

Transfigured Autumn
   

Georg Trakl (1887 - 1914)

So the year ends enormously
With golden wine and the fruit of gardens.
All around forests grow wonderfully silent
And are the lonely one's companions.

 

Then the countryman says: it is good.
You evening bells long and soft
Still give glad courage to the end.
A line of birds greets on the journey.

 

It is the tender time of love.
In the boat down the blue river
How beautifully image follows image -
Goes under in rest and silence. 


Bài đăng trên VHNA
http://www.vanhoanghean.com.vn/component/k2/30-nhung-goc-nhin-van-hoa/9428-man-nguyen-va-gia-biet

Tranh sơn dầu của © Pierre Bonnard (1867-1947): Họa sĩ Hậu Ấn tượng Pháp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Làm gì đây với Pushkin

Marcel Reich-Ranicki        Mới đây ông hứa nói cho chúng tôi nghe ít nhiều về Pushkin và Chekhov. Chúng tôi chờ đấy. Heinz Bode từ Leipzig ...