Thứ Năm, 29 tháng 7, 2021

Gọi

Johannes Bobrowski (1917-1965)    




Vilna, cây sồi
em -
bạch dương
miền Nowgorod của tôi -
Xưa trong những cánh rừng lanh lảnh
tiếng tôi hét mùa xuân,
bước chân những ngày qua của tôi
vọng vang trên sông nước.

Ôi chao, là đó vầng rạng rỡ,
ban tặng tiếp chòm tinh đẩu mùa hè,
người kể chuyện cổ tích ngồi bên bếp lửa,
những cậu bé, suốt đêm dài lắng nghe,
kéo đi tản tác.

Ông sẽ đơn độc hát:
Băng qua miền
thảo nguyên
sói chạy, người đi săn
tìm thấy phiến đá vàng
trong ánh trăng bốc cháy –

Linh thiêng nổi trôi,
một con cá bơi
qua những thung lũng cũ
những thung rừng còn đó
Lời giảng của các Thánh Cha còn vọng lên:
Hỡi những người lạ, xin chào.
Anh sẽ thành một người xa lạ. Sắp rồi.

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức:

Anruf

Johannes Bobrowski (1917-1965)

Wilna, Eiche
du -
meine Birke,
Nowgorod -
einst in Wäldern aufflog
meiner Frühling Schrei, meiner Tage
Schritt erscholl überm Fluss.

Ach, es ist der helle
Glanz, das Sommergestirn,
fortgeschenkt, am Feuer
hockt der Märchenerzähler,
die nachtlang ihm lauschten, die Jungen
zogen davon.

Einsam wird er singen:
Über die Steppe
fahren Wölfe, der Jäger
fand ein gelbes Gestein,
aufbrannt' es im Mondlicht. -

Heiliges schwimmt,
ein Fisch
durch die alten Täler, die waldigen
Täler noch, der Väter
Rede tönt noch herauf:
Heiß willkommen die Fremden.
Du wirst ein Fremder sein. Bald.

Chú thích của người dịch:

Vilna/Vilnius nay thành thủ phủ của nước Cộng hòa Litva.

Johannes Bobrowski (1917-1965): Nhà thơ, nhà văn, tác gia nổi bật trong văn chương Đức sau thế chiến II.
Tiểu sử: Sinh ngày 09.04.1917 tại Tilsit * Nghiên cứu chuyên ngành Lịch sử Nghệ thuật tại Königsberg* 1937 chuyển về Berlin, nơi ông ra mắt những tác phẩm đầu tay vào năm 1943/1944 trên tờ „ Das innere Reich“ .* 1945 bị cầm tù ở trại giam Sô viết.* Sau chiến tranh làm biên tập viên tại những nhà in của Đông Berlin và từ 1959 phụ trách mục Văn chương của nhà xuất bản Union Verlag* Năm 1955 in thơ trên tạp chí văn học „Sinn und Form“* 1961 xuất bản tập thơ „Sarmatische Zeit“ (Thời đại Sarmatian).*1962 Bobrowski nhận giải thưởng của nhóm 47, nơi ông kết giao tình bằng hữu với Paul Celan, Hans Magnus Enzensberger, Nelly Sach và Günter Gras* Ngôi nhà của ông bị giám sát cũng như hoạt động đi lại của ông bị An ninh quốc gia theo dõi* 1965 Nhận giải thường Heinrich Mann của Viện Hàn lâm Nghệ thuật Đông Berlin cho cuốn tiểu thuyết „Levins Mühle“ (Cối xay nhà Levin) 1962 xuất bản tập thơ „Schattenland Ströme“ (Những dòng sông xứ bóng đêm) và „Wetterzeichen“ (Dấu hiệu thời tiết). *1965 In các tập truyện ngắn, văn xuôi „Bohlendorff“ và „Mäusefest“ (Lễ hội chuột nhắt). *1965 Bobrowski viết cuốn tiểu thuyết „ Litauische Claviere“ (Những cây đàn piano xứ Litva).
• Mất ngày 02.09.1965 tại Berlin-Köpenick. Sau khi ông chết, xuất bản tập thơ "Im Windgesträuch. Gedichte aus dem Nachlaß" (Trong bụi gió đông - Thơ di cảo).

Tranh của Isaak Iljitsch Lewitan, Исаак Ильич Левитан (1860-1900): Họa sĩ Nga-Do thái.

Thứ Hai, 26 tháng 7, 2021

Nghiệm trải của thời đại phi nhanh

Walter Hinck  



Khi viết bài thơ này, Georg Heym tròn mười sáu tuổi. Tức là thơ của cậu học trò tú tài? Khái niệm thất bại trong những trường hợp như trường hợp này. Lớn lên trong Chiến tranh ba mươi năm, cô Sibylla Schwarz (1) mười bảy tuổi đã để lại những bài thơ không tỳ vết hình thức uyển chuyển. Những câu thơ của chàng Hugo von Hofmannsthal (2) mới mười tám tuổi được tính về những câu hay nhất của thi sĩ.

Nhưng thường ra những văn bản đầu tay của một tác giả vấp lùi lại chút ít trước vẻ sáng láng của những tác phẩm sau này, bởi vì với ta, chúng muốn tỏ ra quan trọng trong vai trò là thang bậc đi tới hoàn hảo. Ngược lại không nhất thiết phải đặt ra mực thước cao nhất cho những bài tập luyện kỹ năng của thơ. Những bài thơ theo phong cách anakreon (3) của Goethe trẻ tuổi không nhất thiết đã là một bằng chứng của thiên tài. Phẩm chất thiên tài ấu thơ hoàn toàn không có nơi các nhà thơ. Mozart, khi còn tuổi bé trai đã lôi cuốn khán thính giả trong những phòng hòa nhạc châu Âu trầm trồ ngưỡng mộ không tìm thấy sự tương ứng trong văn chương. Năm 1912 là thời điểm đánh dấu cho một biến đổi lớn về lịch sử văn hóa. Trong tập niên giám „Kỵ sĩ xanh“ của Wassily Kandinsky (4) và Franz Marc (5) một phong cách nghệ thuật mới đã khởi sắc: Chủ nghĩa Biểu hiện. Georg Heym thuộc về những tác giả đã đỡ chủ nghĩa Biểu hiện lên bộ yên cương văn chương. Trong những hình ảnh ma quái và huyền hoặc ở những bài thơ sáng tác khoảng giữa năm 1910 và 1912 ta thấy kỹ thuật cơ giới, những sa mạc sỏi đá của những thành phố lớn và chiến tranh ném những bóng đen hãi hùng, rùng rợn lên cuộc sống con người.

Trong ấn bản còn không thì góp đầy công lao của mình, Karl Ludwig Schneider (6) đã đẩy các bài thơ của những tháng năm này vào trọng tâm và đày ải những văn bản xuất hiện trước đó vào phần phụ lục. Khi đọc lại lần mới đây tôi đã không tuân theo cách đánh giá này. Cũng những văn bản đó, người ta đọc chúng trong các tình huống khác của đời người rất khác. Những nghiệm trải riêng biệt (bên trong) là những địa chấn kế của sự đọc bài thơ. Và như thế mãi tới hiện giờ tôi đã „phát hiện“ ra bài thơ „Dọc theo mùa đông“.

Bỏ qua chủ đề, văn bản đã chiếm lấy tôi bởi phong cách ngắn và khúc chiết, đối lập với những loạt ảnh hình chất nặng, đôi khi những nỗ lực khoa trương về ngôn từ trong những bài thơ sau này của Heym. Ở đây tất cả được qui về cô đọng. Trong sự co giãn về thời gian căng nhất, một năm mới được kéo dồn lại. Những bến diễn tương tự với toàn bộ đời người có lẽ chẳng cần phải đề cập dù một lần ở đây.

Trong khổ thơ đầu Heym còn hoàn toàn dừng lại ở những ảnh hình thiên nhiên. Tiến trình của năm cho tới mùa đông xuất hiện như một vận động dọc theo xuống. Nhưng đó là một trường hợp của những cung bậc hạ dần: mới đầu là vũ điệu, sau đó là sự rũ xuống mệt mỏi, cuối cùng là lắt lay. Bước quá độ tiếp diễn từ „lắt lay“ cho tới „lặng câm“ lập thành chiếc cầu nối sang khổ thứ hai. Và bây giờ Heym xung xuất bức tranh tráng lệ lưu truyền dưới nhiều hình thức trong nghệ thuạt và thơ ca và tuy nhiên không trở thành khuôn mẫu nhàm chán. Rằng ở đây thần chết hiện ra không phải với chiếc lưỡi hái, mà với chiếc đàn vĩ cầm, điều này trả lời một lần nữa về motiv của vũ điệu trong câu thơ thứ hai. Nhưng rồi nhịp điệu vũ khúc của khổ thứ nhất đã phải tránh nhường cho bước đi trong khổ thứ hai rắn rỏi hơn.

Cái mạng liên đới thi ca của bài thơ này có độ cô đọng lớn. Tám câu thơ ngắn ngủi đủ biểu đạt ý thức về sự trôi qua, ấy là kinh nghiệm của thời gian phi nhanh như ngựa. Rằng đó có thể là một bài thơ „ông cụ non“ có khi, người ta quên đi điều đó trước tiểu sử của tác giả. Vào mùa đông 1911 sang 1912, mới 24 tuổi đầu, Georg Heym mắc cạn dưới băng tan khi trượt tuyết trên sông Havel. Như nói lại, những công nhân làm rừng không thể cứu ông, họ đã nghe tiếng ông kêu cứu suốt nửa giờ đồng hồ. Trong ba mươi phút này thời đại ngựa phi đã trở thành cái thời cuốn phăng đi mất.

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức

Nguồn: Walter Hinck, aus Marcel Reich-Ranicki (Hrsg.): Frankfurter
Anthologie- Hợp tuyển Frankfurt, Tập 27- Siebenundzwanzigster Band, Insel Verlag, 2004

Dọc mùa đông

Georg Heym (1887-1912)

Vừa mới tháng Năm vàng rực chiếu
Nay đã lá rụng cuồng vũ điệu.
Mệt rũ hoa thuốc phiện tàn bông
Và lắt lay bông tuyết nhẹ tâng.

Và một sự lặng câm vĩ đại
Bao bọc những thế giới vào trong.
Thần Chết với cây đàn vĩ
Soải chân trên bãi giáp đồng.

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức

Winterwärts

Georg Heym (1887-1912)

Eben noch goldiger Maienglanz
Heute schon fallender Blätter Tanz.
Müde senkt sich der welke Mohn
Leise taumeln die Flocken schon.

Und ein großes Schweigen
Hüllt die Welten ein.
Tod mit seiner Geigen
Schreitet auf dem Rain.

Chú thích của người dịch:
(1) Sibylla Schwarz (1621-1638): Nhà thơ nữ người Đức.
(2) Hugo von Hofmannsthal(1874-1929): Nhà văn, nhà thơ, kịch tác gia người Áo.
(3) Anekreon: Nhà thơ Hy Lạp (575 tr.CN – 495 tr. CN)
(4) Wassily Kandinsky (1866-1944): Họa sĩ, nhà đồ họa và lý thuyết nghệ thuật người Nga.
(5) Franz Marc (1880-1916): Họa sĩ Đức, đại diện quan trọng của phái Biểu hiện.
(6) Karl Ludwig Schneider(1919-1981): Nhà ngữ văn Đức, nhà thơ và nhà nghiên cứu Chủ nghĩa Biểu hiện.

Walter Hinck (1922-2015): Nhà ngữ văn Đức, nhà văn.

Georg Heym (1887-1912): Trong cuộc đời ngắn ngủi, cùng chết khi cứu bạn là nhà văn Ernst Balcke (1887-1912) trượt tuyết trên sông băng, ông để lại 500 bài thơ và phác thảo thơ, được coi là một trong những nhà thơ quan trọng của Đức ngữ, người mở đường cho Chủ nghĩa Biểu hiện (Expressionismus/Expressionism) trong văn chương.

Tranh của Franz Marc (1880-1916): Họa sĩ Đức đại diện quan trọng của phái Biểu hiện.

Chủ Nhật, 18 tháng 7, 2021

Dọc mùa đông

Georg Heym (1887-1912)     




Vừa mới tháng Năm vàng rực chiếu
Nay đã lá rụng cuồng vũ điệu.
Mệt rũ hoa thuốc phiện tàn bông
Và lắt lay bông tuyết nhẹ tâng.

Và một sự lặng câm vĩ đại
Bao bọc những thế giới vào trong.
Thần Chết với cây đàn vĩ
Soải chân trên bãi giáp đồng.

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức:

Winterwärts

Georg Heym (1887-1912)

Eben noch goldiger Maienglanz
Heute schon fallender Blätter Tanz.
Müde senkt sich der welke Mohn
Leise taumeln die Flocken schon.

Und ein großes Schweigen
Hüllt die Welten ein.
Tod mit seiner Geigen
Schreitet auf dem Rain.

Chú thích của người dịch:

Georg Heym (1887-1912): Trong cuộc đời ngắn ngủi, cùng chết khi cứu bạn là nhà văn Ernst Balcke (1887-1912) trượt tuyết trên sông băng, ông để lại 500 bài thơ và phác thảo thơ, được coi là một trong những nhà thơ quan trọng của ngôn ngữ Đức, là người mở đường cho Chủ nghĩa Biểu hiện (Expressionismus/Expressionism) trong văn chương.

Tranh của Gabriele Münter (1877-1962): Nữ họa sĩ Đức, bạn đời của Wassily Kandinsky, đại diện quan trọng của Chủ nghĩa Biểu hiện trong hội họa.

Thứ Sáu, 16 tháng 7, 2021

Những cuống hoa trơ trụi của thơ ca

Eva Demski  



Nhiều hoa anh túc mọc trong vườn thơ của Gustave Falke và Paul Celan, nhà Ludwig Uhland, Richard Dehmel và cũng hẳn thế nơi Johannes Bobrowski. Nhưng ông ấy kể cho chúng ta rất ít về bông hoa đỏ, mà trong hai khổ thơ ít ỏi, âm điệu cổ điển ông viết một bài thơ, để rồi không viết và không thể viết.

„Soi sáng nữa“, thật ra người ta ngỏ lời như vậy với một thánh thần, và ai đọc bài thơ này, sẽ bị yêu cầu để cho màu đỏ của hoa thuốc phiện hiện lên trước con mắt bên trong của mình. Đó là màu đỏ tinh khiết nhất, không thể so được với một màu nào khác. Ngay cả những bông hoa vương vất tội nghiệp trên đường cao tốc chụp bắt ánh mắt ta, khi phóng xe qua, bằng màu đỏ của chúng và níu giữ ta lại trong một khoảnh khắc. Bobrowski, sinh năm 1917 tại Tilsit (Sowetsk- Kaliningrad) đã có thể nhìn thấy những cánh đồng mênh mông bạt ngàn hoa anh túc sáng rực như đã từ lâu ta không có nữa bên bờ sông Memel, sông Vistula và kế đó trên miền đất Masuria, nơi về sau gia đình ông đã sống ở đó.

Những gì ông người thi sĩ đã có thể mang trong lòng ấp ủ - có thể trước cả khi ông biết tới bài „ Gửi những người hậu thế“ của Bertolt Brecht – rằng một cuộc trò chuyện với cây cối“ đã là một trọng tội. Tội còn nhiều hơn bao nữa một cuộc thoại nói về hoa? Bobrowski thuộc về nhà thờ Thú tội, trong vai trò người lính, hạ sĩ bị xung đến nhiều chiến trường và sau phải làm tù binh lao động trong một hầm mỏ của Nga. Sau chiến tranh ông quyết định chọn miền Đông Đức. Nhưng cũng được biết tới ở miền Tây, và ông là thành viên của Nhóm 47.

Không chỉ trò chuyện với cây cối rơi vào ngờ vực. Những bài thơ về hoa không thiết lập căn bản về chính trị thường cũng được coi là thứ lệch lạc khỏi những đề tài thơ đáng xem trọng, như một thứ thư giãn nghỉ ngơi cho thi sĩ, khúc nhạc tươi vui giải trí, tiết mục trang điểm. Nhưng chính ở đó chúng tự bên trong mang trọn vẻ đẹp, những bông hoa tím của Goethe, cẩm tú cầu của Rilke, bông thúy cúc của Benn và hoa hồng của Brecht.

Nhưng với hoa anh túc bài thơ có một đặc tính được Bobrowski tận dụng khai thác cho mình. Chắc chắn ông ý thức được điều chi đã làm cho loài hoa đẹp trở nên độc đáo như vậy: sự liên quan tới say sưa, tới giấc ngủ và tới lãng quên. Chỉ một cơn gió nhẹ thoảng qua đã tước theo những cánh bông, và nếu như người ta thế đó tìm cách hái một bó hoa thuốc phiện, và nếu như người ta bất chấp tìm cách mang cái màu đỏ không thể tin được về nhà, người ta sẽ về nhà với những cuống trơ trọi trên tay. Bobrowski kể cho chúng ta nghe về những cuống cọng trống trơn của thi ca, ông đã có thể quan sát thiên nhiên sao mới tuyệt vời cặn kẽ: Hoa anh túc cần cấp cho bài thơ của ông sự „bùng cháy“. Nhưng hai dòng đầu của khổ thứ hai bỏ cuộc: Người ta không thể nào gìn giữ nó, cái mầu của tình yêu, màu đỏ, sự sống động. Trong đời thực người ta không gìn giữ được thứ gì cả.

Cũng thế từ Huysum tới Van Gogh hay Monet nhiều họa sĩ từng phải lòng hoa anh túc đã không thể nào làm chủ được trước màu đỏ này, dẫu tranh của họ có đẹp thế nào chăng nữa. Và như thế bài thơ của Bobrowski có thể nói tự thân lâng lâng bay mất khiến chúng ta lớp hậu sinh chẳng biết được nhà thơ buồn nỗi gì nơi đây. Ông buông bỏ để chúng ta ít nhiều ngơ ngác với giai điệu của một khúc ca lâm ly cổ xưa hiển nhiên ông từng biết tới văng vẳng bên tai “Anh túc đỏ, cớ sao em ra nông nỗi héo tàn…“- nhưng mà lay động bởi vẻ thanh nhã của tám dòng đây đang bay lượn xung quanh hai chị em chủ đề vĩnh cửu: tàn phai và vô vọng. Những cánh bông hoa anh túc trong lớp lụa nhàu nát mê hoặc chúng ta trước mắt. Cho nên chắc chắn Bobrowski sẽ bằng lòng, nếu như chúng ta trao cho nhà thơ Ludwig Uhland lời cuối cùng:

Tôi nhìn ra những bóng tối
Chúng sáng trong như sao trời
Anh túc của thi ca! Hãy
Lướt quanh đầu tôi muôn nơi!

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức:

Nguồn: Eva Demski, aus Marcel Reich-Ranicki (Hrsg.): Frankfurter Anthologie. Fünfunddreißigster Band, Insel Verlag, 2012

Hoa anh túc đỏ

Johannes Bobrowski (1917-1965)

Soi sáng nữa! Của mi sự chiếu sáng
Không vượt qua những cơn gió hoang vu
Nhưng cho mượn đây, cho ta gắn kết
Sự cháy bùng của mi tới bài thơ.

Không còn lại cho từng người dấu tích
Là ảnh hình mi, trong đỏ rực mầu
Luôn là thế, gì ta yêu tha thiết
Biệt tăm như khói rã về đâu.

Roter Mohn

Johannes Bobrowski (1917-1965)

Leuchtender! Die wilden Winde
übersteht dein Leuchten nicht,
aber leih’ mir, daß ich’s binde,
dein Erglühen zum Gedicht.

Nicht daß davon je geblieben
wär dein Bild, das Rot darin!
Immer, was wir herzlich lieben,
geht dahin, wie Rauch dahin.

Chú thích của người dịch:

Eva Demski: Sinh năm 1944, nhà văn nữ người Đức

Johannes Bobrowski (1917-1965): Nhà thơ, nhà viết truyện ngắn, tác gia có tiếng nói quan trọng trong văn chương Đức sau thế chiến II.
Tiểu sử: Sinh ngày 09.04.1917 tại Tilsit * Nghiên cứu chuyên ngành Lịch sử Nghệ thuật tại Königsberg* 1937 chuyển về Berlin, nơi ông ra mắt những tác phẩm đầu tay vào năm 1943/1944 trên tờ „ Das innere Reich“ .* 1945 bị cầm tù ở trại giam Sô viết.* Sau chiến tranh làm biên tập viên tại những nhà in của Đông Berlin và từ 1959 phụ trách mục Văn chương của nhà xuất bản Union Verlag* Năm 1955 in thơ trên tạp chí văn học „Sinn und Form“* 1961 xuất bản tập thơ „Sarmatische Zeit“ (Thời đại Sarmatian).*1962 Bobrowski nhận giải thưởng của nhóm 47, nơi ông kết giao tình bằng hữu với Paul Celan, Enzensberger, Nelly Sach và Günter Gras* 1965 Nhận giải thường Heinrich Mann của Viện Hàn lâm Nghệ thuật Đông Berlin cho cuốn tiểu thuyết „Levins Mühle“ (Cối xay nhà Levin) 1962 xuất bản tập thơ „Schattenland Ströme“ (Những dòng sông xứ bóng đêm) và „Wetterzeichen“ (Dấu hiệu thời tiết). *1965 In các tập truyện ngắn, văn xuôi „Bohlendorff“ và „Mäusefest“ (Lễ hội chuột nhắt). *1965 Bobrowski viết cuốn tiểu thuyết „ Litauische Claviere“ (Những cây đàn piano xứ Litva).
* Mất ngày 02.09.1965 tại Berlin-Köpenick. Sau khi ông chết, xuất bản tập thơ "Im Windgesträuch. Gedichte aus dem Nachlaß" (Trong bụi cây mùa đông - Thơ di cảo).

Tranh của Emil Nolde (7. 8. 1867 – 13. 4. 1956): Một trong những đại diện phái Biểu hiện Đức, và được đánh giá là một trong những họa sĩ sơn dầu và màu nước xuất sắc của thế kỷ 20.

Thứ Tư, 7 tháng 7, 2021

Hoa anh túc đỏ

Johannes Bobrowski (1917-1965)     




Soi sáng nữa! Của mi sự chiếu sáng
Không vượt qua những cơn gió hoang vu
Nhưng cho mượn đây, cho ta gắn kết
Sự cháy bùng của mi tới bài thơ.

