Thứ Năm, 27 tháng 11, 2014

Ba khoảnh khắc tháng Mười một

Phạm Kỳ Đăng

Tranh của © Pablo Picasso (1890-1973), họa sĩ Tây Ban Nha 
Tinh mơ
Mệnh hệ sương mù mỏng
Ai đó bất chấp phủi tay nhang 

khói trắng
phổng rộp bàn tay quen mơn trớn.


Nến hắt vệt
tháng Mười một
Trầm cảm như lão chủ cầm đồ keo ác
bắt nợ lượt đầu
những mái tóc nhẩy lầu chối sống.


Phải nhạc thảm rắc hàng đen
Màn mưa cùng cực
Bày cò ướt lơ ngơ chạy tháo hàng
trên đám cỏ vàng tróc sét.


Từ nhà thờ xong lễ cầu Chúa
đoàn người lội mưa
lưng còng thêm xuống
Ai nấy nhẫn nại hơn với gánh phận?


Đâu kia, dưới màn sầm sập
Bé gái di-gan dẻo uốn múa trong mưa
thanh tú, kiêu sa
trên bãi rác kho hoang
đóng trạm nghỉ của giống nòi
kiêu hãnh với
tha hương
ly tán.


© PKĐ- Ngả Muôn Ai- 2000

Thứ Tư, 26 tháng 11, 2014

Bài thơ Mùa thu của Hölderlin

Hans-Joachim Simm

Những bài thơ về cuối của Hölderlin có phải chăng là cấp hao mòn của những tụng ca và bi ca từ những năm tháng tuổi trẻ? Dẫu sao bài thơ Mùa thu gây ngạc nhiên bởi bút lực thơ và sự lạc quan minh triết. 



Tranh © Camille Pissarro (1830-1903) họa sĩ Ấn tượng Pháp

Hồi tưởng là tài sản cao quí, và mùa thu là thời khắc của năm. Đã ba chục năm, sau khi ra khỏi bệnh viện thuộc trường Tổng hợp với ghi chú bệnh án „không chữa được“, Hölderlin sống trong sự đùm bọc của gia đình người thợ mộc Zimmer ở vùng Tübingen, khi bài thơ ra đời vào năm 1837.

Trong cú pháp, phong cách, vận luật và đề tài, với những mô-típ và hình ảnh giống như vậy, phần lớn các bài thơ viết sau này hầu như không có thể sánh được với chất nhân tạo của những bài tụng ca và bi ca đầy ước vọng viết từ những năm tháng trước đây, nhưng hoàn toàn chúng không đơn điệu, như đôi lúc người ta nói, và không hề là một cấp hao hụt về thơ, nhiều trong số những bài thơ sau này ra đời từ một bút lực thơ sống động ở mức cao nhất.

Với những khổ bốn dòng, trong thể thơ iambơ năm và sáu nhịp, trong sự hoán đổi các vần đôi và vần chéo, về hình thức bài thơ Mùa thu đứng gần gũi với những bài thơ mùa của quãng đời này, và gần như trong từng chữ nó chỉ ra những mô-típ trung tâm không chỉ có trong tác phẩm về sau này. Nhưng khác với Eichendorff (1), Lenau (2) hoặc Keller (3), mật ngữ của mùa thu không chỉ được dùng để gọi lên một cách bi quan cái đã qua và của cái chết, mà là mở sang hướng diệu ảnh về mặt lịch sử nhân loại và sinh tồn. Trong một bài thơ khác viết ở giai đoạn sau cũng mang tiêu đề như vậy, tác giả nói tới „ Ngày thu“ một cách „ dịu dàng“ và cũng như vậy vững tin vào „ý nghĩa của bức tranh sáng màu“, „ rực rỡ ánh vàng bao bọc“. Trong tác phẩm „Hyperion“ (4), Hölderlin đã từng gọi Mùa thu là „Người anh em của mùa xuân“.

Bài thơ gồm bốn khổ, khổ đầu truy về mối quan tâm về thần thoại đeo đẳng nhà thơ cả đời, tới các thần thoại về sự sáng tạo nên thế giới và con người. Trí nhớ của nhân loại được lưu giữ trong những „truyền thuyết“, như trong bài thơ viết vào năm 1880 „Vâng chính thế/ Truyền thuyết hay ư, ký ức là chúng vậy, ở tầng cao nhất“. Ngay cả khi chúng qua đi, bị quên lãng, thì thế đấy như truyện kể của tinh thần, chúng quay trở về . Và nếu cả khi bản thân Tinh thần biến đi – có thể đọc thấy trong tiểu sử tác giả - thì còn đó ước vọng muốn hồi tưởng càng mạnh mẽ hơn. Chính là từ „thời gian, đang hối hả biến đi.“

Quá khứ lịch sử, vang lên như trong khổ thứ hai, là thầy dậy của cuộc đời „ Những gì nó tạo nên bằng đức hạnh, và những gì nó hoàn tất ở tầm cao/ Sẽ đứng tháp tùng rạng rỡ cho quá khứ “, như Hölderlin nói trong bài thơ „Mùa hè“ được viết trong cùng năm với bài thơ „Mùa thu“. Nhưng những ảnh hình của quá khứ không đứng đó một mình tự thân, và chúng cũng không là những công cụ thuần túy cho hiện tại, nhiều hơn thế, chúng là thuộc phần của tự nhiên không rời xa chúng đi. Khác vậy, ngày mờ tối đi trong đơn tẻ thường nhật. Dẫu rằng mùa trong năm trôi qua, và cuối mùa hạ mùa thu xuống thế trở về trái đất, thì „thần mưa giông“, cơn mưa giông vần vũ hay là“ cơn giông mưa thần thánh“ lại „ hiện trên trời“.

Thời gian của cá nhân con người, được đề cập tới trong khổ thứ ba, trôi qua nhanh, ấy bởi nhà thơ biết tới sự tàn lụi nhanh của mình. Nhưng ông đón nhận số phận này, bởi mãi tới khi nhìn chăm chú về cái đã qua, cái năm mới hướng về kết cục „vui tươi“. Trong những hình ảnh này - trường từ ngữ liên kết thường được sử dụng trong tác phẩm sau này được huy động hai lần – sự hoàn tất hiển lộ, tất cả đều đi về một đích, một mục đích tối hậu.

Những vách đá trong khổ cuối cùng – xưa Hölderlin gọi chúng là những vách đá „kiêu hùng“ và „gan góc“- là biểu hiệu của sự vững bền, và khác với những hình dáng mây xốp, chúng không biến đi. Hành tinh trường tồn, sáng bởi mặt trời, và trong hình cầu của trái đất mở phơi „ với một ngày vàng son“, sự hoàn hảo dần hiển thị. Vậy thì không có lý do gì để ta thán về số phận riêng và số phận của thế giới.

© Phạm Kỳ Đăng dịch
Nguồn : FAZ


Mùa thu

Friedrich Hölderlin (1770 - 1843)

Những truyền thuyết, rời xa trái đất
từ Tinh thần từng hiện hữu và lại trở về
Chúng quay lại với loài người, và ta học được nhiều bề
từ Thời gian, hối hả đi hút mất

Những bức tranh của quá vãng không rời đi
từ Thiên nhiên, như ngày dần nhợt tắt
trong đỉnh cao mùa hạ, mùa thu lại xuống trần
Ở trên trời thần mưa gió lại vụ vần

Trong khoảnh khắc nhiều thứ đà kết thúc
Người đồng hương, hiện ra bên luống cày
Nhìn cái năm hướng kết thúc vui vầy
Trong ảnh hình ấy, ngày của người hoàn kết.

Vành tròn của địa cầu trang hoàng với những vách đá
Không như đám mây, biến mất đêm đêm
Với một ngày vàng chói hiện lên 

Vẻ tuyệt hảo không lời ta thán.

© Phạm Kỳ Đăng dịch 

từ nguyên tác tiếng Đức

Der Herbst

Friedrich Hölderlin (1770 - 1843)

Die Sagen, die der Erde sich entfernen,
Vom Geiste, der gewesen ist und wiederkehret,
Sie kehren zu der Menschheit sich, und vieles lernen
Wir aus der Zeit, die eilends sich verzehret.

Die Bilder der Vergangenheit sind nicht verlassen
Von der Natur, als wie die Tag’ verblassen
Im hohen Sommer, kehrt der Herbst zur Erde nieder,
Der Geist der Schauer findet sich am Himmel wieder.

In kurzer Zeit hat vieles sich geendet,
Der Landmann, der am Pfluge sich gezeiget,
Er siehet, wie das Jahr sich frohem Ende neiget,
In solchen Bildern ist des Menschen Tag vollendet.

Der Erde Rund mit Felsen ausgezieret
Ist wie die Wolke nicht, die abends sich verlieret,
Es zeiget sich mit einem goldnen Tage,
Und die Vollkommenheit ist ohne Klage.

Chú thích của người dịch:

Johann Christian Friedrich Hölderlin (1770 – 1843) đứng vào hàng những nhà thơ quan trọng nhất trong tiếng Đức. Tác phẩm độc đáo của thi sĩ, chiếm một vị trí độc lập bên trào lưu Cổ điển Weimar và Lãng mạn, là một đỉnh cao của văn chương Đức nói riêng và văn chương phương Tây nói chung.

Đôi nét tiểu sử: Friedrich Hölderlin sinh ngày 20.03.1770 tại Lauffen am Neckar, cha là lao công tu viện, mẹ là con gái linh mục. Năm ông lên hai cha mất, mẹ gửi ông vào một trường dạy tiếng Latinh ở Nürtingen, sau vào một trường học dòng tin lành của tu viện, đào tạo ông thành mục sư tin lành. *Từ 1788 – 1793 Hölderlin nghiên cứu Thần học tại trường Tổng hợp Tübingen. Thời gian này ông kết bạn với Friedrich Hegel và Friedrich Wilhelm Joseph Schelling (hai triết gia đại diện của chủ nghĩa Duy tâm Đức). * Năm 1796 làm gia sư trong gia đình chủ nhà băng Gontard, đem lòng yêu người vợ chủ nhân là Susette, và đuợc bà đáp lại. Mối tính chấm dứt vì Gontard đuổi việc ông.* Năm 1797 có cuộc gặp gỡ Johann Wolfgang von Goethe* Trên đường rong ruổi làm gia sư ở nhiều nơi tới 1802, ông trở về nhà được mẹ nuôi dưỡng* Hai năm sau được chẩn đóan bệnh điên (y học ngày nay chẩn đóan sang chấn thần kinh và tâm thần phân liệt), năm 1806 người ta đưa ông vào viện điều trị tâm thần Tübing. *Sau nhiều lần trốn ra không thành, 1807 ông được một đôi vợ chồng thợ mộc nhận về nhà nuôi dưỡng, nơi ông tiếp tục 36 năm sống trong trạng thái mộng du thần trí, tiếp tục sáng tác. Friedrich Hölderlin mất ngày 07.06.1843.

Tiến sĩ Hans-Joachim Simm, sinh năm 1946, giám đốc các nhà xuất bản Insel Verlag và Verlag der Weltreligionen. Ông là tác giả của nhiều ấn phẩm nghiên cứu về quan hệ giữa Văn chương và Tôn giáo, về trào lưu Cổ điển và Thơ ca Đức.

(1) Joseph Freiherr von Eichendorff (1788-1857) Nhà thơ quan trọng của trào Lãng mạn Đức
(2) Nikolaus Lenau (1802-1850): Nhà thơ nhà văn Áo của thời Biedermeier.
(3) Gottfried Keller (1819-1890): Nhà thơ và nhà văn người Thụy Sĩ có ảnh hưởng lớn ở thế kỷ 19, viết tiếng Đức.
(4) Hyperion: Một trong 12 vị thần khổng lồ trong thần thọai Hy Lạp, con của thần Uranus (bầu trời) và nữ thần Gaia (đất mẹ), đồng thời là tên tác phẩm của Friedrich Hölderlin.

Thứ Ba, 25 tháng 11, 2014

Thế dễ Shakespeare đã đổi thay thế giới?

Marcel Reich-Ranicki

Trong bao nhiêu đất nước không thể đếm nổi, hàng triệu khán giả đi xem những vở diễn của Brecht. Marcel Reich-Ranicki nói về chuyện, Brecht hôm nay có còn thời sự và sân khấu có cải thiện được chính trị hay không (FAZ)



Bertolt Brecht (1898-1956)

Theo quan điểm của ông, điều gì ở Brecht vẫn còn mang tính thời sự? Hôm nay còn có xung tác văn chương nào đến từ Brecht? Claudia Roth từ Berlin hỏi như vậy.

Reich-Ranicki: Brecht (1), khi đó 23 tuổi, ghi vào trong nhật ký, ông bắt đầu trở thành nhà một nhà kinh điển. Đó là một nhận xét hỗn láo. Mà vậy đấy, nhận xét đã được suy nghĩ khá nghiêm túc. Trong xét nghiệm bốc đồng này ẩn chứa cương lĩnh của một người đang bắt đầu. Đây có một kẻ đã quyết lòng chiếm ngự thế giới.

Sau khi Brecht chết đi, có Max Frisch(2) đầu tiên gọi ông là một nhà cổ điển, đương nhiên kèm theo một điều chế ngự quan trọng. Ông xác chứng ở nhà viết kịch Brecht „ một sự vô tác dụng thấu đáo của một nhà kinh điển“ – điều đại khái có thể được hiểu là: thành công vang dội, tuy thế không có tác dụng thực tế. Điều này có thể đúng, người ta chỉ còn cần giải thích xem, ai trong số các kịch tác gia của văn chương thế giới cho phép mình được vinh danh vì tác động có thể chứng minh được.

Thế liệu Strinberg (3) có cải thiện được cuộc sống hôn nhân của các thị dân?  Quan thanh tra của Gogol có làm giảm đi sự nhận đút lót trong nước Nga Sa hòang. Những bi kịch và sử thi của Shakespeare hỏi đã ngăn chặn được dù chỉ một vụ giết người duy nhất? Chúng ta hòan tòan không e sợ sử dụng ngay lời phán truyền ưa thích của Brecht, mà hỏi: Shakespeare nào đã đổi thay thế giới ? Nhưng mà có đấy, ông đã thay đổi thế giới khá nhiều, nhưng, cũng như Mozart (4) hay Schubert (5), chỉ ở mức, ông đã bổ sung tác phẩm của mình thêm vào thế giới hiện tồn mà thôi.

Trong nhiều nước không đếm được, hàng triệu khán giả đã đi xem các vở diễn của Brecht. Thế còn qua đó „ lối suy tư chính trị của ông liệu đã thay đổi hay chỉ thuần túy được trải qua một cuộc thử thách“ hay không, chính Frisch, vào năm 1964, đã dám nghi ngờ về điều ấy. Trong những lần diễn thử, Frisch đã có cảm giác, thậm chí cả chứng thực, rằng nếu sân khấu không có đóng góp gì vào việc thay đổi thế giới, thì cả điều này cũng không ảnh hưởng tới nhu cầu của Brecht hướng tới sân khấu.

Nếu có chút gì đem lại mãn nguyện cho cuộc đời Brecht, thì cái đó không là hệ tư tưởng hoặc chính trị, nhiều hơn thế nó là trò cưỡi ngựa xem hoa, nhanh chóng trở thành con đường đau khổ. Ông đã nhìn văn chương và triết học và tòan bộ các môn nghệ thuật luôn từ góc độ của một nhà sân khấu.

Một cách ngờ vực, một cách thông thái không đồng đều hơn so với nhiều học trò và người kế tục, ông đã tự ý thức rõ ràng hơn ai hết, chính trị có thể làm hỏng sân khấu, vậy mà chưa bao giờ sân khấu có đủ năng lực làm cho chính trị tốt đẹp hơn lên. Không phải tranh đấu mà chính diễn kịch là sự nghiệp của Brecht.

Chú thích của người dịch:

(1) Bertolt Brecht (1898-1956) được giới thiệu với độc giả Việt Nam là người cổ vũ cho quan điểm mác xít. Ông là kịch tác gia và nhà thơ có ảnh hưởng rất lớn trong thế kỷ 20. Hậu thế xếp ông, cùng Franz Kafka và Thomas Mann vào bộ ba lớn nhất thế kỷ của văn chương Đức.
(2) Max Frisch: (1911-1991): Nhà văn, kịch tác gia người Thụy Sĩ. Độc giả Việt Nam biết tới ông, trước hết qua tiểu thuyết „Homo faber“.
(3) August Strindberg (1849-1912): Nhà văn, nhà viết kịch người Thụy Điển.
(4) Wolfgang Amadeus Mozart (1756-1791): Nhạc sĩ Đức-Áo của thời cổ điển Vienne.
(5) Franz Schubert (1797-1828): Nhà sọan nhạc người Áo.

© Phạm Kỳ Đăng, dịch từ nguyên tác tiếng Đức
Nguồn: FAZ


 

Chủ Nhật, 23 tháng 11, 2014

Những suy nghĩ ban đêm



Heinrich Heine (1797 - 1856)

Heinrich Heine - Tranh © Horst Janssen (1929-1995) họa sĩ Đức

Trong đêm tối tôi nghĩ về nước Đức
Cứ giật mình trằn trọc mãi thôi
Không sao ngủ, mắt trơ trơ chẳng nhắm 
Và tuôn bao giòng lệ nóng sôi.

Những năm tháng đến rồi qua mãi
Từ ngày tôi vắng bóng mẹ yêu thân
Mười hai năm trôi qua đằng đẵng
Niềm nhớ nhung đòi hỏi cứ lớn dần

Nỗi nhớ nhung đòi hỏi cứ lớn dần
Bà cụ ám ảnh tôi trong mệnh số
Tôi nhớ nhung bà cụ khôn nguôi
Ôi bà cụ, cầu lạy trời phù hộ!

Bà cụ hiền thương yêu tôi lắm
Và trong thư bà cụ viết cho tôi
Tôi nhìn thấy bàn tay bà run rẩy
Tôi đã day trái tim mẹ, hỡi trời.

Mẹ tôi vẫn luôn hiện lên trong trí
Mười hai năm đằng đẵng trôi qua
Mười hai năm ròng phôi pha tàn lụi
Từ dạo tôi chẳng được áp ngực bà.

Nước Đức sẽ trường tồn mãi mãi
Xứ sở đây sức khỏe tuyệt vời
Với những cây sồi, cây bồ đề lực lưỡng
Tôi sẽ về thăm lại đấy thôi

Tôi cũng chẳng quá vội về nước Đức
Nếu mẹ tôi chẳng ở nơi đây
Tổ quốc chẳng bao giờ mất được
Bà cụ thì có thể chết đi.

Từ ngày tôi bỏ biệt mảnh đất này
Bao nhiêu người đã vùi sâu dưới huyệt
Bấm đốt tay tính những người thân yêu
Tim tôi rỏ máu nhiều đến chết

Và không tính sao đây? Với từng con số
Nỗi khổ đau càng dấy mãi trong tôi
Như người chết đang lăn qua ngực
Phúc đức sao, họ tránh xa rồi!

Phúc đức sao! Từ cửa sổ phòng tôi
Lọt tia sáng rỡ ràng nước Pháp
Vợ tôi đến, xinh tươi như bình minh
Nụ cười xua những nỗi lo nước Đức.

© Phạm Kỳ Đăng dịch, dựa vào và chỉnh sửa bản dịch của Hoàng Trung Thông
Nguồn : Tạp chí Đối Thọai số 1/ 1991


Nachtgedanken
 

Heinrich Heine (1797 - 1856)
 
Denk ich an Deutschland in der Nacht,
Dann bin ich um den Schlaf gebracht,
Ich kann nicht mehr die Augen schließen,
Und meine heißen Tränen fließen.

Die Jahre kommen und vergehn!
Seit ich die Mutter nicht gesehn,
Zwölf Jahre sind schon hingegangen;
Es wächst mein Sehnen und Verlangen.

Mein Sehnen und Verlangen wächst.
Die alte Frau hat mich behext,
Ich denke immer an die alte,
Die alte Frau, die Gott erhalte!

Die alte Frau hat mich so lieb,
Und in den Briefen, die sie schrieb,
Seh ich, wie ihre Hand gezittert,
Wie tief das Mutterherz erschüttert.

Die Mutter liegt mir stets im Sinn.
Zwölf lange Jahre flossen hin,
Zwölf lange Jahre sind verflossen,
Seit ich sie nicht ans Herz geschlossen.

Deutschland hat ewigen Bestand,
Es ist ein kerngesundes Land,
Mit seinen Eichen, seinen Linden,
Werd' ich es immer wiederfinden.

Nach Deutschland lechzt ich nicht so sehr,
Wenn nicht die Mutter dorten wär;
Das Vaterland wird nie verderben,
Jedoch die alte Frau kann sterben.

Seit ich das Land verlassen hab,
So viele sanken dort ins Grab,
Die ich geliebt -- wenn ich sie zähle,
So will verbluten meine Seele.

Und zählen muß ich -- Mit der Zahl
Schwillt immer höher meine Qual;
Mir ist, als wälzten sich die Leichen,
Auf meine Brust -- Gottlob! Sie weichen!

Gottlob! Durch meine Fenster bricht
Französisch heitres Tageslicht;
Es kommt mein Weib, schön wie der Morgen
Und lächelt fort die deutschen Sorgen.

Một bản tiếng Anh:

Night Thoughts

Thinking of Germany at night
Just puts all thought of sleep to flight;
No longer I can close an eye,

Tears gather and I start to cry.

So many years have come and passed
Since I saw my old mother last,
Twelve years I have seen come and go;
My yearning and my longing grow.

My longing’s grown since our farewell.
Perhaps she cast on me a spell,
The good old woman I can’t sleep
And thinking of her— whom God may keep.

From all her letters I must see
How deep the love she feels for me,
The tremblings of her hand betray
More than her trembling heart would say.

The mother’s always in my mind,
Already twelve years lie behind,
Twelve long years since I did depart
And clasped the mother to my heart

Germany will for evermore
Endure; she’s healthy to the core;
Returning I shall always find
Her oaks and lindens left behind.

My longing for her I could bear
But for the good old woman there;
There will always be Germany,
But the old mother may pass away.

And since I left the Fatherland,
The grave has claimed so many a friend
Whom I have loved—I count the toll
And fear to death will bleed my soul.

And count I must, and as I count
My torment and their numbers mount;
I feel how their dead bodies heave
Upon my breast—thank God, they leave!

Thank God—for a French morning light
Breaks through my window gay and bright;
My wife, resplendent as the day
Smiles all my German cares away.


Thứ Sáu, 21 tháng 11, 2014

Nhạo báng trong lưu vong và điều ngược lại

Elke Schmitter (1)  

Với một nhãn quan sắc bén vô song, từ Paris, nhà thơ Đức Heinrich Heine (2) đã mổ xẻ hiện trạng tổ quốc của mình (Spiegel) 


Tranh của © Sigmar Polke (1941-2010) họa sĩ Đức

Heine ở ngoài nước suốt quãng thời gian lâu nhất của cuộc đời có ý thức. Năm 1831 vừa chớm 30 tuổi đầu ông đã sang Paris và ở lại đó cho đến khi mất vào năm 1856. Nước Đức, tổ quốc ông, là đích trở về thăm. Ông thâm nhập sâu ở mức nào cứ mỗi lần như vậy, đằng nào cũng khó nói: liệu người con trai của một thương gia, sinh ra đã là người Do thái, dưới áp lực phải thích nghi được giáo dưỡng theo tinh thần Cơ đốc, được rửa tội theo Tin lành vì tham vọng lại có thể hoàn toàn thuộc về nơi ấy sao. Liệu một kẻ đứng ngoài có ý thức về bản thân, một người nhạy cảm mang lòng kiêu hãnh lại thuộc về một xã hội phân biệt đẳng cấp. Liệu một cái đầu tỉnh táo về chính trị không có gì để mất theo đúng nghĩa đen lại có thể vượt qua được thời đại Trùng hưng mà không bị què quặt đi?

Heine đã đọc và tiếp đón những người đương thời, những bạn đồng hành nhất thời, đã theo dõi, thậm chí viết tiểu sử của họ nữa, như trong trường hợp Ludwig Börne (3): ở đó không thấy có nhiều điều khích lệ. Bất kể đó là những bạn chơi lâu năm như Rahel Varnhagen von Ense (4) và chồng của bà, hay như đồng chí cùng bè phái dài hạn như Börne hay Arnold Ruge (5), những kẻ thù bền bỉ như August Graf von Platen-Hallermünde (6) hay những người quen xa vời của thời kỳ trước tháng Ba Georg Herwegh(7), Franz von Dingelstedt (8), Ferdinand Freiligrath(9): Trầm tư sâu sắc đổi chỗ cho sự điên rồ nhiệt huyết, nỗi khao khát cách mạng âm ỷ thế vào sự hèn nhát tức thời, những mối huynh đệ riêng tây không bền thay vào những liên minh chính trị vô nghĩa. Và kết cục tất cả bọn họ đều nghĩ và viết ra cái họ nghĩ, dưới điều kiện của chế độ kiểm duyệt.

Có thể điều đó làm hỏng tính chất, nhưng thế đó chắc chắn không làm hỏng phong cách: „ Ông ta“, theo lời Heine viết về nhà trước tác (Börne), nhà ủy viên hội đồng và nhà chính khách thất bại miền Frankfurt, „kẻ luôn tự mình chi li rà soát và kiểm tra trong lối viết chỉn chu, đứng đắn và trước đó, trước khi ông hạ bút viết rào trước đón sau và cân nhắc từng âm tiết...“ Trời ơi cái ông chuẩn xác và thận trọng tới mức này, rồi thế đó bị niềm đam mê chính trị bắt mất hồn, trong một sự thống nhất giữa suy tư và ngôn ngữ kết cục nào đã muốn làm điều gì nên tội „ Giờ đây cái ông viết tốc ký cho cảnh sát ở Frankfurt am Main đã bổ nhào vào một chủ nghĩa sansculottism (10) của nghĩ suy và biểu đạt, vô song như người ta chưa bao giờ nếm trải tại nước Đức. Trời đất ơi! Cái bổ sung từ mới khủng khiếp làm sao! Những từ chỉ thời gian nó mới phản quốc làm sao! Những danh từ cách bốn mới khi quân làm sao! Những mệnh lệnh từ nữa chứ! Những dấu chấm than bỉ báng cảnh sát làm sao! Những ẩn dụ gì mà cái bóng hắt xuống trần sì của nó đã đáng phải cho 20 năm tù đày nơi biên ải.“

Đó là lời chế giễu của một tác giả tới cái mức đã tự đưa mình vào chế độ cấm tuyệt đối. Tại nước Phổ bắt đầu với Những hình ảnh viễn du II, kế đó tất cả mọi sách in của Heine bị cấm, thậm chí cả những quyển chưa viết ra.

Dạo đó một thời gian dài tại nước Đức, vị thế của ông nhiều nghĩa lý ra sao, cho thấy từ sự thực hiển nhiên rằng tác giả nổi tiếng và đáng sợ ngay sát lúc đi lưu vong còn muốn giành một địa vị làm luật sư hội đồng hành chính Hamburg: Có thể tấm gương của Börne còn sờ sờ ra trước mắt ông, kẻ cực đoan làm vậy nhưng thế đó đã ngó ngàng về một chức vị và muốn hưởng một suất hưu. Có thể sau này điều đó thành ra sự ương bướng muộn màng của chàng sinh viên luật bất đắc dĩ đã một lần muốn được trả lương cho công sức nhọc nhằn của một khóa đào tạo nghiêm túc mang tính chiến lược.

Hẳn nhiên đó không phải là giấc mơ trở thành kẻ tử vì đạo: Cái động thái này là quá đỗi buồn cười đối với ông. Và ông cũng quá tự cao tự đại, để cần một sự đảm bảo danh tiếng về hậu thế theo kiểu này. „Con rút lui khỏi chính trường“, từ Paris ông ngay lập tức viết về cho mẹ. „Xin tổ quốc tìm lấy cho mình một thằng ngốc khác.“

Vừa chưa bén chỗ ở bên ngoài nước, ông đã nhìn về nước Đức với một con mắt tinh anh làm vậy không người thường nào khác có. Ông quen giới tinh hoa của đời sống tinh thần, ông đã từng nghe Georg Wilhelm Friedrich Hegel (11) giảng, ngồi bàn uống chè với Varnhagens. Là sinh viên ông đã từng làm quen với hội chén chú chén anh kiểu Đức và chủ nghĩa bài Do thái của họ và qua người chú người vùng Hamburg giàu có thật ông đã sờ lên thế giới hào nhoáng của tiền bạc. Và, dạo ông còn là chú bé Harry Heine nô đùa trên đường phố Düsseldorf, ông biết tới nhân dân khiến ông yêu thương và không tin tưởng vào họ.

Heine, người mong ước một cuộc cách mạng Đức tới, cũng sợ nó. Ông ngờ vực vào lòng tốt, sự thông thái và cảm nhận của nhân dân. Ông không phải là kẻ khinh bỉ người tứ cố vô thân và không pháp luật hỗ trợ, và tình yêu con người chung chung của ông không phải là một thái độ kiểu cách. „Những người thợ dệt vùng Schlesien“, bài thơ chính trị nổi tiếng nhất của ông, là một phản ứng bột phát về cuộc khởi nghĩa vào năm 1844 của những người thợ dệt trong vùng rừng núi Schlesien. Chưa đầy ba tháng sau bài thơ tản đi như tờ truyền đơn bay từ nơi này đến nơi kia, từng bó được phân phát trong những quán nước, những câu thơ được đọc lên trước công chúng: „ một lời hiệu triệu cất lên trong âm hưởng phản loạn và đầy rẫy những biểu lộ tội phạm gửi tới những kẻ nghèo túng trong nhân dân.“, vị Bộ trưởng Nội vụ Phổ đã viết như thế.

Nhưng rồi thế đó điều này tỏ ra không đủ cho một sự lý tưởng hóa những người nghèo và vô học, bởi vì họ vốn là như thế. „ Có thể đó là ngụ ý một cách hình tượng, nếu như Börne quả quyết; trong trường hợp một ông vua xiết lấy tay ông, dễ ông ấy đưa tay vào lửa, để tẩy sạch; nhưng điều này hoàn toàn không ngụ ý hình ảnh, mà hoàn toàn là giấy trắng mực đen, rằng tôi, nếu như nhân dân xiết chặt tay tôi, tôi sẽ rửa tay sau đó. Trong thời cách mạng thực sự người ta đã phải nhìn nhân dân với con mắt của chính mình, ngửi bằng cái mũi của mình, nghe bằng tai của mình rằng vị vua chuột cống quyền uy đã lên tiếng ra sao, để nhận biết rằng Mirabeau (12) đã bóng gió nói điều gì với câu nói „ Con người ta không làm cách mạng với dầu oải hương“.

1830, trước khi rời sang sống ở Paris, Heine còn chứng kiến một cuộc cướp phá người Do thái ở Hamburg. Cả người chú triệu phú Salomon của ông, nổi tiếng vì hoạt động từ thiện, ngay ngày hôm sau đã phải cho lắp lại cửa kính. Heine đã chẳng cần phải học mới biết được, nhân dân có thể trở thành kẻ cuồng bạo. „Tương lai“, như một câu nói ảm đạm của ông về chiến thắng của chủ nghĩa cộng sản, „ngửi ra vị da ngâm, mùi máu, mùi vô đạo và rất nhiều đòn roi.“


Heine thấy dễ chịu trong cuộc đời lưu vong. Dễ chịu tới mức từ nơi đó ông viết trong một bức thư „ Nếu ai đó hỏi tôi, thấy trong người ra sao ở đây, ông hãy nói, như cá trong nước. Hay là hơn thế nữa, ông nói với mọi người, rằng nếu như trong biển cả có một con cá hỏi con cá khác về tình hình sức khỏe, thì con kia nói rằng, tôi sống khỏe như Heine ở đất Paris“. Sự lịch thiệp kiểu Pháp vừa lòng ông, sự thoáng đãng trong thành phố này bất chấp Cách mạng và Trùng hưng. Mà tuy nhiên ông không còn trơ thân đơn độc với người Paris.“ Tôi bị bao vây bởi bọn gián điệp Phổ, cho dù tôi tránh xa khỏi các vụ âm mưu chính trị, thế đó chúng sợ tôi nhiều nhất“, thời gian ngắn sau khi đến nơi ông đã kể cho đôi vợ chồng Varnhagens nghe. (Tuy rằng gián điệp của một thể chế áp bức không chỉ toàn là người đểu cáng: nếu như Heine đi sang London, hẳn Theodor Fontane (13) đã có thể là bạn đồng hành của ông.)

Tương tự, sự xa lánh không giúp gì ông: tác giả châm biếm Heine, nhà thơ trữ tình nổi tiếng và nhà luận chiến là một định chế, một uy tín và một huyền thoại đối với những người Đức bị hắt hủi, những người tỵ nạn và lưu vong chính trị. Năm 1835 ông viết gửi nhà soạn nhạc Giacomo Meyerbeer (14): „Germania, con gấu mẹ già nua đã rũ hết thảy những con rận của nó xuống Paris, và tôi kẻ cùng quẫn nhất đã bị chúng gặm nhấm bền bỉ nhất.“

Ông không muốn để cho họ , những người theo tư tưởng cộng hòa lạm dụng, „rằng tôi phải tuyên bố ủng hộ hoặc chống lại họ, do đâu tôi đã bỏ qua điều thứ nhất vì tin tưởng và cái thứ hai vì thông thái. Tôi không là người đàn ông dễ để cho cưỡng bách“. Trong những nhóm người Đức nhỏ hẹp ở Paris, cuối cùng những người lưu vong phải tác chiến thận trọng hơn là tại Hamburg, Göttingen hay Berlin: Như thế đó người ôn hòa, kẻ chưa bao giờ có điều gì giấu diếm về mối thiện cảm của ông dành cho nền quân chủ Pháp thậm chí còn bị tình nghi làm nội gián cho Klemens Fürst von Metternich(15). Tuy rằng trên giấy bút ông luôn chỉ ra rằng ông không phải là „thằng đểu được trả tiền“, nhưng thực tế đã không đáp ứng được sự cuồng khích của những người bạn nọ, những kẻ người ta những hẳn không mong là kẻ thù của mình.

Khi lưỡng lự, những mối thiện cảm về chính trị, cũng cả về mặt con người đối với ông đã ít quan trọng hơn phong cách, tinh thần, và nói chính xác hơn: sự hóm hỉnh. Chất hài hước của Heine ngay từ đầu đã là con đường đặc biệt Đức: thông qua tư chất, tính vô úy của ông; hóm hỉnh là kết chất của ông. Ngoài ra kinh nghiệm còn bắt Heine chói sáng trên mọi bục chơi: không ai giăng mắc mối liên minh với ông, ông là đảng phái chẳng thuộc một ai và chính vì thế nguy hiểm với tất cả, dĩ nhiên cũng cả với bản thân, bằng tài năng ông tạo ra kẻ thù cho bản thân.

Ông chế giễu nhân dân và chính phủ của họ, phản động và cách mạng, kẻ hèn nhát và người anh hùng. Thêm vào đó ông báng bổ cái lề thói đạo đức, với niềm hào hứng ông chà xát kẻ thống trị, một cách chua cay ông thả nổi kẻ miệng nói lời thiện tâm trôi theo sự đáng cười và phô bày đồng nghiệp một cách không thương xót. Khi những câu thơ của Heinrich Hoffmann von Fallersleben (người Đức cám ơn ông này vì bài quốc ca của họ) cùng với những tác phẩm khác đã trở thành cái cớ ban hành lệnh cấm in ấn toàn diện cho những nhà xuất bản tác phẩm Heine, ông đã chia buồn với Julius Campe (16) bằng một sự tàn nhẫn sát thực:“ Những bài thơ của Hoffmann von Fallersleben (17), những thứ chốt găm Ngài vào tình thế khốn nạn này dở đến mức báng bổ, và xét từ khía cạnh thẩm mỹ, chính phủ nước Phổ hoàn toàn có lý khi nóng nẩy về cái đó: những lời bông lơn tồi để mua vui cho những gã phàm phu tục tử ngồi bên bàn bia và thuốc lá."

Heine làm việc với mọi phương tiện, từ một chấm phá tỷ mẩn mài giũa cho đến một câu giỡn kiểu học trò; ông cũng hỗn hào bắng nhắng, nếu như cần chọc giận: „Tại Schwaben tôi ngó qua trường lớp các nhà thơ/ Thật đáng yêu những sinh linh như giọt nặn/ Họ ngồi đó trên những ghế bô/ Trên đầu trẻ thơ đội chiếc mũ bồ.“ Chẳng có điều gì làm ông ít khó chịu hơn, như người ta nói tới ngày hôm nay, là sự căm giận chuẩn mực về phương diện chính trị.

Điều đó không chỉ là ảo tưởng ông từng chế nhạo. Trước hết đó là sự nhiệt thành của những „con chiền chiện bằng sắt“ của nước Đức, không chỉ tố giác sự ngu xuẩn về chính trị, mà qua những lời nói suông còn khẳng định điều này.

Herwegh, anh, con chiền chiện bằng sắt/ Bởi vì anh cất cánh đến trời xanh/ Anh đã mất trái đất trong gương mặt mình/ Và chỉ trong thơ sống xuân đời anh ca hát.

Ông có ít kiên nhẫn với các đồng nghiệp thời trước tháng Ba (1848) ở quê nhà. Bởi vì họ hiện thân cho một truyền thống đã lấy lời nói thay cho hành động: sự hiểu lầm bản thân mang tính duy tâm ở một nền văn hóa chính trị nơi những túp lều hiệp hội đã không thể làm nên nghiệm trải với mối tương quan giữa nguyện vọng, lý thuyết và kinh nghiệm.

Vị thế độc đáo của Heine giữa những thế giới giữa Pháp và Đức, với tư cách người môi giới và nhà báo, là nhà phân tích chính trị và nhà thơ được tôn vinh không quyền thụ hưởng chế độ hưu trí, không liên minh phe phái đã được kiến lập. Sau bài luận nhớ đời về Ludwig Börne vào năm 1940, sự căm thù kẻ không mang chất Đức Heine đã đạt tới đỉnh cao. Trong tờ Điện tín nước Đức ông đã đọc được các câu thơ:

Bọn chúng chẳng bao giờ có được/ Dòng sông Ranh xứ Đức tự do/ Thế đó một thứ bay có được/ Đó chính là cái gã Heine!

Một cách thiết yếu, nước Đức, tổ quốc đã còn lại cho ông đối tượng của giấc mơ và chế nhạo. Sự nhạo báng không vị nể của Heine đã không chỉ mang lại sự bực dọc cho Heine, mà cũng còn phương hại đến tiếng tăm hậu thế của ông. Không bao giờ người Đức có được một nhà bình luận thông minh, hóm hỉnh và tỏ tường hơn, tuy nhiên họ muốn có ông khác đi cơ: trang trọng hơn và có thể lường được, ít cay cú hơn và không cuồng hứng như vậy, về cơ bản ít Heine hơn.


©Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức
Nguồn: Spiegel


Chú thích của người dịch:


(1) Elke Schmitter (sinh năm 1961): Nữ nhà báo và nhà văn Đức, từng nghiên cứu Triết học tại Tổng hợp München.
(2) Heinrich Heine (1797-1856): Nhà thơ, nhà văn và nhà báo, tác gia hàng thi hào Đức, đại diện cuối cùng và là người vựợt bỏ trào lưu Lãng mạn, có thi phẩm được phổ nhạc và dịch ra tiếng nước ngòai nhiều nhất. Độc giả Việt Nam biết tới và yêu mến Heinrich Heine ngay từ tập thơ đầu tiên gồm các bản dịch của các nhà thơ Việt Nam, có thể kể Tế Hanh, Hòang Trung Thông, Đào Xuân Quý.
(3) Carl Ludwig Börne (1786-1837): Nhà báo, nhà phê bình sân khấu và văn học. Năm 1811 ông nhận chân nhân viên tốc ký cho cảnh sát, năm 1814 bị sa thải hồi, vì thành phố Frankfurt phục hồi lại quy chế riêng nhằm kiểm soát người Do thái, ông nhận tiền hưu 400 đồng Gulden một năm. Từ 1830 sống ở Paris, cổ súy cho dân chủ như tiền đề của tự do. Ở đây ông gặp gỡ lại Heine, sau đó chia tay nhau vì khác biệt quan điểm. Các đoạn văn châm biếm của Heine trích ra trong bài đều nhắm vào Carl Ludwig Börne.
(4) Rahel Varnhagen von Ense (1771-1833): Nhà văn nữ Do thái thuộc thời Lãng mạn, còn là bà chủ của một salon văn chương.
(5) Arnold Ruge(1802-1880): Nhà văn Đức, nghị sĩ Quốc hội Frankfurt ông đại diện cánh Tả trong những năm cách mạng 1848/1849.
(6) August Graf von Platen-Hallermünde (1796-1835): Nhà thơ Đức.
(7) Georg Herwegh (1817-1875): Nhà thơ cách mạng của thời tháng Ba 1848, mang tư tưởng xã hội chủ nghĩa, dịch giả.
(8) Franz von Dingelstedt (1814-1881): Nhà thơ, nhà báo và nhà đạo diễn sân khấu Đức.
(9) Ferdinand Freiligrath (1810 – 1876): Nhà thơ, nhà văn và dịch giả Đức.
(10) Những người không mặc quần chẽn như giới quí tộc, sống bằng công việc chân tay, có ảnh hưởng chính trị lớn, vì họ ủng hộ phái Gia-cô-banh trong Cách mạng Pháp.
(11) Georg Wilhelm Friedrich Hegel (1770-1831): Nhà triết gia Đức, đại diện quan trọng nhất của Chủ nghĩa duy tâm Đức.
(12) André Boniface Louis Riquetti, vicomte de Mirabeau (1754-1792) Chính khách bảo hoàng, một trong những kẻ thù của Cách mạng Pháp.
(13) Heinrich Theodor Fontane (1819-1898): Nhà văn Đức, đại diện quan trọng của chủ nghĩa hiện thực Đức. Ở London, ông bị bắt năm 1870 vì bị tình nghi là gián điệp của Phổ. Thủ tướng Otto von Bismarck phải can thiệp để ông được trả lại tự do.
(14) Giacomo Meyerbeer (1791-1864): Nhà soạn nhạc và nhạc trưởng Đức. Ông viết nhiều tác phẩm được coi là bậc thầy của Grand opéra Pháp.
(15) Klemens Fürst von Metternich (1773-1859): Chính khách người Áo, có ảnh hưởng lớn trong Đại hội Vienna 1814/1815, lập lại trật tự châu Âu sau khi lật đổ Napoleon Bonaparte.
(16) Julius Johann Wilhelm Campe (1782-1867): nhà xuất bản, 1823 ông lĩnh nhận nhà xuất bản Verlag Hoffmann und Campe ở Hamburg.
(17) Hoffmann von Fallersleben (1798-1874): Nhà ngữ văn, nhà thơ, viết bài thơ thành lời quốc ca Đức sau này.

Thứ Hai, 17 tháng 11, 2014

Tụng Hân Hoan

Friedrich von Schiller (1759-1805)


Tranh của Gerhard Richter (sinh năm 1933) họa sĩ đương đại Đức

Bài Tụng Hân Hoan còn hai khổ nữa. Lời thơ „ Anh em ơi hãy uống và hòa giọng“ ở khổ thơ gần cuối do chính Schiller gạt bỏ rất dễ cho người đời cảm nhận ở tầm dung tục một bài „tửu ca“ kêu gọi anh em cùng nâng cốc và ca hát. Nếu được hiểu như vậy, bài thơ thuần túy may chăng chỉ là bài thơ tụng ca sự vui vầy trong khuôn khổ một cộng đồng huynh đệ giữa những thành viên của Hội Tam Điểm (Freemasonry/Freimaurerei) chẳng hạn (Friedrich Schiller cũng là hội viên Tam Điểm). Thêm nữa ta cần để ý, Schiller công bố những câu thơ này vào năm 1786, vào thời điểm tiếng gọi „anh em“, rất gần gụi với „tình huynh đệ“ trong bối cảnh tinh thần Cách mạng Pháp Tự do - Bình đẳng -Bác ái, dĩ nhiên còn pha thêm một màu sắc chính trị đương thời. Nhưng tuy nhiên và vượt cao hơn thế, Schiller là một triết gia, nên ý thơ, xuyên suốt tác phẩm văn học của ông, có khởi nguồn từ một ý niệm triết học. Trong sáng tác của Schiller, chính trị thường nhật bị gạt lại, ưu tiên mở rộng viễn cảnh soi chiếu lên những liên hệ bao trùm. Ông quan tâm tới loài người hơn là con người: con người ở tầm chủng loại, chứ không chú trọng tới cá thể dễ tan biến.

Cũng như vậy không thể không để ý dưới góc độ triết học tương tác của Hân hoan – Người con gái tự Thiên đàng có đôi cánh bay xuống trần gian, đứng hát trong „giàn hợp xướng cùng các thiên thần“ ở „sau những cỗ quan tài giật sập“- với Đức hạnh, Đức tin v.v. Trong bài Tụng ta đọc được „Hân hoan đây đồng hùng vĩ/Trải trong thiên nhiên vĩnh hằng/ Hân hoan quay trục xe vòng/ Trong cỗ đồng hồ thế giới“ hẳn mang ý nghĩa nguồn sống, nguồn năng lượng cho cỗ đồng hồ thế giới. Ẩn dụ mang tính phác đồ vũ trụ gợi nhớ về Khởi thủy theo tinh thần Gottfried Wilhelm Leibnitz mô phỏng thế giới tinh thần và thể chất và sự hài hòa tiền định, khi Leibnitz so sánh với sự phối tác nhịp nhàng của hai chiếc đồng hồ, và cho rằng sự vận hoạt liên tục này được đảm bảo bằng sự can gián thường xuyên của đấng Tối thượng (Chúa Trời). Với Schiller, Hân hoan thế vào vai trò đó, sự vận hoạt liên tục được duy trì qua nguồn Hân hoan như một nguyên tắc sinh tồn vạn năng, như một nhiệt tâm (Enthusiasmus) hơn thế - ND
.


Hân hoan, ánh thần rạng lóe:
Người con gái tự Thiên đàng
Chúng ta lòng ngây ngất lửa
Bước vào Thiên quốc thiều quang:
- Phép mầu kết liên tất thảy
Những gì thời thượng chia phôi
Mọi người, ở đâu cánh hạ
Thành anh em cả muôn nơi.

Đồng ca
Đây nụ hôn cho tòan thế giới
Ôm lấy nhau nào triệu anh em!
Ở cao hơn Ngân Hà hẳn thế
Có người Cha yêu dấu ngự trên.

Ai may vận lớn vừa kết bạn
Thành bạn hiền của bạn mà chơi
Ai giành được người đàn bà đẹp
Hãy góp lời sung sướng reo vui
Vâng, cả ai gọi linh hồn lẻ
Là tồn sinh trên quả địa cầu
Còn ai đó, chưa lần nào khả dĩ
Khóc than lìa khỏi khối chung nhau.

Đồng ca
Vạn vật trú ngụ vòng vĩ đại
Hãy nương tình thiện cảm ngợi ca
Dẫn lên tận sao trời tít tắp
Nơi trị vì của đấng cao xa.

Muôn lòai uống nguồn Hoan lạc
Bên bầu vú của Thiên nhiên
Tất cả Thiện cùng điều Ác
Cùng lần theo vết căn nguyên
Cho ta nho và những nụ hôn
Một người bạn, thử thách trong cái chết;
Chứng trước Chúa, lời Minh thần Cherub (1):
- Đến lòai giun còn lạc thú trên đời.

Đồng ca
Trên trần thế, người rớt sâu, hàng triệu
Bạn ngờ không có đấng Sáng Tạo nên?
Hãy tìm Người cao trên Ngân Giang ấy
Trên trăng sao ắt Chúa ở trên.

Hân hoan: đây đồng hùng vĩ
Trải trong thiên nhiên vĩnh hằng
Hân hoan quay trục xe vòng
Trong cỗ đồng hồ thế giới
Dụ mầm nở hoa kết trái
Những mặt trời tự Thiên Hà
Dệt quyển tầng trong trời xa
Ống kính tiên tri nào biết.

Đồng ca
Hãy vui bay như những mặt trời
Theo phác đồ của trời cao tráng lệ
Trên quỹ đạo sải bước, nào huynh đệ
Như một anh hùng vui tới chiến công.

Từ tấm gương chân lý lửa soi
Với nhà nghiên cứu mỉm cười
Lái dẫn cung đường kẻ nhẫn
Tới đồi Đức hạnh chênh vênh,
Trên đỉnh non của Đức tín bình minh
Hân hoan đó cắm cờ bay lất phất
Nhìn qua kẽ cỗ quan tài giật sập
Thấy Hân hoan trong hợp xướng thiên thần.

Đồng ca
Triệu người hãy can trường nhẫn nại
Kiên nhẫn cho thế giới tốt hơn
Trên Ngân Hà hẳn Chúa trời vĩ đại
Nơi cao kia sẽ ban thưởng công ơn.

Với chúa thánh ta nào đâu sánh
Hóa lại hay cùng họ ngang hàng
Lên tiếng đi hỡi buồn tủi cơ hàn
Vui lên cả với người đang phấn chấn
Coi quên hết óan hờn và cừu hận
Tha thứ kẻ thù không đội trời chung
Không còn giọt lệ nào ép buộc
Hối hận nào ray rứt trong lòng.

Đồng ca
Sổ ghi tội của chúng ta đà hủy!
Tòan cõi trần ta xí xóa cho ta
Anh em ơi trên dải Ngân Hà
Chúa phán quyết cũng như ta phán xử.

Hân hoan sủi trong cốc lớn
Nhựa vàng sóng sánh trong nho
Rợ ăn thịt người, uống hiền khô
Hoang mang thành lòng gan dạ
Từ chỗ ngồi, anh em đâu tá
Bay theo bình rượu sóng lượn quanh
Cho bọt nồng phóng tới trời xanh
Cốc này dâng mừng Chúa lòng lành!

Đồng ca
Ngợi khen tụ quần tinh tú
Khúc thiều Seraph (2) ngợi ca
Cốc này kính mừng Đức Chúa
Cao trên kia giải Ngân hà!

Rắn rỏi trong đau khổ não nề
Ra tay giúp, nơi trắng trinh nhỏ lệ
Trung trinh với lời xưa nguyền thệ
Với bạn thù chỉ chân lý không màng
Kiêu hãnh nam nhi tôn trước ngai vàng
Hỡi anh em, chỉ còn là Thiện, Huyết
Xứng công trạng đáng vòng quế nguyệt
Nhấn chìm đi những lũ lọc lừa!

Đồng ca
Xiết chặt nữa vòng nhân quần thần thánh
Hãy thề bên chén rượu vang vàng
Một lòng trung nguyện ước tâm can
Thề với Chúa trên trăng sao phán quyết!

© Phạm Kỳ Đăng dịch
từ nguyên tác tiếng Đức, bản nổi tiếng, do chính Friedrich Schiller cắt bỏ hai khổ cuối.

An die Freude

Freude, schöner Götterfunken,
Tochter aus Elysium,
Wir betreten feuertrunken,
Himmlische, dein Heiligthum.
Deine Zauber binden wieder,
Was die Mode streng getheilt;
Alle Menschen werden Brüder,
Wo dein sanfter Flügel weilt.

Chor.
Seid umschlungen, Millionen!
Diesen Kuß der ganzen Welt!
Brüder - überm Sternenzelt
Muß ein lieber Vater wohnen.

Wem der große Wurf gelungen,
Eines Freundes Freund zu sein,
Wer ein holdes Weib errungen,
Mische seinen Jubel ein!
Ja - wer auch nur eine Seele
Sein nennt auf dem Erdenrund!
Und wer's nie gekonnt, der stehle
Weinend sich aus diesem Bund.

Chor.
Was den großen Ring bewohnet,
Huldige der Sympathie!
Zu den Sternen leitet sie,
Wo der Unbekannte thronet.

Freude trinken alle Wesen
An den Brüsten der Natur;
Alle Guten, alle Bösen
Folgen ihrer Rosenspur.
Küsse gab sie uns und Reben,
Einen Freund, geprüft im Tod;
Wollust ward dem Wurm gegeben,
Und der Cherub steht vor Gott.

 

Chor.
Ihr stürzt nieder, Millionen?
Ahnest du den Schöpfer, Welt?
Such' ihn überm Sternenzelt!
Über Sternen muß er wohnen.

Freude heißt die starke Feder
In der ewigen Natur.
Freude, Freude treibt die Räder
In der großen Weltenuhr.
Blumen lockt sie aus den Keimen,
Sonnen aus dem Firmament,
Sphären rollt sie in den Räumen,
Die des Sehers Rohr nicht kennt.

Chor.
Froh, wie seine Sonnen fliegen
Durch des Himmel prächt'gen Plan,
Wandelt, Brüder, eure Bahn,
Freudig, wie ein Held zu Siegen.

Aus der Wahrheit Feuerspiegel
Lächelt sie den Forscher an.
Zu der Tugend steilem Hügel
Leitet sie des Dulders Bahn.
Auf des Glaubens Sonnenberge
Sieht man ihre Fahnen wehn,
Durch den Riß gesprengter Särge
Sie im Chor der Engel stehn.

Chor.
Duldet muthig, Millionen!
Duldet für die beßre Welt!
Droben überm Sternenzelt
Wird ein großer Gott belohnen.

Göttern kann man nicht vergelten;
Schön ist's, ihnen gleich zu sein.
Gram und Armuth soll sich melden,
Mit den Frohen sich erfreun.
Groll und Rache sei vergessen,
Unserm Todfeind sei verziehn.
Keine Thräne soll ihn pressen,
Keine Reue nage ihn

Chor.
Unser Schuldbuch sei vernichtet!
Ausgesöhnt die ganze Welt!
Brüder - überm Sternenzelt
Richtet Gott, wie wir gerichtet.

Freude sprudelt in Pokalen,
In der Traube goldnem Blut
Trinken Sanftmuth Kannibalen,
Die Verzweiflung Heldenmuth - -
Brüder, fliegt von euren Sitzen,
Wenn der volle Römer kreist,
Laßt den Schaum zum Himmel spritzen:
Dieses Glas dem guten Geist!

Chor.
Den der Sterne Wirbel loben,
Den des Seraphs Hymne preist,
Dieses Glas dem guten Geist
Überm Sternenzelt dort oben!

Festen Muth in schwerem Leiden,
Hilfe, wo die Unschuld weint,
Ewigkeit geschwornen Eiden,
Wahrheit gegen Freund und Feind,
Männerstolz vor Königsthronen, -
Brüder, gält' es Gut und Blut -
Dem Verdienste seine Kronen,
Untergang der Lügenbrut!

Chor.
Schließt den heil'gen Zirkel dichter,
Schwört bei diesem goldnen Wein,
Dem Gelübde treu zu sein,
Schwört es bei dem Sternenrichter!

Bản tiếng Anh

Ode To Joy

Joy, thou beauteous godly lightning,
Daughter of Elysium,
Fire drunken we are ent’ring
Heavenly, thy holy home!
Thy enchantments bind together,
What did custom stern divide,
Every man becomes a brother,
Where thy gentle wings abide.

Chorus.
Be embrac’d, ye millions yonder!
Take this kiss throughout the world!
Brothers—o’er the stars unfurl’d
Must reside a loving Father.

Who the noble prize achieveth,
Good friend of a friend to be;
Who a lovely wife attaineth,
Join us in his jubilee!
Yes—he too who but one being
On this earth can call his own!
He who ne’er was able, weeping
Stealeth from this league alone!

Chorus.
He who in the great ring dwelleth,
Homage pays to sympathy!
To the stars above leads she,
Where on high the Unknown reigneth.

Joy is drunk by every being
From kind nature’s flowing breasts,
Every evil, every good thing
For her rosy footprint quests.
Gave she us both vines and kisses,
In the face of death a friend,
To the worm were given blisses
And the Cherubs God attend.

Chorus.
Fall before him, all ye millions?
Know’st thou the Creator, world?
Seek above the stars unfurl’d,
Yonder dwells He in the heavens.

Joy commands the hardy mainspring
Of the universe eterne.
Joy, oh joy the wheel is driving
Which the worlds’ great clock doth turn.
Flowers from the buds she coaxes,
Suns from out the hyaline,
Spheres she rotates through expanses,
Which the seer can’t divine.

Chorus.
As the suns are flying, happy
Through the heaven’s glorious plane,
Travel, brothers, down your lane,
Joyful as in hero’s vict’ry.

From the truth’s own fiery mirror
On the searcher doth she smile.
Up the steep incline of honor
Guideth she the suff’rer’s mile.
High upon faith’s sunlit mountains
One can see her banner flies,
Through the breach of open’d coffins
She in angel’s choir doth rise.

Chorus.
Suffer on courageous millions!
Suffer for a better world!
O’er the tent of stars unfurl’d
God rewards you from the heavens.

Gods can never be requited,
Beauteous ’tis, their like to be.
Grief and want shall be reported,
So to cheer with gaiety.
Hate and vengeance be forgotten,
Pardon’d be our mortal foe,
Not a teardrop shall him dampen,
No repentance bring him low.

Chorus.
Let our book of debts be cancell’d!
Reconcile the total world!
Brothers—o’er the stars unfurl’d
God doth judge, as we have settl’d.

Joy doth bubble from this rummer,
From the golden blood of grape
Cannibals imbibe good temper,
Weak of heart their courage take—
Brothers, fly up from thy places,
When the brimming cup doth pass,
Let the foam shoot up in spaces:
To the goodly Soul this glass!

Chorus.
Whom the crown of stars doth honor,
Whom the hymns of Seraphs bless,
To the goodly Soul this glass
O’er the tent of stars up yonder!

Courage firm in grievous trial,
Help, where innocence doth scream,
Oaths which sworn to are eternal,
Truth to friend and foe the same,
Manly pride ’fore kingly power—
Brothers, cost it life and blood,—
Honor to whom merits honor,
Ruin to the lying brood!

Chorus.
Closer draw the holy circle,
Swear it by this golden wine,
Faithful to the vow divine,
Swear it by the Judge celestial!

Bản tiếng Pháp:

Ode à la joie

Ô Joie, belle étincelle divine,
Fille de l’Elysée,
Nous entrons ivres d’enthousiasme,
Ô Déesse, dans ton sanctuaire.
Tes charmes réunissent
Ce que la mode sépare ;
Tous les hommes deviennent frères
Là où tes douces ailes reposent.

Chœur
Soyez unis êtres par million !
Qu’un seul baiser enlace l’univers !
Frères, au-dessus du pavillon des étoiles
Doit résider un père bien-aimé !

Que celui qui a l’inestimable bonheur
D’être l’ami d’un ami,
Que celui qui a conquis une douce femme
Unisse sa joie à la nôtre !
Et aussi celui qui n’a qu’une âme
Sur la terre ;
Et celui qui n’a jamais connu cela s’éloigne
En pleurant de notre cercle !

Chœur
Que tout ce qui habite le globe
Rende hommage à la sympathie !
Jusqu’aux étoiles ils aspirent,
Où l’inconnu trône.

Tous les êtres puisent la joie
Aux seins de la nature ;
Tous, bons et méchants,
Suivent ses traces de rose.
Elle nous donne les baisers
Et la vigne, l’ami, fidèle jusqu’à la mort ;
Le vermisseau lui-même connait la volupté
Et le Chérubin est devant Dieu.

Chœur
Vous vous prosternez, millions d’êtres ?
Monde, pressens-tu ton créateur ?
Cherche-le au-dessus de la voûte des étoiles,
C’est au-dessus des étoiles qu’il doit habiter.

La joie est le moteur puissant
Dans l’éternelle nature.
La joie, la joie fait tourner les rouages
Dans la grande horloge du monde.
Elle fait sortir les fleurs de leurs germes,
Briller le soleil au firmament,
Rouler dans l’espace les sphères
Que l’astronome ne connaît pas.

Chœur
Joyeux comme le soleil qui vole
À travers les splendides plaines du ciel,
Courrez, frères, votre carrière,
Heureux comme le héros qui court à la victoire.

Du miroir étincelant de la vérité
La joie sourit à celui qui la cherche.
Sur le sentier escarpé de la vertu
Elle soutient les pas du malheureux.
Sur les hauteurs rayonnantes de la foi
On voit flotter sa bannière,
À travers l’ouverture des sépulcres brisés
Elle se tient dans le chœur des anges.

Chœur
Souffrez avec courage millions d’êtres !
Souffrez pour un monde meilleur !
Là haut, au-delà de la voûte étoilée
Un Dieu puissant vous récompensera.

On ne peut récompenser les Dieux,
Il est beau de leur ressembler.
Que les pauvres et les affligés se mêlent,
Et se réjouissent avec les joyeux.
Que la haine et la colère soient oubliées,
Que notre ennemi mortel soit pardonné,
Que nulle larme ne fatigue ses yeux,
Que nul remords ne le ronge.

Chœur
Anéantissons le souvenir des offenses !
Que le monde entier soit réconcilié !
Frères, au-dessus du dôme des étoiles,
Dieu juge comme nous jugeons.

La joie pétille dans les verres,
Dans les flots dorés de la vigne,
Les Cannibales puisent la douceur,
Le désespoir y puise du courage.
Frères, levez-vous de vos sièges
Quand le verre rempli circulera,
Laissez l’écume de la boisson enivrante jaillir vers le ciel :
Offrez ce verre au bon génie.

Chœur
À celui que les astres célèbrent,
À celui que chante l’hymne du Séraphin !
Ce verre au bon génie
Au-dessus de la voûte des étoiles !

Courage et fermeté dans les souffrances !
Secours à l’innocent qui pleure,
Éternité de serments,
Vérité envers l’ami et l’ennemi,
Virile fierté devant les trônes des rois,
Frère ce qu’il faut sacrifier nos biens et notre vie, —
Au devoir accompli sa couronne,
Le malheur au mensonge !

Chœur
Fermez le cercle sacré,
Jurez par ce vin doré :
Être fidèle à vos serments,
Jurez-le par le souverain céleste.

Chú thích của người dịch:


Johann Christoph Friedrich von Schiller (1759-1805): Thi hào Đức, kịch tác gia, nhà triết học và nhà sử học.
(1) Cherub: Minh thần có cánh trong thần thoại, thân thể hình thú, mặt người
(2) Seraph: Thiên thần sáu cánh bay hát quanh ngai của Chúa.

Thứ Năm, 13 tháng 11, 2014

Kỷ niệm đổ tường

Kỷ niệm đổ tường: Om sòm trong nhà Quốc hội – Biermann gọi đảng Cánh Tả là „ổ trằn tinh“

Ca sĩ sáng tác Wolf Biermann chì trích đảng Cánh Tả. Trong giờ phút trọng thể kỷ niệm sự sụp đổ của bức tường ông gọi đảng này là ổ trằn tinh. Các nghị sĩ của đảng này nổi đóa (Spiegel Online)

Berlin- Lời qua tiếng lại chát chúa trong giờ trọng thể: Trong cuộc họp hồi tưởng về sự sụp đổ của bức tường cách đây 25 năm ca sĩ Wolf Biermann đã trực diện tấn công đảng Cánh Tả. Đảng Cánh Tả là mẩu thừa thảm hại của những gì may mắn sao bị xóa bỏ“, Biermann nói trong nhà Quốc hội vào ngày thứ Sáu, nơi ông được mời tới hát. Nhà „trào lộng“ Lammert đã mời ông đến, "để tát cho đảng Cánh Tả mấy cái."

Với lưu ý về danh nghĩa của mình là „người giết trằn“, ca sĩ sáng tác đã nói rằng, ông không thể đập quỵ đám dư đảng của ổ trằn“, „ chúng đã bị đập“. Đây có chăng đủ là „hình phạt“ cho những người cánh tả „ phải ngồi ở đây và nghe chịu trận“.

Về lời phân bua từ Nhóm nghị sĩ Cánh Tả rằng họ được bầu ra, Biermann đáp lại rằng, một sự bầu cử tuy thế không phải là „lời phán truyền của Chúa“. Trong thực tế có thể coi Đảng Cánh Tả là „phản động“. Ngay sau cuộc đả nhau, Biermann đã hát bài hát  Khích lệ, dạo xưa rất phổ biến trước hết nơi những người đối lập ở Cộng hòa dân chủ Đức. Bản thân Biermann đã gọi bài hát đó là một „miếng bánh mì linh hồn“ đặc biệt dành cho tù nhân ngồi trong những nhà tù của CHDC Đức.

Các ông đáng bị xử để chịu đựng điều đó ở đây.

Về sự ra mắt bất thường của Biermann, chủ tịch Quốc hội Lammert đã có lời lưu ý về chương trình nghị sự: „ Nếu ông sắp sửa ra ứng cử và được bầu cử cho Quốc hội, thì ông cũng có thể phát biểu. Nhưng bây giờ ông có mặt ở đây, để hát.“ Biermann đáp lại“ Tại CHDC Đức tôi đã không bỏ thói quen nói lời và chính tại đây tôi lại càng không làm điều đó.“ Nhắm tới những người cánh tả ông nói“ Các ông đáng bị xử để chịu đựng điều này ở đây. Tôi mừng cho các ông.“

Trong bài phát biểu của mình chủ tịch khối nghị sĩ Cánh Tả Gregor Gysi bỏ qua những công kích của Biermann. Ông (Gysi) than vãn về những sự bỏ lỡ trong công cuộc thống nhất nước Đức, vẫn chưa có một sự thống nhất của hai nhà nước Đức. Ông nhấn mạnh, tại CHDC Đức đã ngự trị một nền chuyên chế và phi pháp thô bạo – nhưng ông vẫn giữ nguyên quan điểm, không nên vơ đũa coi CHDC Đức là một nhà nước của phi pháp. Chủ tịch khối nghị sĩ đảng Xanh Katrin Göring Eckardt nói: „ CHDC Đức tất nhiên là một nhà nước phi pháp.“

Ngay từ trước cuộc họp, sự ra mắt của Biermann - người bị tước quốc tịch CHDC Đức vào năm 1976- đã gây ra giận dữ. Đảng Cánh Tả- đảng hậu duệ của SED (đảng Công nhân Xã hội thống nhất Đức) luôn bị Biermann phê phán- cảm thấy bị qua mặt trong việc ấn định chương trình. Đảng này đòi ông không tận dụng sự trình diễn của mình để phê phán đảng.

„Sự cay độc trần trụi“

Trong giờ trọng thể, ông Lammert cũng phê phán vụ ăn cắp 13 cây thánh giá tưởng niệm những nạn nhân của bức tường.“ Cách đây mấy ngày chúng bị lấy cắp với một điệu bộ ra dáng anh hùng và một sự nêu lý do nhân đạo vô danh khiến ta phải coi đó là sự cay độc trần trụi“. Những nhà hoạt động của một „trung tâm của vẻ đẹp chính trị“ đã muốn mang những cây thập tự đến biên giới châu Âu, để tập trung sự chú ý vào tình cảnh người tỵ nạn. Sau lễ kỷ niêm đổ tường những người ăn cắp lại mang những cây thập tự trở lại. Cảnh sát đang điều tra dưới tội danh „ ăn cắp gây hậu quả đặc biệt nặng nề.“

Với sự tưởng niệm tại nhà Quốc hội một lọat lễ hội đã bắt đầu nhằm hồi tưởng ngày 09.11.1989. Tại Berlin cho tới ngày chủ nhật diễn ra một chương trình lễ hội rộng khắp. Vào buổi chiều Thị trưởng đương nhiệm của Berlin Klaus Wowereit (đảng SPD – Xã hội Dân chủ) khai mạc màn sắp đặt với 8000 quả bóng bay thắp sáng, vẽ lại trên gần 15 km một phần biên giới dạo xưa ở Berlin. Thêm vào đó vị Chủ tịch nhà nước Xô viết một thời Michail Gorbatschow sẽ đến thăm một cuộc triển lãm ở cửa khẩu kiểm soát Checkpoint Charlie về cuộc chiến tranh lạnh.

©Phạm Kỳ Đăng dịch từ tiếng Đức, đăng trên Văn Việt
Nguồn Spiegel Online

Thứ Hai, 10 tháng 11, 2014

Phố tan mưa

Phạm Kỳ Đăng 


Tranh của ©Alfred Sysley (1839-1899) họa sĩ Ấn tượng Pháp

Tan mưa bụi hắt dòng sông 

Mơn man cảm xúc phố lòng ngất ngây
Từ mây đổ xuống lòng tay
Từ trên tháp cổ đường ray chao tầng
Con tàu treo bóng thu không
Lướt ngang tòa ngói láy dòng trường giang
Em dung nhan rất dịu dàng
Tựa lan can mắt liếc sang có vì
Trên lầu lay khóm tường vi
Tầm xuân hoa nở trong thì nhớ nhung. 

Ôi trời quang đãng muôn trùng 
Em lòng liễu thị vô cùng xa xôi.

© P.K.Đ - 2014

Thứ Sáu, 7 tháng 11, 2014

Tởm lợm và Thiên tài

Wolf Biermann (1) 

Tranh © của Salvador Dalí (1904-1989) họa sĩ Tây Ban Nha

Cuốn tiểu sử Werner Hecht(2) viết về Bertolt Brecht(3) cho ta thấy một người anh hùng do dự. Đối với tôi nhà thơ này có kích cỡ của Shakespeare(4), Goethe(5) hay của Villon(6), là kịch tác gia thậm chí ông gần đạt được tầm vóc của Georg Büchner(7). Người ta phải yêu lấy sự tởm lợm thiên tài này. Khác đi thì phần tôi, tôi không thể chịu đựng được ông. Ngoài ra cái câu cửa miệng bỗ bã của Bertolt Brecht lại cũng đúng với ông: „ Không người nào giữ được mãi, chỉ có một số người giữ được chút lâu hơn“.

Năm 1956, tấm gương Brecht đã quyến rũ và định hình tôi cho tới hôm nay. Bản thân tôi chưa bao giờ gặp ông. Nhưng chỉ ít lâu sau khi ông mất, người vợ ông - nữ giám đốc nghệ thuật nhà hát Helene Weigel(8) - đã ban cho tôi cơ hội của đời mình. Từ 1957 tới 1959 tôi được phép học và làm việc tại nhà hát kịch của Brecht ở Đông Berlin. Không có bà mẹ can đảm của Đòan kịch nghệ Berlin, hẳn rằng chưa bao giờ trong đời tôi đã viết nên một bài thơ duy nhất hay là một bài hát cũng nên.

Sau chiến tranh, cuối cùng nhà thơ Brecht, từng bị những người theo Chủ nghĩa Quốc Xã săn lùng, đã muốn thử nghiệm trên ván bục sân khấu Đức những vở kịch rút từ những va ly đời lưu vong của ông. Nhưng không phải Áo, không phải Thụy Sĩ hay CHLB Đức, mà chỉ có CHDC Đức, dạo đó còn gọi là SBZ tức Vùng chiếm đóng Xô viết, đã cấp cho ông một vận may thực hiện dự án.

Và thế là ông ấy khăn gói quả mướp mang tất cả bản thảo tới Đông Berlin. Vào dạo đó ông ấy bị cấm vận ở phương Tây và bị khinh bỉ là người cộng sản. Tuy nhiên vào thời gian này ngay tại Đông Berlin sôi sục một cuộc chiến. Đó là cuộc chiến tranh nhỏ giữa nhà sân khấu tiền phong đến từ một thế giới rộng lớn xa vời và những nhà chức trách văn hóa đầu óc hẹp hòi trong bộ máy Đảng. Những ông lớn của Đảng ở Đông Berlin dằn vặt vì những gì liên quan đến Brecht. Đối với họ, Brecht là một „đồng chí không có thẻ đảng“. Những cái đầu bê tông trung tín coi ông là một tay bôn-sê-vích ngỗ ngược, một gã lang bạt phong trần tư sản, một người chuộng hình thức chủ nghĩa suy đồi-tây phương và một kẻ quyến rũ thanh niên nguy hiểm. Vâng cũng đúng thế: tấm gương ông cũng đã khích lệ tôi trong ý nghĩa tốt nhất của nó.

