Đó là bài thơ nổi tiếng nhất của Heinrich Heine, và với những ai đó, văn bản được phổ cập lần đầu vào năm 1824 ngân lên bên tai như một bài dân ca cổ truyền và không như tác phẩm của một nhà trí thức và thi sĩ chết trong cảnh lưu vong ở nước Pháp. Được Friedrich Silcher (1837), cám ơn người nhạc sĩ chúng ta còn có bài „Nàng Ähnchen xứ Tharau“ nữa, phổ nhạc, khúc hát còn góp phần gia tăng thêm cảm tưởng này.
Chúng ta không biết, bản thân Heine sẽ nói gì về câu chuyện, có như một lần, trong một chuyến dạo chơi bên bờ sông Ranh giả sử, có thể có một chiếc tàu du lịch chạy bằng hơi nước chở một hội đàn ông hát ca chạy ngang qua và đã thổi hắt từ bên kia tới ông cái câu “Tôi chẳng biết sao ra nông nỗi“ sao mới ngọt ngào và đa cảm. Hiển nhiên khéo ông ấy dễ sáng tác một câu thơ chế nhạo về chuyện ấy, nhưng mà cũng có thể ông ấy hơi mủi lòng và đồng thời ngượng ngùng vì sự tình có thật, rằng nàng trinh nữ mang hình tiên cá tên là Lore Lay không lần nào do ông mà do Clemens Brentano (1) phát minh ra vào năm 1800 đã biến ông chứ không phải nào ai khác thành nhà văn dân tộc của Đức mà giờ đây người ta huýt sáo bài thơ đó từ trên mọi nóc nhà.
Không gây xúc động, mà gây ra rối trí cho ông tuy nhiên hẳn là cái tin đồn được nhiều người, cả Theodor W. Adorno lan truyền, rằng chính những người theo chủ nghĩa Xã hội chủ nghĩa dân tộc (Quốc xã) suýt nữa đã „đưa“ ông lên đài „vinh quang“, khi họ đã dán đè lên dưới bài Loreley tên của nhà thơ đã trở nên nổi tiếng cái nhãn „tác giả khuyết danh“ và như thế đã „bưng bít những câu thơ của Heine“ coi như bài „dân ca“. Cho đến ngày hôm nay vẫn thiếu bất kỳ chứng cứ đối với nội dung xác thực của lời đồn đại này. Và thậm chí chưa có chứng cứ gì đáng đổ máu ra xác tín.
Chắc chắn văn bản đa cảm, và hẳn độc giả nào đó sẽ ớn lạnh bởi một niềm khoái trá và hoan lạc cộng sinh, nếu hắn đưa mình nhập vào vai người lái thuyền không sao cưỡng lại được sự quyến rũ nhục dục – âm nhạc, và chính vì thế chìm đắm xuống. Trong chừng mực đó những „thời xa xưa“ cho phép hiểu thậm chí như là thời xa xưa tốt đẹp, khi thời đó con người ta không chỉ bị chài mồi, quyến rũ, mà vượt qua ranh giới đó còn bị „nuốt chửng“ đi nữa.
Thời buổi hôm nay, cũng có lẽ vào thời Heine đã thế, không dễ gì có được những chấn động khuynh đảo cảm xúc tầm như vậy. Nhưng đương nhiên chúng được mong nhớ dạo đó cũng như hôm nay. Và chính vì thế câu hỏi (cho đến nay vẫn chưa được giới nghiên cứu Heine làm sáng tỏ toàn bộ) về sự buồn thương của nhà thơ chỉ được trả lời khá không thỏa đáng, nếu như người ta diễn giải bài thơ hoặc theo dựa vào tiểu sử hoặc lưu ý về tình yêu bất hạnh của Heine với cô em họ Amalie hoặc giải thích Lorelei như sự hiện thân của bản thể Đức mà chạm vào đó người Do thái Heine đã trở thành điên và vì thế kết cục thân tàn ma dại. Với cách thức đó hẳn người ta quả đã ban tặng quá nhiều danh giá cho mái tóc vàng kim và với những thứ nó đại diện.
Tại sao nhà thơ của bài Loreley„ lại u sầu vậy“? Chắc chắn bởi Amelie, và cũng chắc chẳn, ông khổ đau vì tổ quốc của mình. Nhưng có lẽ nhiều hơn thế nữa, bởi vì những câu truyện cổ tích với những nàng trinh nữ đẹp, những giai điệu hùng tráng và những tai ương hứa hẹn nhiều nỗi chỉ có thể có được bằng cái giá phải trả, hoặc chúng bị kiềm chế theo cách chế nhạo, nhưng thế đấy hoặc cách khác: được Friedrich Silcher phổ nhạc.
Nguồn Frankfurter Allgemeine Zeitung vom 14.12.1996
©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức:
Nàng Loreley
Heinrich Heine (1797-1856)
Tôi chẳng biết sao ra nông nỗi
Lòng tôi mang vậy mối u sầu
Khiến tôi một truyện từ đâu
Thời xa xưa mãi trong đầu vấn vương.
Không khí lạnh trời buông bóng tối
Dòng sông Ranh tuôn lối chảy êm
Đỉnh cao ngọn núi lóe lên
Trong vừng ánh nắng điểm thêm chiều tàn.
Nàng trinh nữ dung nhan đẹp nhất
Ngồi ở trên cao ngất, tuyệt vời
Đồ trang điểm ánh vàng soi
Nàng chải mái tóc vàng tươi kim vàng.
Nàng chải mái tóc bằng chiếc lược
Vàng kim, khi hát một khúc ca
Bài ca tuyệt diệu thiết tha
Ngân lên giai điệu vọng xa khắp miền.
Người lái ở trong thuyền nhỏ bé
Lặng người vì tê dại đớn đau
Không nhìn vách đá chen nhau
Chỉ trông lên đỉnh núi cao mịt mùng.
Tôi tin chắc cuối cùng sóng cuốn
Dìm mất ngươì lái với con thuyền
Nguyên do tiếng hát nàng tiên
Lo-re-ley đã làm nên tội tình.
©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức
Die Loreley
Heinrich Heine (1797-1856)
Ich weiß nicht was soll es bedeuten
Daß ich so traurig bin;
Ein Märchen aus alten Zeiten,
Das kommt mir nicht aus dem Sinn.
Die Luft ist kühl und es dunkelt,
Und ruhig fließt der Rhein;
Der Gipfel des Berges funkelt
Im Abendsonnenschein.
Die schönste Jungfrau sitzet
Dort oben wunderbar,
Ihr goldenes Geschmeide blitzet,
Sie kämmt ihr goldenes Haar.
Sie kämmt es mit goldenem Kamme
Und singt ein Lied dabey;
Das hat eine wundersame,
Gewaltige Melodei.
Den Schiffer, im kleinen Schiffe,
Ergreift es mit wildem Weh;
Er schaut nicht die Felsenriffe,
Er schaut nur hinauf in die Höh´.
Ich glaube, die Wellen verschlingen
Am Ende Schiffer und Kahn;
Und das hat mit ihrem Singen
Die Loreley getan.
Một bản tiếng Anh:
The Lorelei
Heinrich Heine (1797-1856)
I know not if there is a reason
Why I am so sad at heart.
A legend of bygone ages
Haunts me and will not depart.
The air is cool under nightfall.
The calm Rhine courses its way.
The peak of the mountain is sparkling
With evening's final ray.
The fairest of maidens is sitting
Unwittingly wondrous up there,
Her golden jewels are shining,
She's combing her golden hair.
The comb she holds is golden,
She sings a song as well
Whose melody binds an enthralling
And overpowering spell.
In his little boat, the boatman
Is seized with a savage woe,
He'd rather look up at the mountain
Than down at the rocks below.
I think that the waves will devour
The boatman and boat as one;
And this by her song's sheer power
Fair Lorelei has done.
(New translation by A.Z. Foreman)
Một bạn tìm hộ bản tiếng Pháp:
La Lorelei
Heinrich Heine (1797-1856)
Je ne sais dire d'où me vient
La tristesse que je ressens.
Un conte des siècles anciens
Hante mon esprit et mes sens.
L'air est frais et sombre est le ciel,
Le Rhin coule paisiblement
Les sommets sont couleur de miel
Aux rayons du soleil couchant.
Là-haut assise est la plus belle
Des jeunes filles, une merveille.
Sa parure d'or étincelle,
Sa chevelure qu'elle peigne
Avec un peigne d'or est pareille
Au blond peigne d'or du soleil,
Et l'étrange chant qu'elle chante
Est une mélodie puissante.
Le batelier sur son esquif
Est saisi de vives douleurs,
Il ne regarde pas le récif,
Il a les yeux vers les hauteurs.
Et la vague engloutit bientôt
Le batelier et son bateau…
C'est ce qu'a fait au soir couchant
La Lorelei avec son chant.
Chú thích của người dịch:
(1) Clemens Wenzeslaus Brentano de La Roche (1778-1842): Nhà văn, nhà thơ đại diện quan trọng của trường Lãng mạn Heidelberg.
(2) Theodor W. Adornor (1903-1969): Nhà triết học, xã hội học, nhà lý thuyết âm nhạc và soạn nhạc. Adorno gây ảnh hưởng bởi tư duy phê phán xã hội. Cùng với Max Horkheimer, Adornor thuộc về các đại diện chính của Trường phái Frankfurt và Lý thuyết phê phán.
Hans-Ulrich Treichel (sinh năm 1952): Nhà ngữ văn Đức và nhà văn, nhận các giải thưởng có thể kể Giải thưởng Hermann Hesse, Giải thưởng Văn học Eichendorf và Giải thưởng phê bình Đức.
Heinrich Heine (1797-1856): Nhà thơ, nhà văn và nhà báo, tác gia hàng thi hào Đức, đại diện cuối cùng và là người vựợt bỏ trào lưu Lãng mạn, có thi phẩm được phổ nhạc và dịch ra tiếng nước ngòai nhiều nhất. Độc giả Việt Nam biết tới và yêu mến Heinrich Heine ngay từ tập thơ đầu tiên gồm nhiều bản dịch từ tiếng Pháp của các nhà thơ Việt Nam, có thể kể Tế Hanh, Hòang Trung Thông, Đào Xuân Quý.
Loreley - Tranh của Carl Ferdinand (1805-1867): Họa sĩ Đức.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét