Thứ Sáu, 29 tháng 9, 2017

Xộc xệch thêm vì báo chí công cụ

Tranh Camille Corot (1796-1875): Họa sĩ Pháp

Phạm Kỳ Đăng
 

Những ngày này, trước cuộc bầu cử quốc hội Đức 24.09.2017, các đảng phái ở Đức nhộn nhịp bày ngoài phố những bích chương và khẩu hiệu tranh cử. Cả các tờ rơi ném vào thùng thư in nổi bật hình ảnh các ứng viên của mình.

Trên báo chí, những chính khách xuất hiện đều đã từng bị săm soi và chịu búa rìu đủ kiểu. Xem lại những bài đả kích, những tranh châm biếm bà thủ tướng Angela Merkel mà không khỏi lăn ra cười, lăn qua các cung bậc tình cảm cho tới bực dọc và phẫn nộ. Nhưng mới đây, tôi thấy gương mặt bà trên tấm pano của liên minh đảng quảng cáo cho một nước Đức đáng là nơi làm việc và sinh sống, biểu lộ một sự đáng tin cậy, thần thái đàng hoàng.

Đương thời người tiền nhiệm của bà - thủ tướng Helmut Kohl – sau vụ không khai tiền quyên góp và lập quỹ đen cho đảng cũng lãnh đủ nhiều chỉ trích, đay nghiến và cả sự ơ hờ từ chính bà - chính khách miền Đông được ông dìu dắt kế tục sự nghiệp. Là kiến trúc sư của thống nhất bằng con đường hòa bình và xây dựng nền tảng cho Liên minh châu Âu, vào dịp kỷ niệm ngày mất ông vẫn được báo chí nghiêm trang nhớ tới và trân trọng điểm lại những đóng góp lớn.

Cá nhân tôi cảm thấy các vị ấy, xa lạ vì họ ở cương vị cao nhất mình không tiếp xúc đã đành rồi, mà có đấy, ở nhiều khía cạnh họ thân thiết như con người của cộng đồng. Có thể bộc trực và duy cảm chăng, tôi nghĩ về bà Merkel như một “bà chị” thân yêu, bên nhiều “ông hàng xóm” khả kính đã quá cố: Konrad Adenauer, Ludwig Erhard, Willy Brandt, Helmut Schmidt, Helmuth Kohl, Gerhard Schröder.

Nhưng nhìn về nước nhà, các nhà lãnh đạo hiện nay phát ngôn, hành xử đều rất nhố nhăng, tranh hí họa còn phải chạy theo không kịp. Mà sao thế nhỉ, báo chí kiểm duyệt chỉ được phép tô điểm và sắp tới còn có dự đính cấm bôi nhọ và nói xấu lãnh tụ, ở đâu ra một đám người thế quyền bặm trợn, trong lời nói hành vi lố lăng thảm hại nhường kia.

Thực hiện một học thuyết sai trái bằng một tổ chức bất chính, lãnh đạo bởi nhóm người thiếu tính chính danh, thì truyền thông công cụ, báo chí kiểm duyệt ngay tự tại về tư cách bất chính như vậy, cũng phải hy sinh đi nhiều cứu cánh. Và hệ quả tất yếu, nó xa lạ với mọi ý thức truy cầu về sự thực, về phẩm giá và danh dự. Vô hình trung, khi tô vẽ hình ảnh lãnh tụ nứt rạn nham nhở ở thời đại digital không còn thuyết phục, đến được tai mắt công luận nó lố bịch hóa tiếp thêm đối tượng noi gương theo, đó chính là cái hình tượng đưa ra cho nhân dân làm mẫu mực.


© PKĐ

Người đàn bà Ý - Tranh của Camille Corot (1796-1875): Họa sĩ Pháp, nổi tiếng về tranh phong cảnh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Làm gì đây với Pushkin

Marcel Reich-Ranicki        Mới đây ông hứa nói cho chúng tôi nghe ít nhiều về Pushkin và Chekhov. Chúng tôi chờ đấy. Heinz Bode từ Leipzig ...