Nhưng trong cuộc vật lộn tranh mẽ với kẻ thù giai cấp Tây Đức nhằm giành giật những cái đầu danh giá, những đồng chí cấp trên đã nuốt phải con cóc độc. Trong cuộc đấu tranh giai cấp nội Đức chống lại Adenauer (9), họ giương cao đòi hỏi của những người cộng sản phản đối sự đại diện duy nhất. Về cơ bản họ thấy chán nhà viết kịch hồi hương đến nôn mửa và coi ông như một mối nguy „phản cách mạng“.

Về sự xung đột lợi ích, trong cuốn tiểu sử Bertolt Brecht ra mắt mới đây, nhà nghiên cứu văn học và sân khấu Werner Hecht, sinh năm 1963, một lần nữa đã trích lời nói rất ngoại giao, tuy nhiên thật lòng của bà Helene Weigel vào năm 1969 đã đọc vào băng ghi âm: „Về đại cục và đại thể, họ đã đau đớn. Chúng tôi đã không là thứ người họ muốn, nhưng mà họ đã không muốn mất những gì họ đã có được với chúng tôi.“

Hecht – gọi béng là ông Brecht-Hecht - ít nhiều là chân loong toong trong hãng gia đình Brecht giàu truyền thống. Sau khi Brecht chết, ông ấy cũng lọt vào Đoàn kịch nghệ Berlin và làm việc với tư cách là đạo diễn trong đám người được Helene Weigel nâng đỡ. Ông ở lại đó tại nhà hát cho tới năm 1974 và sau này trở thành nhà đồng xuất bản toàn bộ trước tác của Brecht.

Trên mỗi nhà trẻ kẻ hàng chữ, trên mỗi trại lính của quân đội nhân dân quốc gia, mỗi một bộ trang phục phía Đông, mỗi nhà máy quốc doanh, như vậy là trên toàn bộ nhà nước công nông dạo đó viết treo nền quốc lý: „Học Liên xô là học cách chiến thắng!“ Stalin và những kẻ kế vị ông chơi ngôi chúa thánh: chiến lợi phẩm cần phải được nhào nặn ra đúng theo hình hài của mình.

Và điều này cũng áp dụng cho nền sân khấu mới ở phía Đông. „Phương pháp Stanilavki“ trở thành lời chỉ giáo kích động trong cuộc đấu tranh văn hóa. Tại CHDC Đức, sân khấu Stanilavski (10) kiểu xô viết, ấy là nghệ thuật kịch „dân dã“ của „ thụ cảm“, có giá trị như một khuôn mẫu bắt buộc. Brecht coi sân khấu xô viết là „cục bộ“. Từ nhãn quan của mình, thứ mĩ học diễn trò bắt buộc du nhập từ Moskva là một thứ sân khấu ảo giác lỗi thời hạn chế, phong kiến-tư sản, vâng, và phản động. Và ông phản kháng lại bằng vũ khí của lý thuyết và thực tiễn sân khấu hiện đại hơn, „Sân khấu sử thi“ của ông, chống lại giáo điều của những nhà tư tưởng qùy mọp của Đảng Xã hội Công nhân thống nhất Đức.

Từ 1949, kiểu như một người thuê lại dưới trướng của Hội sân khấu Đức miền Đông, tức là của Sân khấu quốc gia của CHDC Đức hồi đó, Brecht đã diễn kịch 5 năm cùng với BE (Đoàn kịch nghệ Berlin) do ông và Helene Weigel thành lập. Kết cục sau này Đảng đã cho phép BE giàu thành tích một ngôi nhà riêng. Tình cờ Brecht đã chộp được nhà hát kịch ở Schiffbauerdamm có kiến trúc barock mới từ thế kỷ 19, nơi vào dạo 1928 đạo diễn Erich Engel(11) đã ra mắt công diễn vở ca kịch Đồng ba xu của Brecht.

Với ít nhiều khoảng cách nhìn lại (và chính Brecht cuối cùng cũng bình thản hơn): Cuộc tranh cãi với những môn đệ của Stanilavski bốc mùi „tranh luận xác tín tôn giáo“ – rất nhiều điệu bộ về ý hệ, sự bất cập nôn nóng, sự khoa trương đắc thắng nhiều lời xung quanh một tín lý về sân khấu duy nhất đúng đắn. Vâng, cả hai bên đều „thối tha“, nói theo Heinrich Heine. Về bản chất cuộc cãi vã không đả động đến một kiểu diễn kịch hiện đại hơn, mà tới cái ngớ ngẩn, hay nói theo Brecht đến „ than và quặng/ (tiền và) quyền trong nhà nước“. Và nó xoay quanh những khó khăn cố hữu trong việc viết và nói lên những sự thật nguy hiểm ở trong một chế độ độc tài.

Werner Hecht cung cấp cho độc giả một biên niên nhỏ về chiến tranh gồm những trận đánh giấu mình và những cuộc đột kích tai họa, những cuộc cấu xé trong nội bộ Đảng và những vụ tấn công mang tính khủng bố. Một chương đầy tính giáo dục có lẽ là cuộc vận động của đảng SED chống lại sự công diễn vở ca kịch của hai tác giả Brecht và Dessau (12) Cuộc hỏi cung của Lukullus trong năm 1951. Một chương nhỏ quái lố là bài đả phá của Honecker (13) (dạo đó là sếp của FDJ - Đoàn thanh niên tự do Đức) phản đối khúc cantata tuyên truyền Bản báo cáo Herrnburg của Brecht vào năm 1951. Nhưng cái chương chính bi thương đối lại chính là thảm họa của Hans Eisler (14) Cùng nhân dân gọi anh với tôi trong thử nghiệm muốn viết cho người Đức một thi phẩm Faust-phản-Goethe mang tính thợ thuyền và sáng tác vở ca kịch dân tộc Johann Faustus.

Sau đó đến với tôi một chương giật thót tim: Brecht và cuộc khởi nghĩa của công nhân ngày 17.06.1953. Bức thư biểu lộ lòng trung thành vừa hèn vừa dũng gửi tới Walter Ulbricht (15) - thái thú của Stalin- viết ngày 21.06.1953 in trên tờ Nước Đức mới, cơ quan ngôn luận trung ương Đảng SED được coi như điểm phản hồi, đồng thời chỉ viết đưa vào ngăn kéo, chính là bài thơ chế nhạo độc địa của Brecht cười Ulbricht và bè lũ, với điểm nhấn độc đáo „Sao chính phủ không cách chức nhân dân/Và bầu một nhân dân khác/Có phải tiện hơn không?“

Hecht đã dùng một biểu ngữ thích hợp từ thi tập „Cảm nhận“ của nhà thơ làm phụ đề, viết trong cái năm thành lập nước CHDC Đức 1949 :“ Nhọc nhằn của núi non ở lại sau ta/Phía trước ta nỗi nhọc nhằn của đồng bằng.“

Như vậy cuốn sách về Brecht của Hecht cung cấp một bức tranh đạo lý đầy tính giáo dục của CHDC Đức xưa, một bức toàn cảnh gợi tôi nhớ về Hieronymus Bosch(16), gợi tới tất cả quái thú siêu thực trong bức tranh „Sự cám dỗ của thánh Antonius thiêng liêng“. Thế là giờ đây những cám dỗ của Bert Brecht không thiêng với những con quái vật thực tế trong địa ngục Stalin: Ông ấy làm trò gì? Cái gì thôi thúc ông? Cú giằng co có là một cái ôm? Liệu chủ nghĩa cơ hội chiến thuật có là một cú dứ chiến lược của cách mạng? Hèn nhát, hay là mưu mẹo của lý trí? Hay diễn đạt một cách thợ thuyền hơn: Liệu người ta có thể chui vào lỗ đít của con trằn tinh và qua đó lại từ bên trong cắn nát lòng ruột của nó?

Thần tượng Brecht, với những trí tuệ ngắn hạn ở vùng phía Đông và phía Tây, đã phai tàn. Từ khi chủ nghĩa cộng sản toàn cầu sụp đổ, một số người thậm chí đã đập tan tượng đài của người cộng sản Brecht. Tôi không. Tôi buồn rầu vì sự rút phép thông công này, bởi vì nhà thơ không hề là một tay bợm của nền chuyên chính ở CHDC Đức.

Brecht đóng dấu lên những trí thức mua chuộc đã tự bán mình cho kẻ thống trị bằng anagram (từ đảo chữ) nguyền rủa „TUI“ (Tellekt-Uell-In). Trong cuốn Sách thành ngữ của mình Brecht đã lạ hóa các nhân vật màn trò bằng những bí danh và hóa trang ngụ âm Hán. Brecht bóc trần những kẻ che đậy thói đạo đức giả. Ông chế diễu đám liếm nước bọt của ông hoàng, bóc trần những nhà bao biện dùng tiền mua được là „lũ tẩy trắng“.

Có điều cũng nhiều người hậu thế ngày càng giận dữ hơn chửi nhà thơ bản thân là một gã „TUI“. Không ngạc nhiên: Năm 1954, một năm sau cái chết của Stalin, thần thánh đã trừng phạt Brecht bằng Giải thưởng hòa bình Stalin của nhà nước Xô viết. Và bậc thầy của chúng ta đã hết khôn dồn dại tới mức đón nhận giải này.

Người bác sĩ thân tín của tôi ở Đông Berlin, bác sĩ nội khoa Georg Tsouloukidse, điều hành một phòng mạch ở Schiffbauerdamm. Đôi lúc bác sĩ „Goggi“ đáng tin cậy này đã chăm nom khám bệnh ngoại trú cho Brecht. Sau này ông ấy đã cứng cỏi và cương nghị quả quyết rằng, ông ta (Brecht) nếu được chăm sóc và điều trị y tế điều độ, hẳn dễ dàng tiếp tục sống thêm 20 năm nữa trên cõi đời.

Từ rất lâu tôi gán cho mình quyền được biết, tại sao cái ông Brecht này vào năm 1956, đáng ra lên giường nghỉ cho khỏe lại tiếp tục làm việc tới mức tự sát ở nhà hát. Điều này tôi phỏng đoán: Dạo đó ông đã chán ngấy cuộc đời làm người giảng đạo cộng sản.

Trong ý nghĩa mang tầm lịch sử thế giới, mang tội này là ông trùm đảng mới ở Kremlin. Vào tháng Hai năm 1956, lại nữa một bước ngoặt thời đại mới ập đến với chúng tôi. Tại đại hội Đảng lần thứ 20 của Đảng cộng sản Liên Xô, Khơ rút sốp -người mang bản tính stalinit chống lại Stalin- đã dám làm một cuộc kiểu như đảo chính. Gã Skinhead(17) xô-viết đã đọc bài diễn văn kín về những tội ác tày đình chống lại loại người ở thời Stalin.

Những sự thật kinh hoàng về đất nước được ngợi ca của chủ nghĩa cộng sản không còn được giữ kín nữa. Hàng triệu người công dân xô viết vô tội, kinh hoàng ưu tiên trước những người cộng sản Do thái dưới thời Stalin, đã bị các đồng chí của họ sát hại trong những xưởng tra tấn của KGB. Cứ 6 trong 10 người cộng sản, trong thời Quốc xã đã cứu thoát thân ra khỏi nước Đức của Hitler chạy được sang Liên bang CHXHCN Xô viết, dạo đó đã bị hành hình tại nơi đây. Hai con quái vật đối chọi nhau của Đảng cộng sản Đức KPD, Walter Ulbricht và Herbert Wehner(18), đã sống qua địa ngục này. Ra sao, thời gian qua chúng ta đã biết.

Tin tức về trại Gulag(19) là một cú sốc đối với những người cộng sản trên toàn thế giới. Và đúng vào cuối mùa hè của cái năm định mệnh, Brecht của chúng ta bỏ chạy lao vào cõi chết. Ông ấy bị suy sụp về đạo đức theo nghĩa tốt nhất của từ này. Có vẻ như nhà cứu rỗi nhân loại của chúng ta tự chính bản thân đã chán ngán vai trò làm người chỉ đường tới giải pháp tối hậu cộng sản. Brecht kiệt quệ đã muốn dọn sang thiên đường riêng tư trong nghĩa trang Dorotheen nằm trên đường Chausseestraße.

Ông cho rằng vinh quang đời sau của mình được đảm bảo. „Người thầy lớn“ của chúng ta chui vào quan tài bông của mình, bao bọc bởi bảy lớp thép quí không gỉ. Dùng lời của Heine nói: Bert Brecht dạo đó đã đào ngũ khỏi cuộc chiến vì tự do của nhân loại.

Chắc chắn người thầy mácxít- lêninit đã thấm nhuần bài học lịch sử sâu hơn chúng tôi những cậu choai đỏ mới vào đời. Cực đoan như Brecht đã luôn từng, giờ đây đáng ra ông ấy, bằng tất cả sự táo bạo mang tính biện chứng, đã phải công khai và trong mọi thể thức ra khỏi cái đảng mà ông chưa bao giờ là thành viên hợp lệ. Nếu được như vậy, chúng tôi học trò của ông hẳn đã tôn vinh ông với một lời trích từ vở kịch Galilei: „Đã thắng rất nhiều, nếu chỉ một người đứng dậy và nói KHÔNG.“

Cuối những năm 20, ở lâu trước thời Quốc Xã, Brecht đã đanh thép tiến hành cuộc chia tay giai cấp tư sản. Vở kịch giáo mẫu cay độc Biện pháp từ năm 1932 là một vạch chỉ đường ghê sợ. Nhưng giờ đây, cuối thời Stalin, đáng lẽ ông ấy phải rốt ráo đoạn tuyệt lần thứ hai mới phải. Và lần này chính là với chủ nghĩa cộng sản.

Đáng lý ra Brecht có thể phải trở thành một người phản đạo tốt lành và dũng cảm , giả dụ như những người đồng chí cộng sản của ông ở những năm 30 như Koestler và Manes Sperber(20), cũng như kẻ hậu sinh Wolf Biermann của ông cách ông một thế hệ.

Trò đời là thế, giá mà về sau bây giờ tôi có thể hồi cố cổ vũ được Brecht và quyến rũ được ông với bài hát của tôi „ Chỉ có ai thay đổi được mới trung thành với mình“! Nhưng mà rồi với cái đó khổ tôi cũng không thể hữu ích gì cho ông, vâng bởi vì chính ông ấy cũng biết đích xác điều đó. Vào năm 1942, trong khi lưu vong tại Mỹ, Brecht đã viết: „Hãy xem kia, săn đuổi chúng tôi khỏi 7 nước/ các ông kẻ chơi trò cuồng xưa cũ: /Tôi ca ngợi những người tự thay đổi/ Và qua đó vẫn còn lại chính mình.“

Tuy nhiên ông ấy không đoạn tuyệt với sự điên rồ xưa kia của bản thân. Sự đáng cười, đáng khóc đằng nào cũng thế.

Ôi chao! Nếu như Brecht vào cái năm ông mất đã dám đoạn tuyệt lần thứ hai trong đời nhỉ? Sẽ ra sao chúng tôi những môn đệ của Brecht? Sẽ thành gì từ Heiner Müller(21) người học trò mạnh mẽ nhất của ông. Thành cái gì từ người cộng sản salon Peter Hacks(22) thơm xức nước hoa? Thành cái gì từ người tư duy phẳng sâu sắc Christa Wolf(23)? Thành cái gì từ nhà thơ trương cơ bắp sợ sệt Volker Braun(24)? Thành cái gì từ nữ thi sĩ thợ thuyền Helga M.Novak (25)? Ra cái gì từ người anh em gan ruột, nhà thơ trữ tình trầm tư Günter Kunert(26)? Và ra cái gì từ tôi?

Giờ thế đó một suy xét xâm chiếm lấy tôi, tới nay có thể chỉ thiếu mỗi lòng can đảm cho suy luận này. Tất cả đều tào lao về Brecht: „ Lẽ ra ông ấy có thể bỏ“, „lẽ ra ông ấy cần phải muốn“, „lẽ ra ông ấy có thể làm“, những điều đó đều kênh kiệu và thoáng theo gió bay đi: Bậc thầy kính mến của chúng tôi, vâng ông đã không dám đoạn tuyệt với chủ nghĩa cộng sản! Tại sao cơ? Con trẻ người ơi! Người ta chỉ có thể đoạn tuyệt được với một tư thế người ta thật sự có.

Thế nên có thể tôi có một điều vô cùng đặc sắc đấy cho ông, thưa ông Werner Hecht yêu thương: Brecht của chúng ta ư, chưa bao giờ ông ấy là một người cộng sản.


©Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức  
Nguồn Spiegel   Bài đăng trên Văn Việt 

Chú thích của người dịch:

(1) Wolf Biermann: Ca sĩ, sáng tác bài hát, nhà thơ, sinh năm 1936 tại Hamburg, con trai một người cộng sản Do thái chết trong trại tập trung Auschwitz *1950 đại diện CHLB Đức ông tham gia Liên hoan thanh thiếu niên thế giới lần đầu tiên tại CHDC Đức *1953 di cư sang Cộng hòa dân chủ Đức (CHDCĐ), học Triết học, Kinh tế-Chính trị học và Toán tại trường Tổng hợp Humboldt (1955-1963) *1957-1959 Trợ lý đạo diễn ở đoàn kịch Berliner Ensemble *1960 Bắt đầu viết thơ và sáng tác bài hát* Xây dựng nhà hát kịch Công nhân và Sinh viên *1962 In tập thơ „Những bài thơ tình“ *1963 Bắt đầu tình bạn với nhà khoa học bất đồng chính kiến nổi tiếng nhất của CHDC Đức Robert Havermann. *1965 bị chính quyền CHDCĐ cấm biểu diễn và cấm xuất bản với tội danh „Phản bội giai cấp“ và „Tục tĩu“, sau những buổi trình diễn và chuyến du ca dọc CHLB Đức, và đặc biệt sau khi ông in tập thơ Drahtharfe (Thụ cầm dây thép) và ra đĩa hát *Tháng 12 năm 1965 Trung ương Đảng SED (Công nhân Xã hội thống nhất Đức) ra nghị quyết cấm ông biểu diễn và xuất bản. *Những tập thơ ông xuất bản thuộc về những tác phẩm của văn học hậu chiến được độc giả mua nhiều nhất *Sự tước đoạt quốc tịch Wolf Biermann đẩy ông sang Tây Đức vào năm 1976 gây ra sự phản kháng rộng lớn trong giới trí thức và sinh viên hai miền nước Đức, và từ đó ông như biểu tượng cho giới trí thức đối lập, phê phán chế độ chống lại chủ nghĩa toàn trị của CHDCĐ. *1984 Giảng viên thỉnh giảng tại Ohio State University/USA. 1993-1995 Giáo sư thỉnh giảng tại trường Tổng hợp Heinrich-Heine-Universität *Nhận nhiều giải thưởng Văn chương *2006 Nhận Huân chương chữ thập Liên bang – Bundesverdienstkreuz và 1907 được bầu làm công dân danh dự của Berlin.
(2) Werner Hecht (sinh năm 1926): Nhà nghiên cứu văn học và sân khấu, xuất bản tác phẩm của Bertolt Brecht.
(3) Bertolt Brecht (1898-1956) quen thuộc với độc giả Việt Nam. Ông là kịch tác gia và nhà thơ, cùng với Franz Kafka và Thomas Mann, là ba gương mặt sáng giá nhất trong văn chương Đức thế kỷ 20
(4) William Shakespeare (1564 – 1616): Nhà soạn kịch, nhà thơ và diễn viên người Anh, tác gia đỉnh cao của văn chương thế giới.
(5) Johann Wolfgang von Goethe ( 1749-1832) thi hào Đức cùng với Friedrich Schiller trở thành đại diện quan trọng nhất của trào lưu Cổ điển Weimar, nhiều tác phẩm thuộc về đỉnh cao của văn chương thế giới, có sự nghiệp đồ sộ trải rộng trên nhiều lĩnh vực thơ, văn xuôi, kịch, nghiên cứu khoa học tự nhiên, họat động chính trị.
(6) Francois Villon (1431-1463): Nhà thơ Pháp, tác gia quan trọng thời hậu trung cổ.
(7) Karl Georg Büchner (1813-1837): Nhà văn, nhà viết kịch, tác gia quan trọng nhất ở giai đoạn trước cách mạng tháng Ba năm 1848.
(8) Helene Weigel (1900-1971) Nữ diễn viên, nữ giám đốc Đoàn kịch nghệ Berlin, vợ của Bertolt Brecht.
(9) Konrad Hermann Joseph Adenauer (1876-1967): Thủ tướng đầu tiên của nhà nước CHLB Đức, chủ trương kinh tế thị trường xã hội, thống nhất châu Âu và chống cộng sản.
(10) Konstantin Sergejewitsch Stanislawski(1863-1938): Diễn viên và đạo diễn Xô viết, nhà cách tân sân khấu. Phương pháp kịch mang tên ông được áp đặt làm khuôn thước ở Việt Nam và các nước Đông Âu khác.
(11) Erich Engel (1891-1966): Đạo diễn sân khấu và phim Đức.
(12) Paul Dessau (1894-1979): Nhà soạn nhạc và chỉ huy dàn nhạc, lưu vong tại Mỹ, trở về CHDC Đức, bản nhạc phổ cho vở kịch của Brecht bị phê phán là „xa rời nhân dân“ và „hình thức chủ nghĩa“, từ đó gây ra cuộc tranh luận xung quanh Chủ nghĩa hiện thực XHCN.
(13) Erich Honecker (1912-1994): Tổng bí thư ban chấp hành trung ương Đảng Công nhân xã hội thống nhất Đức (Đảng cộng sản) từ 1971-1989.
(14) Hans Eisler (1898-1962): Nhà soạn nhạc người Áo, sống và làm việc tại Đông Berlin cộng tác nghệ thuật với Bertolt Brecht.
(15) Walter Ulbricht (1893-1973):Tổng bí thư ban chấp hành trung ương Đảng Công nhân xã hội thống nhất Đức (Đảng cộng sản) từ 1949-1971.
(16) Hieronymus Bosch (1450-1516) Họa sĩ Hà Lan thời Phục Hưng, tác phẩm gây ngạc nhiên bởi hình ảnh trình bày bí hiểm.
(17) Skinhead: Theo một nghĩa hẹp chỉ người phát xít kiểu mới.
(18) Herbert Wehner: (1906-1990): Chính khách Đức, Bộ trưởng đặc trách sự vụ toàn Đức, chủ tịch khối nghị sĩ của Đảng Dân chủ Xã hội Đức.
(19) Gulag: Hệ thống nhà tù - lao cải của Liên Xô dựng lên từ thời Stalin.
(20) Arthur Koestler (1905-1983) và Manes Sperber (1905-1984) là hai nhà văn người Hung điển hình cho thái độ phản đạo. Trong thời kỳ Stalin thanh trừng, hai ông đã rời bỏ Đảng Cộng sản.
(21) Heine Müller (1929-1995): Nhà thơ, nhà tiểu luận, và đạo diễn. Ông là kịch tác gia Đức quan trọng nhất nửa sau thế kỷ 20, chủ tịch Viện hàn lâm Nghệ thuật của CHDC Đức.
(22) Peter Hacks (1928-2003): Kịch tác gia, nhà thơ, nhà tiểu luận. Ông là tác giả của nhiều vở kịch được dựng trên sân khấu hai miền nước Đức.
(23) Christa Wolf (1929-2011): Nữ nhà văn CHDC Đức, một trong những tác gia viết tiếng Đức quan trọng nhất của đương đại.
(24) Volker Braun: Sinh năm 1939, nhà văn Đức, là những người đầu tiên ký Kiến nghị phản đối sự tước quốc tịch và trục xuất nhà thơ, ca sĩ Wolf Biermann.
(25) Helga M.Novak: Sinh năm 1935, nữ nhà văn, bị tước quốc tịch CHDC Đức vì viết những tác phẩm phê phán chế độ.
(26) Günter Kunert: Sinh năm 1929, nhà văn với kịch bản dựng ở cả hai miền, đại diện cho văn chương toàn Đức.

Làm gì đây với Pushkin

Marcel Reich-Ranicki        Mới đây ông hứa nói cho chúng tôi nghe ít nhiều về Pushkin và Chekhov. Chúng tôi chờ đấy. Heinz Bode từ Leipzig ...