Tranh Adolph von Menzel (1815-1905): Họa sĩ Đức |
Rằng tôi dễ kiệt cùng chảy máu
Hãy cho tôi một cánh đồng quí, rộng dài!
Ôi, đừng để tôi ngạt thở nơi này
Trong thế giới hẹp của người tiểu kỷ!
Bọn họ ăn tốt, bọn họ uống no
Vui sướng vì gặp may trúng số;
Như cái lỗ hộp quyên cho người nghèo.
Bọn họ ngậm xì gà trong mõm
Và hai tay xỏ trong túi quần;
Sức tiêu hóa cũng thực tốt vô ngần
Cho những ai có thể tiêu hóa họ!
Họ bán buôn những đồ đặc phẩm
Toàn thế giới, trong không khí vậy mà,
Dù nêm gia vị, người ta thường ngửi
Vị linh hồn của cá ướp thối tha.
Ồ giá như tôi thấy di sản lớn
Tội ác, đẫm máu, lớn khổng lồ
Duy chẳng thấy cái phẩm hạnh ớn no
Và đạo đức có khả năng chi trả!
Mây trên kia, đưa ta đi theo với
Tới một miền nào xa tắp, tùy mi
Tới miền đất Lapland hoặc châu Phi
Hay Pomerania, miễn là đi khỏi!
Ồ đưa ta theo, chẳng nghe lời gọi
Mây trên cao chúng thông thái vậy thay!
Chỉ du lãm nhất thời qua thành phố
Sợ hãi, rồi chúng tăng tốc vù bay.
©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức bài thơ Vào năm 1829 từ chùm Romanzen của tập Neue Gedichte - Những bài thơ mới (còn sửa)
Anno 1829
Heinrich Heine (1797-1856)
Daß ich bequem verbluten kann,
Gebt mir ein edles, weites Feld!
Oh, laßt mich nicht ersticken hier
In dieser engen Krämerwelt!
Sie essen gut, sie trinken gut,
Erfreun sich ihres Maulwurfglücks,
Und ihre Großmut ist so groß
Als wie das Loch der Armenbüchs.
Zigarren tragen sie im Maul
Und in der Hosentasch' die Händ;
Auch die Verdauungskraft ist gut -
Wer sie nur selbst verdauen könnt!
Sie handeln mit den Spezerein
Der ganzen Welt, doch in der Luft,
Trotz allen Würzen, riecht man stets
Den faulen Schellfischseelenduft.
O, daß ich große Laster säh,
Verbrechen, blutig, kolossal -
Nur diese satte Tugend nicht,
Und zahlungsfähige Moral!
Ihr Wolken droben, nehmt mich mit,
Gleichviel nach welchem fernen Ort!
Nach Lappland oder Afrika,
Und seis nach Pommern - fort! nur fort!
O, nehmt mich mit - sie hören nicht -
Die Wolken droben sind so klug!
Vorüberreisend dieser Stadt,
Ängstlich beschleungen sie den Flug.
Chú thích của người dịch:
Heinrich Heine (1797-1856): Nhà thơ, nhà văn và nhà báo, tác gia hàng thi hào Đức, đại diện cuối cùng và là người vựợt bỏ trào lưu Lãng mạn, có thi phẩm được phổ nhạc và dịch ra tiếng nước ngòai nhiều nhất. Độc giả Việt Nam biết tới và yêu mến Heinrich Heine ngay từ tập thơ đầu tiên gồm nhiều bản dịch từ tiếng Pháp của các nhà thơ Việt Nam, có thể kể Tế Hanh, Hòang Trung Thông, Đào Xuân Quý.
George Sand viết về Heine:
„...Heine nói ra những điều rất độc địa, và những câu chuyện tiếu của ông đâm trúng tim đen. Người ta cho rằng về bản chất ông là người độc ác, nhưng không có gì sai hơn thế. Lòng dạ ông tốt, cũng như miệng lưỡi ông ấy tệ. Ông tính dịu dàng, ân cần, dâng hiến, lãng mạn trong tình yêu, vâng yếu đuối nữa và một người đàn bà có thể thoải mái thống trị ông."
„Heine sagt sehr bissige Sachen, und seine Witze treffen ins Schwarze. Man hält ihn für von Grund auf böse, aber nichts ist falscher; sein Herz ist so gut wie seine Zunge schlecht ist. Er ist zärtlich, aufmerksam, aufopfernd, in der Liebe romantisch, ja schwach, und eine Frau kann ihn unbegrenzt beherrschen.“ (George Sand).
Friedrich Nietzsche viết về Heinrich Heine:
"Heinrich Heine đã cho tôi khái niệm cao nhất về một nhà thơ trữ tình. Tôi đã hoài công kiếm tìm trong mọi vương quốc của những kỷ ngàn năm một thứ âm nhạc da diết và ngọt ngào tương tự. Ông có một sự độc địa của thánh thần, thiếu thứ đó tôi nào đâu nghĩ nổi điều hoàn hảo (...).- Và ông ấy sử dụng tiếng Đức ra sao! Sẽ có lần người ta nói, xét cho cùng Heine và tôi là những nghệ sĩ đầu tiên của tiếng Đức.“
„Den höchsten Begriff vom Lyriker hat mir Heinrich Heine gegeben. Ich suche umsonst in allen Reichen der Jahrtausende nach einer gleich süßen und leidenschaftlichen Musik. Er besaß eine göttliche Bosheit, ohne die ich mir das Vollkommene nicht zu denken vermag (…). – Und wie er das Deutsche handhabt! Man wird einmal sagen, dass Heine und ich bei weitem die ersten Artisten der deutschen Sprache gewesen sind.“
Tranh của Adolph von Menzel (1815-1905): Họa sĩ Đức theo phái Hiện thực.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét