Thứ Hai, 21 tháng 3, 2016

La bàn nghệ thuật 2014


Tranh của © Gerhard Richter, họa sĩ, nhà điêu khắc và nhiếp ảnh gia Đức

La bàn Nghệ thuật 2014: Richter tiếp tục là số 1.

Nghệ sĩ tạo hình Đức có thể khẳng định vị trí áp đảo trên tầng cao nghệ sĩ đương đại của thế giới. Bốn trong mười nghệ sĩ đứng đầu thế giới là người Đức. Nhà điêu khắc Tony Cragg (người Anh sống tại Đức) là người đang lên của năm. Ở mười một vị trí dẫn đầu hoàn toàn không có sự thay đổi nào cả.

Ở tầng trên tất cả vị trí không thay đổi, nhưng ở dưới thay đổi khá nhiều. Đó là kết quả của La bàn Nghệ thuật năm nay, một trong những bảng xếp hạng nghệ sĩ quan trọng có ảnh hưởng lớn nhất. Nhưng La bàn cũng chỉ ra: Những ngôi sao của ngày mai không nhất thiết đến từ phương Tây.

Trong danh sách „La bàn nghệ thuật 2014“, họa sĩ Đức Gerhard Richter tiếp tục được xếp là họa sĩ quan trọng nhất đương đại. Hai họa sĩ Mỹ Bruce Naumann và nữ họa sĩ Rosemarie Trockel gốc Đức chiếm vị trí thứ hai và ba. Bốn trong mười nghệ sĩ có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế giới đều là người Đức theo La bàn Nghệ thuật. Ngoài Richter và Trockel trong hàng ngũ mười người, còn có Georg Baselitz (vị trí thứ 4) và Anselm Kiefer (vị trí thứ 6).

Nghệ sĩ đang lên ngoài châu Âu

Đồng thời La bàn Nghệ thuật 2014 khoanh vùng tìm ra các nghệ sĩ của ngày mai ngày càng xuất hiện nhiều hơn ngoài Châu Âu. Rất nhiều tài năng mới đang lên từ các nước như Trung quốc (Yang Fudong, vị trí 185), Việt Nam (Danh Võ, vị trí 270), Pakistan (Imran Qureshi, vị trí 998) hay từ Georgien (Thea Djordjadze, vị trí 416), tờ „Manager Magazin“ vào ngày thứ Sáu tiếp lời thông báo như vậy. „Xu thế hiện lên rất rõ ở đây: Nghệ thuật toàn cầu hơn“. Tuy họ chưa đủ tầm lọt vào Top 100, nhưng những „ngôi sao của ngày mai“ đạt điểm tăng cho mình vùn vụt, khiến họ càng ồ ạt lao vào tầm ngắm của những nhà sưu tầm.

Giá bán không đóng vai trò trong bảng xếp hạng.

Phần đánh giá La bàn Nghệ thuật chú ý tới các cuộc triển lãm tại các viện bảo tàng danh tiếng cũng như giải thưởng và các bài điểm mục trong các tạp chí nghệ thuật. Ngược lại giá bán cũng như các thành quả đấu giá không đóng vai trò.

Đối với các nghệ sĩ đã mất, La bàn Nghệ thuật cũng xếp một người Đức ở vị trí hàng đầu: Joseph Beuys (1921-1986). Sau ông là Andy Warhol, Sigmar Polke, Louise Bourgeois và Martin Kippenberger.


© Phạm Kỳ Đăng dịch từ tiếng Đức
Nguồn: "Stern", "Berliner Zeitung" và "Manager Magazin".


© Tranh của Gerhard Richter, họa sĩ, nhà điêu khắc và nhiếp ảnh gia Đức đương đại (sinh năm 1932)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Làm gì đây với Pushkin

Marcel Reich-Ranicki        Mới đây ông hứa nói cho chúng tôi nghe ít nhiều về Pushkin và Chekhov. Chúng tôi chờ đấy. Heinz Bode từ Leipzig ...