Không còn lại cho từng người dấu tích
Là ảnh hình mi, trong đỏ rực mầu
Luôn là thế, gì ta yêu tha thiết
Biệt tăm như khói rã về đâu.

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức:

Roter Mohn

Johannes Bobrowski (1917-1965)

Leuchtender! Die wilden Winde
übersteht dein Leuchten nicht,
aber leih’ mir, daß ich’s binde,
dein Erglühen zum Gedicht.

Nicht daß davon je geblieben
wär dein Bild, das Rot darin!
Immer, was wir herzlich lieben,
geht dahin, wie Rauch dahin.

Chú thích của người dịch:

Johannes Bobrowski (1917-1965): Nhà thơ, nhà viết truyện ngắn, tác gia có tiếng nói quan trọng trong văn chương Đức sau thế chiến II.

Tiểu sử: Sinh ngày 09.04.1917 tại Tilsit * Nghiên cứu chuyên ngành Lịch sử Nghệ thuật tại Königsberg* 1937 chuyển về Berlin, nơi ông ra mắt những tác phẩm đầu tay vào năm 1943/1944 trên tờ „ Das innere Reich“ .* 1945 bị cầm tù ở trại giam Sô viết.* Sau chiến tranh làm biên tập viên tại những nhà in của Đông Berlin và từ 1959 phụ trách mục Văn chương của nhà xuất bản Union Verlag* Năm 1955 in thơ trên tạp chí văn học „Sinn und Form“* 1961 xuất bản tập thơ „Sarmatische Zeit“ (Thời đại Sarmatian).*1962 Bobrowski nhận giải thưởng của nhóm 47, nơi ông kết giao tình bằng hữu với Paul Celan, Enzensberger, Nelly Sach và Günter Gras* 1965 Nhận giải thường Heinrich Mann của Viện Hàn lâm Nghệ thuật Đông Berlin cho cuốn tiểu thuyết „Levins Mühle“ (Cối xay nhà Levin) 1962 xuất bản tập thơ „Schattenland Ströme“ (Những dòng sông xứ bóng đêm) và „Wetterzeichen“ (Dấu hiệu thời tiết). *1965 In các tập truyện ngắn, văn xuôi „Bohlendorff“ và „Mäusefest“ (Lễ hội chuột nhắt). *1965 Bobrowski viết cuốn tiểu thuyết „ Litauische Claviere“ (Những cây đàn piano xứ Litva).
* Mất ngày 02.09.1965 tại Berlin-Köpenick. Sau khi ông chết, xuất bản tập thơ "Im Windgesträuch. Gedichte aus dem Nachlaß" (Trong bụi cây mùa đông - Thơ di cảo).

Tranh của Emil Nolde (7. 8. 1867 – 13. 4. 1956): Một trong những đại diện phái Biểu hiện Đức, và được đánh giá là một trong những họa sĩ sơn dầu và màu nước xuất sắc của thế kỷ 20.

Thứ Năm, 1 tháng 7, 2021

Sao u buồn vậy?

Hans-Ulrich Treichel    



Đó là bài thơ nổi tiếng nhất của Heinrich Heine, và với những ai đó, văn bản được phổ cập lần đầu vào năm 1824 ngân lên bên tai như một bài dân ca cổ truyền và không như tác phẩm của một nhà trí thức và thi sĩ chết trong cảnh lưu vong ở nước Pháp. Được Friedrich Silcher (1837), cám ơn người nhạc sĩ chúng ta còn có bài „Nàng Ähnchen xứ Tharau“ nữa, phổ nhạc, khúc hát còn góp phần gia tăng thêm cảm tưởng này.

Chúng ta không biết, bản thân Heine sẽ nói gì về câu chuyện, có như một lần, trong một chuyến dạo chơi bên bờ sông Ranh giả sử, có thể có một chiếc tàu du lịch chạy bằng hơi nước chở một hội đàn ông hát ca chạy ngang qua và đã thổi hắt từ bên kia tới ông cái câu “Tôi chẳng biết sao ra nông nỗi“ sao mới ngọt ngào và đa cảm. Hiển nhiên khéo ông ấy dễ sáng tác một câu thơ chế nhạo về chuyện ấy, nhưng mà cũng có thể ông ấy hơi mủi lòng và đồng thời ngượng ngùng vì sự tình có thật, rằng nàng trinh nữ mang hình tiên cá tên là Lore Lay không lần nào do ông mà do Clemens Brentano (1) phát minh ra vào năm 1800 đã biến ông chứ không phải nào ai khác thành nhà văn dân tộc của Đức mà giờ đây người ta huýt sáo bài thơ đó từ trên mọi nóc nhà.

Không gây xúc động, mà gây ra rối trí cho ông tuy nhiên hẳn là cái tin đồn được nhiều người, cả Theodor W. Adorno lan truyền, rằng chính những người theo chủ nghĩa Xã hội chủ nghĩa dân tộc (Quốc xã) suýt nữa đã „đưa“ ông lên đài „vinh quang“, khi họ đã dán đè lên dưới bài Loreley tên của nhà thơ đã trở nên nổi tiếng cái nhãn „tác giả khuyết danh“ và như thế đã „bưng bít những câu thơ của Heine“ coi như bài „dân ca“. Cho đến ngày hôm nay vẫn thiếu bất kỳ chứng cứ đối với nội dung xác thực của lời đồn đại này. Và thậm chí chưa có chứng cứ gì đáng đổ máu ra xác tín.

Chắc chắn văn bản đa cảm, và hẳn độc giả nào đó sẽ ớn lạnh bởi một niềm khoái trá và hoan lạc cộng sinh, nếu hắn đưa mình nhập vào vai người lái thuyền không sao cưỡng lại được sự quyến rũ nhục dục – âm nhạc, và chính vì thế chìm đắm xuống. Trong chừng mực đó những „thời xa xưa“ cho phép hiểu thậm chí như là thời xa xưa tốt đẹp, khi thời đó con người ta không chỉ bị chài mồi, quyến rũ, mà vượt qua ranh giới đó còn bị „nuốt chửng“ đi nữa.

Thời buổi hôm nay, cũng có lẽ vào thời Heine đã thế, không dễ gì có được những chấn động khuynh đảo cảm xúc tầm như vậy. Nhưng đương nhiên chúng được mong nhớ dạo đó cũng như hôm nay. Và chính vì thế câu hỏi (cho đến nay vẫn chưa được giới nghiên cứu Heine làm sáng tỏ toàn bộ) về sự buồn thương của nhà thơ chỉ được trả lời khá không thỏa đáng, nếu như người ta diễn giải bài thơ hoặc theo dựa vào tiểu sử hoặc lưu ý về tình yêu bất hạnh của Heine với cô em họ Amalie hoặc giải thích Lorelei như sự hiện thân của bản thể Đức mà chạm vào đó người Do thái Heine đã trở thành điên và vì thế kết cục thân tàn ma dại. Với cách thức đó hẳn người ta quả đã ban tặng quá nhiều danh giá cho mái tóc vàng kim và với những thứ nó đại diện.

Tại sao nhà thơ của bài Loreley„ lại u sầu vậy“? Chắc chắn bởi Amelie, và cũng chắc chẳn, ông khổ đau vì tổ quốc của mình. Nhưng có lẽ nhiều hơn thế nữa, bởi vì những câu truyện cổ tích với những nàng trinh nữ đẹp, những giai điệu hùng tráng và những tai ương hứa hẹn nhiều nỗi chỉ có thể có được bằng cái giá phải trả, hoặc chúng bị kiềm chế theo cách chế nhạo, nhưng thế đấy hoặc cách khác: được Friedrich Silcher phổ nhạc.

Nguồn Frankfurter Allgemeine Zeitung vom 14.12.1996

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức: 

Nàng Loreley

Heinrich Heine (1797-1856)

Tôi chẳng biết sao ra nông nỗi
Lòng tôi mang vậy mối u sầu
Khiến tôi một truyện từ đâu
Thời xa xưa mãi trong đầu vấn vương.

Không khí lạnh trời buông bóng tối
Dòng sông Ranh tuôn lối chảy êm
Đỉnh cao ngọn núi lóe lên
Trong vừng ánh nắng điểm thêm chiều tàn.

Nàng trinh nữ dung nhan đẹp nhất
Ngồi ở trên cao ngất, tuyệt vời
Đồ trang điểm ánh vàng soi
Nàng chải mái tóc vàng tươi kim vàng.

Nàng chải mái tóc bằng chiếc lược
Vàng kim, khi hát một khúc ca
Bài ca tuyệt diệu thiết tha
Ngân lên giai điệu vọng xa khắp miền.

Người lái ở trong thuyền nhỏ bé
Lặng người vì tê dại đớn đau
Không nhìn vách đá chen nhau
Chỉ trông lên đỉnh núi cao mịt mùng.

Tôi tin chắc cuối cùng sóng cuốn
Dìm mất ngươì lái với con thuyền
Nguyên do tiếng hát nàng tiên
Lo-re-ley đã làm nên tội tình.

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức

Die Loreley

Heinrich Heine (1797-1856)

Ich weiß nicht was soll es bedeuten
Daß ich so traurig bin;
Ein Märchen aus alten Zeiten,
Das kommt mir nicht aus dem Sinn.

Die Luft ist kühl und es dunkelt,
Und ruhig fließt der Rhein;
Der Gipfel des Berges funkelt
Im Abendsonnenschein.

Die schönste Jungfrau sitzet
Dort oben wunderbar,
Ihr goldenes Geschmeide blitzet,
Sie kämmt ihr goldenes Haar.

Sie kämmt es mit goldenem Kamme
Und singt ein Lied dabey;
Das hat eine wundersame,
Gewaltige Melodei.

Den Schiffer, im kleinen Schiffe,
Ergreift es mit wildem Weh;
Er schaut nicht die Felsenriffe,
Er schaut nur hinauf in die Höh´.

Ich glaube, die Wellen verschlingen
Am Ende Schiffer und Kahn;
Und das hat mit ihrem Singen
Die Loreley getan.

Một bản tiếng Anh:

The Lorelei

Heinrich Heine (1797-1856)

I know not if there is a reason
Why I am so sad at heart.
A legend of bygone ages
Haunts me and will not depart.

The air is cool under nightfall.
The calm Rhine courses its way.
The peak of the mountain is sparkling
With evening's final ray.

The fairest of maidens is sitting
Unwittingly wondrous up there,
Her golden jewels are shining,
She's combing her golden hair.

The comb she holds is golden,
She sings a song as well
Whose melody binds an enthralling
And overpowering spell.

In his little boat, the boatman
Is seized with a savage woe,
He'd rather look up at the mountain
Than down at the rocks below.

I think that the waves will devour
The boatman and boat as one;
And this by her song's sheer power
Fair Lorelei has done.

(New translation by A.Z. Foreman)

Một bạn tìm hộ bản tiếng Pháp:

La Lorelei

Heinrich Heine (1797-1856)

Je ne sais dire d'où me vient
La tristesse que je ressens.
Un conte des siècles anciens
Hante mon esprit et mes sens.

L'air est frais et sombre est le ciel,
Le Rhin coule paisiblement
Les sommets sont couleur de miel
Aux rayons du soleil couchant.

Là-haut assise est la plus belle
Des jeunes filles, une merveille.
Sa parure d'or étincelle,
Sa chevelure qu'elle peigne

Avec un peigne d'or est pareille
Au blond peigne d'or du soleil,
Et l'étrange chant qu'elle chante
Est une mélodie puissante.

Le batelier sur son esquif
Est saisi de vives douleurs,
Il ne regarde pas le récif,
Il a les yeux vers les hauteurs.

Et la vague engloutit bientôt
Le batelier et son bateau…
C'est ce qu'a fait au soir couchant
La Lorelei avec son chant.

Chú thích của người dịch:

(1) Clemens Wenzeslaus Brentano de La Roche (1778-1842): Nhà văn, nhà thơ đại diện quan trọng của trường Lãng mạn Heidelberg.
(2) Theodor W. Adornor (1903-1969): Nhà triết học, xã hội học, nhà lý thuyết âm nhạc và soạn nhạc. Adorno gây ảnh hưởng bởi tư duy phê phán xã hội. Cùng với Max Horkheimer, Adornor thuộc về các đại diện chính của Trường phái Frankfurt và Lý thuyết phê phán.

Hans-Ulrich Treichel (sinh năm 1952): Nhà ngữ văn Đức và nhà văn, nhận các giải thưởng có thể kể Giải thưởng Hermann Hesse, Giải thưởng Văn học Eichendorf và Giải thưởng phê bình Đức.

Heinrich Heine (1797-1856): Nhà thơ, nhà văn và nhà báo, tác gia hàng thi hào Đức, đại diện cuối cùng và là người vựợt bỏ trào lưu Lãng mạn, có thi phẩm được phổ nhạc và dịch ra tiếng nước ngòai nhiều nhất. Độc giả Việt Nam biết tới và yêu mến Heinrich Heine ngay từ tập thơ đầu tiên gồm nhiều bản dịch từ tiếng Pháp của các nhà thơ Việt Nam, có thể kể Tế Hanh, Hòang Trung Thông, Đào Xuân Quý.

Loreley - Tranh của Carl Ferdinand (1805-1867): Họa sĩ Đức.

Làm gì đây với Pushkin

Marcel Reich-Ranicki        Mới đây ông hứa nói cho chúng tôi nghe ít nhiều về Pushkin và Chekhov. Chúng tôi chờ đấy. Heinz Bode từ Leipzig ...