Trong bao nhiêu đất nước không thể đếm nổi, hàng triệu khán giả đi xem những vở diễn của Brecht. Marcel Reich-Ranicki nói về chuyện, Brecht hôm nay có còn thời sự và sân khấu có cải thiện được chính trị hay không (FAZ)
Bertolt Brecht (1898-1956) |
Theo quan điểm của ông, điều gì ở Brecht vẫn còn mang tính thời sự? Hôm nay còn có xung tác văn chương nào đến từ Brecht? Claudia Roth từ Berlin hỏi như vậy.
Reich-Ranicki: Brecht (1), khi đó 23 tuổi, ghi vào trong nhật ký, ông bắt đầu trở thành nhà một nhà kinh điển. Đó là một nhận xét hỗn láo. Mà vậy đấy, nhận xét đã được suy nghĩ khá nghiêm túc. Trong xét nghiệm bốc đồng này ẩn chứa cương lĩnh của một người đang bắt đầu. Đây có một kẻ đã quyết lòng chiếm ngự thế giới.
Sau khi Brecht chết đi, có Max Frisch(2) đầu tiên gọi ông là một nhà cổ điển, đương nhiên kèm theo một điều chế ngự quan trọng. Ông xác chứng ở nhà viết kịch Brecht „ một sự vô tác dụng thấu đáo của một nhà kinh điển“ – điều đại khái có thể được hiểu là: thành công vang dội, tuy thế không có tác dụng thực tế. Điều này có thể đúng, người ta chỉ còn cần giải thích xem, ai trong số các kịch tác gia của văn chương thế giới cho phép mình được vinh danh vì tác động có thể chứng minh được.
Thế liệu Strinberg (3) có cải thiện được cuộc sống hôn nhân của các thị dân? Quan thanh tra của Gogol có làm giảm đi sự nhận đút lót trong nước Nga Sa hòang. Những bi kịch và sử thi của Shakespeare hỏi đã ngăn chặn được dù chỉ một vụ giết người duy nhất? Chúng ta hòan tòan không e sợ sử dụng ngay lời phán truyền ưa thích của Brecht, mà hỏi: Shakespeare nào đã đổi thay thế giới ? Nhưng mà có đấy, ông đã thay đổi thế giới khá nhiều, nhưng, cũng như Mozart (4) hay Schubert (5), chỉ ở mức, ông đã bổ sung tác phẩm của mình thêm vào thế giới hiện tồn mà thôi.
Trong nhiều nước không đếm được, hàng triệu khán giả đã đi xem các vở diễn của Brecht. Thế còn qua đó „ lối suy tư chính trị của ông liệu đã thay đổi hay chỉ thuần túy được trải qua một cuộc thử thách“ hay không, chính Frisch, vào năm 1964, đã dám nghi ngờ về điều ấy. Trong những lần diễn thử, Frisch đã có cảm giác, thậm chí cả chứng thực, rằng nếu sân khấu không có đóng góp gì vào việc thay đổi thế giới, thì cả điều này cũng không ảnh hưởng tới nhu cầu của Brecht hướng tới sân khấu.
Nếu có chút gì đem lại mãn nguyện cho cuộc đời Brecht, thì cái đó không là hệ tư tưởng hoặc chính trị, nhiều hơn thế nó là trò cưỡi ngựa xem hoa, nhanh chóng trở thành con đường đau khổ. Ông đã nhìn văn chương và triết học và tòan bộ các môn nghệ thuật luôn từ góc độ của một nhà sân khấu.
Một cách ngờ vực, một cách thông thái không đồng đều hơn so với nhiều học trò và người kế tục, ông đã tự ý thức rõ ràng hơn ai hết, chính trị có thể làm hỏng sân khấu, vậy mà chưa bao giờ sân khấu có đủ năng lực làm cho chính trị tốt đẹp hơn lên. Không phải tranh đấu mà chính diễn kịch là sự nghiệp của Brecht.
Chú thích của người dịch:
(1) Bertolt Brecht (1898-1956) được giới thiệu với độc giả Việt Nam là người cổ vũ cho quan điểm mác xít. Ông là kịch tác gia và nhà thơ có ảnh hưởng rất lớn trong thế kỷ 20. Hậu thế xếp ông, cùng Franz Kafka và Thomas Mann vào bộ ba lớn nhất thế kỷ của văn chương Đức.
(2) Max Frisch: (1911-1991): Nhà văn, kịch tác gia người Thụy Sĩ. Độc giả Việt Nam biết tới ông, trước hết qua tiểu thuyết „Homo faber“.
(3) August Strindberg (1849-1912): Nhà văn, nhà viết kịch người Thụy Điển.
(4) Wolfgang Amadeus Mozart (1756-1791): Nhạc sĩ Đức-Áo của thời cổ điển Vienne.
(5) Franz Schubert (1797-1828): Nhà sọan nhạc người Áo.
© Phạm Kỳ Đăng, dịch từ nguyên tác tiếng Đức
Nguồn: FAZ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét