Tranh©
William Adolphe Bouguereau (1825 - 1905)
|
Gã Peter và Bender ngồi uống
Rượu vang. Bender nói: „Cược nào
Dẫu mi hát chinh phục toàn thế giới.
Chưa bao giờ được Mette nhà tao!
Peter nói: Ta cược ngựa thiên lý
Đổi đàn chó của mi, chẳng thêm,
Ta hát dụ nàng Mette về trang trại
Ngay hôm nay, đúng giờ tý nửa đêm.
Và đúng lúc nửa đêm giờ tý
Gã Peter cất tiếng hát ca
Bay qua sông, qua cánh rừng già
Những âm sắc ngọt ngào, dồn dập.
Những cây thông lặng yên hồi hộp
Cánh đồng ngưng bặt tiếng rì rào
Vầng trăng mờ run rẩy trời cao
Những vì sao tinh anh nghe ngóng.
Nàng Mette bỗng nhiên bừng tỉnh:
- Ai hát kia ở trước phòng ta?
Nàng rũ xiêm và hét vọng ra
Nên nông nỗi kêu than rền rĩ.
Nàng bước đi, không gì ngăn cản
Chính thế qua sông, qua cánh rừng già,
Gã Peter cùng với bài ca
Mạnh mẽ kéo nàng về sân nhà gã.
Khi nàng trở về nhà sáng sớm
Gã Bender đứng trước cửa nhà:
„- Mette này, cô ở đâu đêm qua?
Áo xống cô ướt đầm sương giá!“
- Đêm qua em bên dòng sông tiên cá,
Ở đó em nghe lời họ tiên tri
Những nàng tiên cá nghịch ngợm ghê
Họ vẩy nước lên người em tung tóe.
„Sông tiên cá có bờ cát mịn
Cô chẳng hề đi đến chốn kia!
Bàn chân cô rách bươm vết máu
Và má cô máu cũng chảy kìa.“
- Đêm hôm qua em vào trong rừng quỉ
Xem quỷ lùn múa điệu vũ vòng
Chẳng may em xước chân rách mặt
Bởi vì gai và những cành thông.
„- Đến tháng Năm quỉ lùn mới múa
Trên những đồng hoa trắng muốt bông
Nhưng bây giờ là mùa thu lạnh
Trên dải rừng gió rít tầng không.“
- Bên Peter Nielsen, đêm em ở lại,
Ông ta ca giọng mạnh mẽ nhiệm màu
Bay qua nước dòng, qua cánh rừng sâu,
Cuốn hút em không sao cưỡng lại.
Khúc hát ông ta mạnh như cái chết
Quyến rũ em vào thối rữa và bóng đêm.
Trong tim em lửa thanh sắc cháy lên
Nên em biết giờ em phải chết.-
Cửa nhà thờ tế nhuyễn treo đen kịt,
Chuông nguyện hồn gióng giả thảm thương;
Nghĩa đây là cái chết thê lương
Của cô nàng Mette tội nghiệp.
Gã Bender đứng trước linh cữu
Và thở dài tự đáy lòng mình:
- Nay tôi mất cô vợ đẹp xinh
Và những con chó trung thành nữa.
©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức bài thơ Nàng Mette từ chùm Romanzen (Những bài ca tình sử) của tập Neue Gedichte - Những bài thơ mới.
Frau Mette
(nach dem Dänischen)
Heinrich Heine (1787-1856)
Herr Peter und Bender saßen beim Wein,
Herr Bender sprach: Ich wette,
Bezwänge dein Singen die ganze Welt,
Doch nimmer bezwingt es Frau Mette.
Herr Peter sprach: Ich wette mein Roß,
Wohl gegen deine Hunde,
Frau Mette sing ich nach meinem Hof,
Noch heut, in der Mitternachtstunde.
Und als die Mitternachtstunde kam,
Herr Peter hub an zu singen;
Wohl über den Fluß, wohl über den Wald
Die süßen Töne dringen.
Die Tannenbäume horchen so still,
Die Flut hört auf zu rauschen,
Am Himmel zittert der blasse Mond
Die klugen Sterne lauschen.
Frau Mette erwacht aus ihrem Schlaf:
Wer singt vor meiner Kammer?
Sie achselt ihr Kleid, sie schreitet hinaus; -
Das ward zu großem Jammer.
Wohl durch den Wald, wohl durch den Fluß
Sie schreitet unaufhaltsam;
Herr Peter zog sie nach seinem Hof
Mit seinem Liede gewaltsam.
Und als sie morgens nach Hause kam,
Vor der Türe stand Herr Bender:
»Frau Mette, wo bist du gewesen zur Nacht,
Es triefen deine Gewänder?«
Ich war heut nacht am Nixenfluß,
Dort hört ich prophezeien,
Es plätscherten und bespritzten mich
Die neckenden Wasserfeien.
Ich war heut nacht im Elfenwald,
Zu schauen den Elfenreigen,
Ich hab mir verwundet Fuß und Gesicht,
An Dornen und Tannenzweigen.
»Die Elfen tanzen im Monat Mai,
Auf weichen Blumenfeldern,
Jetzt aber herrscht der kalte Herbst
Und heult der Wind in den Wäldern.«
Bei Peter Nielsen war ich heut nacht,
Er sang, und zaubergewaltsam,
Wohl durch den Wald, wohl durch den Fluß,
Es zog mich unaufhaltsam.
Sein Lied ist stark als wie der Tod,
Es lockt in Nacht und Verderben.
Noch brennt mir im Herzen die tönende Glut;
Ich weiß, jetzt muß ich sterben. -
Die Kirchentür ist schwarz behängt,
Die Trauerglocken läuten;
Das soll den jämmerlichen Tod
Der armen Frau Mette bedeuten.
Herr Bender steht vor der Leichenbahr,
Und seufzt aus Herzensgrunde:
Nun hab ich verloren mein schönes Weib
Und meine treuen Hunde.
Chú thích của người dịch:
Heinrich Heine (1797-1856): Nhà thơ, nhà văn và nhà báo, tác gia hàng thi hào Đức, đại diện cuối cùng và là người vựợt bỏ trào lưu Lãng mạn, có thi phẩm được phổ nhạc và dịch ra tiếng nước ngòai nhiều nhất. Độc giả Việt Nam biết tới và yêu mến Heinrich Heine ngay từ tập thơ đầu tiên gồm nhiều bản dịch từ tiếng Pháp của các nhà thơ Việt Nam, có thể kể Tế Hanh, Hòang Trung Thông, Đào Xuân Quý.
George Sand viết về Heine:
„...Heine nói ra những điều rất độc địa, và những câu chuyện tiếu của ông đâm trúng tim đen. Người ta cho rằng về bản chất ông là người độc ác, nhưng không có gì sai hơn thế. Lòng dạ ông tốt, cũng như miệng lưỡi ông ấy tệ. Ông tính dịu dàng, ân cần, dâng hiến, lãng mạn trong tình yêu, vâng yếu đuối nữa và một người đàn bà có thể thoải mái thống trị ông."
„Heine sagt sehr bissige Sachen, und seine Witze treffen ins Schwarze. Man hält ihn für von Grund auf böse, aber nichts ist falscher; sein Herz ist so gut wie seine Zunge schlecht ist. Er ist zärtlich, aufmerksam, aufopfernd, in der Liebe romantisch, ja schwach, und eine Frau kann ihn unbegrenzt beherrschen.“ (George Sand).
Friedrich Nietzsche viết về Heinrich Heine:
"Heinrich Heine đã cho tôi khái niệm cao nhất về một nhà thơ trữ tình. Tôi đã hoài công kiếm tìm trong mọi vương quốc của những kỷ ngàn năm một thứ âm nhạc da diết và ngọt ngào tương tự. Ông có một sự độc địa của thánh thần, thiếu thứ đó tôi nào đâu nghĩ nổi điều hoàn hảo (...).- Và ông ấy sử dụng tiếng Đức ra sao! Sẽ có lần người ta nói, xét cho cùng Heine và tôi là những nghệ sĩ đầu tiên của tiếng Đức.“
„Den höchsten Begriff vom Lyriker hat mir Heinrich Heine gegeben. Ich suche umsonst in allen Reichen der Jahrtausende nach einer gleich süßen und leidenschaftlichen Musik. Er besaß eine göttliche Bosheit, ohne die ich mir das Vollkommene nicht zu denken vermag (…). – Und wie er das Deutsche handhabt! Man wird einmal sagen, dass Heine und ich bei weitem die ersten Artisten der deutschen Sprache gewesen sind.
Tranh của William Adolphe Bouguereau (1825 - 1905): Họa sĩ Pháp, bậc thầy của phái Cổ điển Hàn lâm và Hiện thực Cổ điển.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét