Thứ Năm, 26 tháng 2, 2015

Phương châm

Rainer Maria Rilke (1875-1926)


Tranh © của Paul Gaugin (1848-1903) họa sĩ Hậu Ấn tượng Pháp

Đó là mong nhớ: sống trong ào ạt
và không có quê hương ở thời
Và đây ước nguyện: đối thoại nhẹ êm lời
với vĩnh cửu, hàng ngày trong từng giờ khắc

Và đó là cuộc đời. Cho tới lúc
từ một ngày hôm qua giờ cô quạnh nhất dâng lên,
mỉm cười khác những người chị em (1)
đang trực diện làm thinh với vĩnh cửu.

© Phạm Kỳ Đăng dịch
từ nguyên tác tiếng Đức

Motto

Rainer Maria Rilke (1875-1926)

Das ist die Sehnsucht: wohnen im Gewoge
und keine Heimat haben in der Zeit.
Und das sind Wünsche: leise Dialoge
täglicher Stunden mit der Ewigkeit.

Und das ist Leben. Bis aus einem Gestern
die einsamste Stunde steigt,
die, anders lächelnd als die andern Schwestern,
dem Ewigen entgegenschweigt.

Chú thích của người dịch:

Rainer Maria Rilke (1875-1926): Nhà thơ, nhà văn, nhà tiểu luận và dịch giả, ông thuộc về những thi sĩ quan trọng nhất của văn chương tiếng Đức và châu Âu hiện đại.

(1) Giờ đồng hồ trong tiếng Đức thuộc giống cái, nên có cách diễn đạt như vậy.

„Ta từ đâu? Ta là ai? Ta tới đâu?“ - Tranh của Paul Gaugin (1848-1903), họa sĩ Hậu Ấn tượng Pháp

Thứ Sáu, 20 tháng 2, 2015

Của một kết cục kinh hoàng

Wolfgang Leppmann


Tranh của ©Franz Marc (1880-1916) họa sĩ Biểu hiện Đức

Một trong những bài thơ quen thuộc nhất của Rilke lại chính là bài thơ về con thú hay nhất trong tiếng Đức, chí ít là đối với các độc giả mà con thú có ý nghĩa nhiều hơn là „gấu bông“ và „vâu vâu“ và bài thơ nhiều hơn là các vần êm tai. Một bài thơ với nhiều vẻ tinh tế, từ sự lồng khung bằng từ nhỏ „là/tồn“, trong nhiều nghĩa tùy thuộc khác nhau, qua sự hoán chuyển vị trí trong viễn cảnh (nên không phải là ánh mắt con thú nhìn song chấn, mà những song chấn diễu hành qua ánh mắt) và „cái dãy trật tự thuốc nổ“ song chấn - giữ - song chấn - có - song chấn - thế giới (cảnh báo ta tiếng loạt roạt của một cây gậy ở một cậu bé cầm chạy dọc theo hàng rào hay một hàng rào bằng song sắt) cho tới dòng cuối cùng thích hợp với nội dung bị cắt ngắn đi một nhịp thơ lên.
 

Không thể tin được, mới đầu bài thơ „con báo“ xuất hiện như một tờ lót trang trong một tờ báo tỉnh lẻ vùng Bohemia, một bài thơ x đăng tạp chí nào đó, tình cờ kẹp giữa một bài điểm mục và một truyện kể. Điều này xảy ra tháng Chín năm 1903. Từ đó trở đi bài thơ được đưa vào các hợp tuyển và được diễn giải, ưu tiên hơn cả, như một sự biểu đạt bằng hình tượng của mọi sinh thể bị cầm tù, cộng vào đó cả con người phát đau ốm ở việc ý thức được những ranh giới đặt ra cản trở, trong đời thường, trong gia đình, trong cái thân thể chứa riêng mình, trong cuộc sống thị dân, và như tất cả điều ám gợi nói lên điều này - và suy sụp ở nhận thức đó. Một người diễn giảng ít năng khiếu về tư duy hình tượng, nhưng bù vào đó cần mẫn hơn, sau khi nghiên cứu tác phẩm „Đời sống thú vật“ của Brehm (1), thậm chí còn đi tới kết luận, ở con báo này hẳn phải liên quan tới một tiêu bản „ ở trong giai đoạn mắc vào khá sâu của sự giam cầm“. Có thể như vậy. Ở đây chúng ta không căn cứ vào sách vở, mà căn cứ vào cái thị chứng, hơn nữa sự đã trải nghiệm có tiền đề trong bài thơ, thật dễ dàng như chơi, có thể được thực nghiệm lại trên một bình diện tiên cảm: người ta chỉ cần đưa mắt nhìn quanh trong một số vườn bách thú là thấy. Kế đó người ta phát hiện ra lập tức, ngày hôm nay con báo (đương nhiên không còn là con báo Rilke miêu tả) đang chết mòn trong một cái cũi nhỏ tại thảo cầm viên Jardin des Plantes – như vậy là một sự hành hạ thú vật vẫn còn đang tiếp diễn tại Paris, và đáng buồn thay cũng còn ở Frankfurt. Ở những nơi khác thế vào đó là các con thú khác, thí dụ như những con gấu trong thảo cầm viên Wilhelma ở Stuttgart được giam giữ „ như thể có hàng ngàn song chấn và sau ngàn song chấn không thế giới nào chi“. Khác với điều này, tại Berlin, nơi con báo sống sau tấm kính pha lê hoặc tại Munich/Hellabrunn, nơi ít nhất những con hổ Siberia - loài họ hàng của chúng - có cảnh rào quây đi lại ngoài trời, người ta ít cảm nhận được hơn„Vũ điệu của uy lực vờn quanh một tâm điểm/ Nơi mê man một ý chí lớn đứng trong“. (2)

Cứ như thế bài thơ của Rilke không chỉ diễn tả một con báo, mà thuần túy là con thú bị giam cầm và chịu hiểm hung đe dọa và cùng với hiện trạng đó cũng một thời kỳ trong lịch sử của thảo cầm viên, đúng thế, trong quan hệ người với thú. Đã đành là bài thơ hoàn hảo, và cái „dáng mềm mại của những bước mạnh uyển chuyển“ được tái hiện sao mà chính xác khiến ta phải tính bài thơ này thuộc về các tác phẩm bị vướng lối bởi chính vẻ đẹp riêng của mình. Và dưới góc độ này, bài thơ „Con báo“ không thuộc vào hàng „Giếng phun La mã“ của Conrad Ferdinand Meyer (3) hoặc các bài thơ miêu tả đồ vật khác, mà cùng một hàng với „Tẩu khúc tử thần“ của Celan (4). Sự hoàn mĩ của hình thức suýt nữa che khuất ánh mắt nhìn hướng vào chủ đề: ở đây có sự dày vò của một con thú bị giam cầm hiện diện cho số phận của nhiều tù nhân, ở đó có sự sự tàn sát không biết bao nhiêu người.
 

Như vậy, trong sự mở rộng của bài Bi ca Duino đầu tiên(5), cái đẹp không chỉ còn là (cái đẹp) của sự „khởi đầu kinh hãi“ nữa, mà còn là của kết cục kinh hoàng.

© Phạm Kỳ Đăng dịch
Nguồn: Hundert Gedichte des Jahrhunderts. Mit Interpretationen. Ausgewählt von Marcel Reich-Ranicki, Insel Verlag Frankfurt am Main und Leipzig 2000, (Một trăm bài thơ thế kỷ kèm bình giảng. Marcel Reich-Ranicki tuyển chọn, Nhà xuất bản Insel Verlag Frankfurt am Main và Leipzig 2000).


Con báo


(Trong thảo cầm viên Jardin des Plantes Paris)


Rainer Maria Rilke (1875-1926)

Song chấn diễu qua, ánh mắt con báo mệt
Tới nỗi không còn giữ lại chút gì.
Như thể có ngàn ngàn song sắt
và sau ngàn song chấn không thế giới nào chi.

Dáng đi mềm mại kết những bước mạnh uyển chuyển
đang xoay vào cung siết nhỏ nhất của vòng,
như một vũ điệu của uy lực quanh một tâm điểm
nơi mê man một ý chí lớn đứng trong.

Chỉ thư thoảng tấm màn của đồng tử kéo mở
- Sau lọt vào trong một hình ảnh, lặng im,
đi qua u tịch kéo căng các khớp -
và rồi dừng chết ở trong tim.

© Phạm Kỳ Đăng dịch
từ nguyên tác tiếng Đức:

Der Panther

Im Jardin des Plantes Paris

Rainer Maria Rilke (1875-1926)

Sein Blick ist vom Vorübergehn der Stäbe
so müd geworden, daß er nichts mehr hält.
Ihm ist, als ob es tausend Stäbe gäbe
und hinter tausend Stäben keine Welt.

Der weiche Gang geschmeidig starker Schritte,
der sich im allerkleinsten Kreise dreht,
ist wie ein Tanz von Kraft um eine Mitte,
in der betäubt ein großer Wille steht.

Nur manchmal schiebt der Vorhang der Pupille
sich lautlos auf –. Dann geht ein Bild hinein,
geht durch der Glieder angespannte Stille –
und hört im Herzen auf zu sein.

Bản tiếng Anh tham khảo:

The Panther

Rainer Maria Rilke (1875-1926)

His gaze against the sweeping of the bars
has grown so weary, it can hold no more.
To him, there seem to be a thousand bars
and back behind those thousand bars no world.

The soft the supple step and sturdy pace,
that in the smallest of all circles turns,
moves like a dance of strength around a core
in which a mighty will is standing stunned.

Only at times the pupil’s curtain slides
up soundlessly - . An image enters then,
goes through the tensioned stillness of the limbs -
and in the heart ceases to be.

Chú thích của người dịch:

Rainer Maria Rilke (1875-1926): Nhà thơ, nhà văn, nhà tiểu luận và dịch giả, ông thuộc về những thi sĩ quan trọng nhất của văn chương tiếng Đức.
Wolfgang Arthur Robert Leppmann (1922-2002): Nhà ngữ văn Đức ( người Đức- Mỹ) giáo sư giảng tại University of Oregon Eugene, viết tác phẩm tiểu sử nổi tiếng về Rainer Maria Rilke.

(1) Tác phẩm tra cứu về động vật học của tác giả Alfred Edmund Brehm (1829-1884).
(2) Mê man trong tình trạng bị đánh thuốc mê, như tác giả viết (betäubt).
(3) Conrad Ferdinand Meyer (1825-1998): Nhà thơ, nhà viết truyện ngắn và tiểu thuyết, một trong những nhà thơ Thụy Sĩ viết tiếng Đức quan trọng nhất thế kỷ 19.
(4) Paul Celan (Paul Antschel, 1920-1970): Nhà thơ viết tiếng Đức, gốc Do thái.
(5) Bi ca Duino ( Duineser Elegien) là tên của tập hợp gồm 10 bài Bi ca của Rainer Maria Rilke, bắt đầu viết từ 1912, kết thúc năm 1922.


Bài đăng VHNA

Hổ - Tranh sơn dầu của Franz Marc (Franz Moritz Wilhelm Marc 1880-1916): Họa sĩ, nhà đồ họa, một trong những đại diện quan trọng nhất của Chủ nghĩa Biểu hiện Đức.

Thứ Hai, 16 tháng 2, 2015

Cô quạnh

Friedrich Nietzsche (1844-1900) 

Tranh © Edvard Munch (1863-1944) họa sĩ Na Uy


Quạ la
táo tác rợp bay vào thành phố:
chẳng mấy chốc tuyết rơi -
May cho người nay quê quán còn nơi !

 

Bây giờ anh đứng chôn chân,
ngoái sau lưng, ôi đã bao lâu vậy!
Này anh - gã khùng điên
trước mùa đông vào thế giới này trốn chạy?

 

Thế giới - một cánh cổng
đổ ra ngàn sa mạc câm và lạnh!
Ai từng mất đi rồi,
anh đã mất, không ở đâu thôi mất!

 

Bây giờ anh đứng, nhợt nhạt
bị rủa thành quân hành khất mùa đông,
giống như khói
luôn tìm đến những vòm trời lạnh

 

Chim hỡi bay đi, hãy gù gù khúc hát
trong âm hưởng chim muông sa mạc!
Còn anh điên, giấu trái tim rướm máu đi thôi
vào giá băng và lời báng nhạo!

 

Quạ la
táo tác rợp bay vào thành phố:
chẳng mấy chốc tuyết rơi:
Thương lấy người quê quán không nơi!

 

©Phạm Kỳ Đăng dịch
từ nguyên tác tiếng Đức

 

Vereinsamt
 

Friedrich Nietzsche (1844-1900)
 

Die Krähen schrein
und ziehen schwirren Flugs zur Stadt:
bald wird es schnein -
wohl dem, der jetzt noch - Heimat hat!

 

Nun stehst du starr,
schaust rückwärts, ach! wie lange schon!
Was bist du Narr
vor Winters in die Welt entflohn?

 

Die Welt - ein Tor
zu tausend Wüsten stumm und kalt!
Wer das verlor,
was du verlorst, macht nirgends halt.

 

Nun stehst du bleich,
zur Winter-Wanderschaft verflucht,
dem Rauche gleich,
der stets nach kältern Himmeln sucht.

 

Flieg, Vogel, schnarr
dein Lied im Wüstenvogel-Ton! -
Versteck, du Narr,
dein blutend Herz in Eis und Hohn!

 

Die Krähen schrein
und ziehen schwirren Flugs zur Stadt:
bald wird es schnein
weh dem, der keine Heimat hat!
 

Chú thích của người dịch:
 

Friedrich Wilhelm Nietzsche (1844 –1900): Triết gia, nhà văn, nhà thơ Phổ (Đức). Là giáo sư ngành ngữ văn học, ông viết nhiều bài phê bình về tôn giáo, đạo đức, các vấn đề văn hóa đương thời, và triết học. Các tác phẩm của Nietzsche nổi bật với phong cách viết của ông, thường mang tính cách ngôn (Aphorism) và nhiều nghịch lý hơn là mức độ thông thường của khảo luận triết học. Suốt trong cuộc đời Nietzsche không được đánh giá cao bởi những người đương thời, nhưng đầu thế kỉ 20, ông đã được giới trí thức ở Đức, Pháp và Anh đánh giá lại và công nhận. Ông bắt đầu bị mang tiếng xấu khi Đảng Quốc Xã của Đức tôn thờ ông là một bậc tiền bối tư tưởng, mặc dù Nietzsche có quan điểm phản đối Chủ nghĩa Bài Do Thái và Chủ nghĩa Dân tộc Đức. Sau Thế chiến thứ hai, triết gia Walter Kaufmann bắt đầu một cố gắng bền bỉ nhằm khôi phục lại danh tiếng của Nietzsche trong các nước nói tiếng Anh, và vào nửa sau của thế kỉ 20, Friedrich Nietzsche đã được xem là một nhân vật quan trọng có ảnh hưởng lớn trong triết học hiện đại. Trực tiếp và gián tiếp (thông qua Martin Heidegger), Nietzsche đã ảnh hưởng đến thuyết Hiện sinh (Existentialism), chủ nghĩa Hậu hiện đại (Postmodernism), Phân tâm học (Psychoanalysis) và nhiều tư tưởng phái sinh.

Tranh : Friedrich Nietzsche, sơn dầu của Edvard Munch (1863-1944): Họa sĩ Na Uy

Thứ Bảy, 14 tháng 2, 2015

Toàn thắng ắt về ta

Đón xuân Ất Mùi, phóng viên Vỉa Hè kể chuyện vui năm Giáp Ngọ
 

1. Nhiệm kỳ trước kia, bà vợ cựu đại sứ Trung quốc Tôn Quốc Tường theo chồng sang, học tiếng Việt, suốt ngày xem thời sự VVT1, và ăn sâm nhung béo ú lên có đến hơn 3 tạ. Hôm đó bà khó ở gì đó vì căn bệnh phụ khoa. Tổng Bí thư sốt sắng coi đó là việc nhà, liền đưa bà đến ông bác sĩ vừa hồng vừa chuyên của Bộ Y tế khám bệnh. Ông này rờ rẫm tìm, loay hoay đến nửa giờ, bó tay, ra ngoài hội kiến với Nguyễn Phú Trọng. Tổng Bí thư vào nói: “ Bà hãy chịu khó đưa chút xú khí ra ngoài!“

Bà này đỏ mặt: “Để xét nghiệm à?”

“Để định hướng!” – Tổng Bí thư trả lời.


2.Thế còn con vẹt Đông Phương Hồng nó ở đâu vào ngày 16.02.2014 khi đồng chí Tổng Bí thư cùng đại sứ Khổng Huyễn Hựu chổng mông lên xuống khấn vái các lãnh tụ. Nó xoay vòng trên bàn thờ, hua chân lẩm bẩm: "Lập trường...tác phong...định hướng". Định hướng là từ mới học được trong nhà, có lẽ là bước đột phá về lý luận.

 

3. Bà Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan dẫn các cô các bà ở câu lạc bộ múa ra trước sàn khiêu vũ mừng lễ khởi công xây dựng Cung Văn hóa hữu nghị Việt-Trung phấn khởi nói với Đại sứ Khổng Huyễn Hựu: " Toàn người đẹp cả, đồng chí thích nhảy với ai thì mời!". Nhạc "Con bướm xuân" nổi lên, mọi người nhảy vài giờ. Tùy viên văn hóa sứ quán Tàu lại gần hỏi Khổng Huyễn Hựu:"Tại sao đồng chí lại chỉ thích nhảy với bà Nguyễn Phương Nga?": Khổng cười tít mắt:"- Mình cứ sọc tay vào vùng cấm thuộc lãnh thổ lãnh hải của nó thoải mái, mà ả ta nhiều năm chỉ ọ ẹ mỗi một câu: "Quan ngại sâu sắc!"
 

4, „Quả thật cái giàn khoan HD-981 chết tiệt không biết định hướng, đã vào lãnh hải thật rồi!“, Lú dứt lời than, vớ lọ thuốc ngủ đem từ Trung Nam Hải về dốc ngay 100 viên vào mồm. Thuốc chất lượng kém, lại quá hạn 3 năm, đồng chí Tổng bí thư sáng 28.05.2014 vẫn mở mắt ra thao láo.
 

5. Có dấu hiệu giàn khoan rời đi, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng bèn vẫy hai đạo quân tả có Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cưỡi lừa, hữu có Thiếu tướng Đỗ Hữu Ca ngồi xổm thuyền nan, tiến ra hướng biển. Lú nai nịt gọn gàng, trèo lên lưng ngựa, phất tay hô: " Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta!". Đai quần đồng chí bục, bung ra cái bỉm made in China.

6. Vào ngày 02.05.2014, đúng hôm giàn khoan kéo vào, đồng chí đại úy Minh (áo vàng), nổi tiếng vì cú đạp mặt biểu tình viên Nguyễn Chí Đức năm xưa, nhăn nhó nói với sếp: " Chân em nó sưng to như chân voi, giày cũ không còn vừa mà vẫn không thấy Trung quốc cấp cho đôi giày mới. Thôi thủ trưởng để cho em ra bảo vệ giàn khoan!"

 

7. Về phần mình, đồng chí Trần Nhật Quang (Quang lùn) được vượt cấp phong hàm thượng tá, tuy không giỏi bắn súng một mình cầm loa xông xáo chèo thuyền nan ra bể khơi dõng dạc: " Alo, alo, tàu bè tránh xa ra cho giàn khoan hạ thổ!"
 

8. Khẩn trương đối phó liên minh phản động và thù địch quốc tế, đầu xuân Ất Mùi năm nay đảng ta đã đề xuất với bạn dự án phối hợp chế tạo chiếc tàu ngầm mang tên Hữu Nghị sẽ rời bến Nhà Rồng vào dịp cuối năm 2015, hiện đại nhất thế giới ở bốn vị trí gồm Thuyền trưởng: Tập Cận Bình/ Chỉ huy quân sự: Thường Vạn Toàn/ Nấu bếp: Nguyễn Phú Trọng/ Đốt lò: Phùng Quang Thanh.
 

9. Tại cuộc triển lãm nhà khách Trung Nam Hải, bà Hoa Xuân Oánh chỉ tay vào hiện vật, hào hứng nói với đoàn cán bộ Ban Tuyên giáo trung ương Việt Nam sang thăm:
- Chiếc bồn cầu này lắp trong nhà khách Trung Nam Hải từ thời đón Chủ tịch Hồ Chí Minh, gợi nhớ nhiều kỷ niệm sinh động với các lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam. Dạo Hồ Chí Minh nghỉ lại đây, ồ đồng chí ấy đi khắp năm châu bốn biển lịch lãm sự đời, giật nước rất thành thạo. Chỉ có điều Hồ Chủ tịch luôn ghi chép khi đi vệ sinh, có lần ngồi chép lại các bài từ của Chủ tịch Mao Trạch Đông dùng hết sạch cả ba cuộn giấy. Gọi nhân viên phục vụ không nghe tiếng, Hồ Chủ tịch phải dùng cái khăn bông mang theo.

- Thế còn đồng chí Nguyễn Văn Linh? – Phó trưởng ban Nguyễn Thế Kỷ hỏi.

Bà Oánh từ tốn nói: „ – Đồng chí Nguyễn Văn Linh bí mật đến thăm Bắc Kinh. Cả đời đồng chí ấy họat động cách mạng ở vùng bưng biền, đồng lầy kháng chiến nên không hiểu dùng cái này như thế nào, toàn phóng uế ra ngoài.

- Thế thì đồng chí Đỗ Mười biết xoay xở ra sao? - Nguyễn Thế Kỷ cắt lời.

- Đồng chí Đỗ Mười toàn dùng làm bồn rửa mặt. – Bà Oánh kể tiếp- : „ Còn đồng chí Lê Khả Phiêu, sang đây công tác bắt bồ với cô Trương Mỹ Vân. Trong một lần mây mưa, cô ấy tụt quần đồng chí ấy, bảo ngồi lên. Phiêu không biết ra sao, bèn rón rén co chân ngồi xổm, bồn lật nghiêng đồng chí té xuống đất, vỡ toác cả vành.

- Trời ơi, còn Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh của chúng tôi, đồng chí ấy học ở bên Nga về mà! - Kỷ bức xúc.

- Đồng chí Nông Đức Mạnh vốn đi khách sạn nhiều, am hiểu vệ sinh hơn. Sau vụ bể bồn, chúng tôi lắp thêm vành bồn cầu thông minh Nhật bản. Khổ nỗi đồng chí ấy cứ cài cúc quần xong, là bấm nhầm nút xả cho chị em, mấy lần nước phun ướt hết từ đũng quần trở xuống!

- Chẳng lẽ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhà lý luận biện chứng thiên tài của chúng tôi không để lại dấu ấn gì hơn sao? - Trưởng ban Đinh Thế Huynh từ nãy chăm chú ghi chép, không chịu được, nóng ruột chen vào.

Bà Oánh hớn hở:

- Riêng đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ thích sang Trung quốc. Mặc dù lần nào cũng được hướng dẫn cách sử dụng bồn, đồng chí Trọng lại chỉ thích dùng bô. Lúc lên cơn lú, đồng chí bưng bô dội cả lên đầu.

 

10. Hôm qua bà Hoa Xuân Oánh đã gửi hướng dẫn sử dụng toilet điện tử Nhật bản tới tay đồng chí Phạm Quang Nghị, dự tính được Tập Cận Bình cơ cấu lên làm Tổng Bí thư mới, để nghiên cứu tránh sơ suất của cựu Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh.
 

11. Từ Washington về đồng chí Phạm Quang Nghị đã nhận ngay tin vui. Bắc Kinh nắc nỏm khen cử chỉ tặng quà cho thượng nghị sĩ McCain biểu thị lập trường kiên định, liền điện mời gấp đồng chí qua đường bí mật sang thăm lãnh đạo Đảng và Nhà nước Trung quốc. Đồng chí phấn khởi ra chợ căn cứ vào tấm ảnh Bác Mao Bác Hồ đặt làm bức tượng sơn mài mỹ nghệ đặc tả hai vị lãnh tụ hỉ hả hút thuốc với nhau, nom khá giống, đến trẻ con quần thủng đít nó cũng nhận ra. Rồi tất tả bay đi Bắc Kinh.
Họp chiêu đãi, trao quà. Vừa mở ra, Bành Lệ Viện đã khen lấy khen để. Phu nhân đáp lễ chu đáo gửi quà cho các đồng chí ở Bộ Chính trị ta, rồi đưa một chiếc hộp nhỏ xinh, ghé tai dặn đây là chiếc quần bikini quà riêng tặng bà Phó Chủ tịch nước, vì nghe nói dạo này bà Doan suốt ngày hăng hái bơi lội. Quà bọc trong hộp nhỏ như hộp mùi xoa, qua lớp nilon bóng kính thấy hình thêu trên nền satin đỏ rực 6 sao vây quanh một ngôi sao lớn.

Đồng chí uống rượu Mao đài, say cười đần độn, yên chí đón quốc kỳ mới, liền xếp quà vào cặp.

Chiều hôm ấy có trận bóng đá giao hữu giữa hai đội bóng quân đội Trung quốc và quân đội Bắc Triều tiên. Đồng chí được mời vào lô danh dự. Đoàn khách mời danh dự đi qua cửa vào lô, đều phải nhón cầm một lá cờ Trung quốc để vẫy và cổ vũ. Đồng chí Nghị không thèm lượm cờ vênh mặt bước qua.

Cả lô hò reo lúc đội Trung quốc thắng 1-0. Đồng chí hua tay trắng nhảy lên như choi choi. Hai tên cảnh vệ to như hộ pháp thấy chối mắt, tiến lại. Tên râu hàm én nom như Trương Phi quắc mắt:

- Sao mi không cầm cờ?

Đồng chí định thần, lôi phắt cái hộp ra, xé giấy bóng kính, rút ra phất tứ tung.

Tên thứ hai mặt trơn bóng phì nộn, đứng đằng sau, không chịu được hơn nữa. Y quát lên:

-Tỉu nhà ma, ở đâu ra cái thằng con hoang!

Liền giật ngay cái quần slip đàn bà chụp lên đầu đồng chí.


12. Sáng nay đồng chí từ Bắc Kinh về, nghĩ ngay tới trách nhiệm vào báo cáo Tổng bí thư. Con vẹt Đông Phương Hồng đang xoay vòng trên bàn thờ lẩm bẩm "lập trường, tác phong, định hướng", thoáng hơi đồng chí, sựng người lại, quay mỏ gọi vẹt Quyết Tiến: "- Mày ra chào ông Nghị đi con. Tương lai ông ấy làm tổng bí thư đấy!". Con vẹt con lạch bạch chạy ra. Con lừa hỏi: "Nghị Hách, Nghị Quế... Nghị nào cơ chứ?". Vẹt Dân phòng gườm gườm nhìn Phạm Quang Nghị bộ dạng hớt hải, quẹt mỏ nói: " Tơi tả thế này là thằng Tôn Sĩ Nghị chứ còn ai nữa!"


13. Đợt Phạm Quang Nghị bí mật đi Bắc Kinh, lễ tân Tàu biết đồng chí là Tổng bí thư tương lai của Việt Nam nên cũng bố trí đồng chí vào phòng nghỉ đó ở Trung Nam Hải. Cả đêm Nghị lo không biết mai báo cáo gì cho Tập Cận Bình nghe, phát đau bụng. Đồng chí phấp phỏng ngồi lên cái bồn cầu nổi tiếng rặn đến tận sáng không xong. Lúc hội kiến Tập Cận Bình, đồng chí đờ mặt ra. Bác sĩ Lý Chí Sầm (cháu của Lý Chí Thỏa- bác sĩ riêng của Mao Trạch Đông) quan sát sắc diện Nghị, liền rút sổ ra ghi vào 4 chữ "táo bón kinh niên".


14. Vẫn sau lúc Trung quốc thắng Bắc Triều tiên 1-0, hai tên cảnh vệ giải Nghị ra một cái bùng binh, giật cái slip đàn bà khỏi đầu đồng chí, ném xuống đất cho dân Bắc Kinh xem mặt.

-Có gì khác nhau giữa cái xì-líp đàn bà và thằng Nghị con hoang này? – Một người dân hiếu kỳ thắc mắc.

- Chẳng có gì khác biệt, đều cản trở giao thông công cộng cả.- Tên hàm én trả lời.

 

15. Sau vụ giàn khoan, hài lòng với đặc sứ Lê Hồng Anh, Tập Cận Bình sai phu nhân thắng xe tam mã đưa đồng chí đi dạo quanh Cấm Thành. Vừa vào ngồi trong xe, con ngựa cái xú khí một hơi dài làm Bành Lệ Viện quay mặt đi. Phu nhân xấu hổ nói: "Xin lỗi đồng chí Lê Hồng Anh". Anh xua tay: "Không dám, có gì đâu, thưa bà". Ngẩn ra một lúc vì không có giấy trước mặt, không biết ăn nói ra sao, đồng chí phân trần:" À mà lúc trước tôi cứ tưởng là con ngựa...“
 

16. Vừa nhìn thấy tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh hể hả hút thuốc tâm giao với Chủ tịch Mao Trạch Đông do Phạm Quang Nghị mang sang tặng, bày ở Đại lễ đường, đặc phái viên Lê Hồng Anh sụp xuống khấn vái. Khấn rằng: - "Cầu cho Đảng cộng sản Việt Nam đời đời bền vững. Ước gì cho Đảng 150 tỷ Dollar trả nợ nóng, ước cho con cháu tôi thành tỷ phú Dollar và phần tôi phát tài, dồi dào tài khoản, tiền bạc xôi oản..." Mã Hiểu Thiên đứng cạnh xuỵt: "Hồ Chí Minh có nặng tai đâu, sao đồng chí nói to quá vậy!". " - Nhưng cơ mà Chủ tịch Tập Cận Bình ạ!" - Anh trả lời.
 

17. Lát sau Tập Cận Bình đi qua, thấy Lê Hồng Anh, mặc áo bỏ ngoài quần đang chổng mông chắn giữa lối. Tập cáu: "Đứa nào bày ra giữa lối đi cái váy đụp của Giang Thanh thế!". Liền duỗi chân đá cho một cái.

18. Tỉu nhà ma thằng Tập, nó đi giầy mũi nhọn thục vào mạng sườn đồng chí. Anh tự nhủ, bỏ mẹ, nó ám sát mình rồi, miệng hô "Hồ Chủ tịch muôn năm", mắt đã trông thấy cổng âm phủ. Lê Duẩn mặc áo đại cán, tay vung khẩu tiểu liên AK, cười hềnh hệch: "Hô tao muôn năm chứ. Bác xuống đây hóa thành con dê, tao xén trụi râu đang chăn đây này!"

 

19. Liền ngoắc tay, ngay lập tức thấy Lê Đức Thọ vung khẩu pạc hoọc, nhong nhong cưỡi một con dê tới. Con dê kêu: "Meeh, meeh". Duẩn hỏi Anh :" Mày chào Bác chưa?" Anh cãi: "Tại sao tôi phải chào con dê này bằng Bác". Duẩn cáu: " Vì mày ngu, sắp xuống lỗ vẫn không phân biệt nổi con dê với con cừu !"
 

20. Nghề của đồng chí là y tá luồn rừng đu dây, ấy vậy mà trong chuyến thăm CHLB Đức, đồng chí Thủ tướng phát biểu hùng hồn về xu thế dân chủ không thể đảo ngược làm các học giả Đức mắt tròn mắt dẹt bái phục. Nghe đâu sau đó bà thủ tướng Đức tặng đồng chí một đôi vẹt về nuôi. Cái giống vẹt vùng Địa Trung Hải nó cuội, vẹt ta, vẹt tàu xách dép theo không kịp. Nhận chủ mới vài giờ sau nói sõi, một con đã liến thoắng „Xu hướng dân chủ“, và con kia đã lầu lầu „ tái cơ cấu kinh tế vĩ mô“.
Trên đường về, vì là khách VIP, thủ tướng ta không bị khám xét ở sân bay. Đúng lúc đồng chí giơ tay vẫy chào nhân viên hải quan, hai con vẹt Tây quái quỉ thò mỏ lôi béng cái dùi cui mini ghi mác made in China giấu ở túi quần đồng chí ra. Mấy cô hải quan Đức nháo nhào, tưởng là cái của giả kích dục, rú lên chạy đứt dép.


Đồng chí tức quá túm cổ con "Xu hướng dân chủ" bạt tai nó một cái nên thân."- Đù má bây, tau sang Đức, nó không bán cho dùi xịn made in Germany, thì phải xài đồ nhái của Tàu chớ sao!".


21. Về Nội Bài ba bốn ngày sau con vẹt bị ăn tát vẫn còn bị choáng, mắt nhắm mắt mở. Bà Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan qua nhà thủ tướng, thấy lạ con vẹt tây hiền lành không nói, khẽ kéo chân nó một cái. Con vẹt tây kêu: "Xu hướng!". Bà kéo chân kia, nó kêu:"Dân chủ!", vài lần như thế. Bà nghĩ bụng, quái, xã hội ta ưu việt gấp vạn lần, sao cái con nỡm này nói gì lạ vậy. Bà buột mồm:"Thế bà kéo hai chân mày thì sao?". Con vẹt lừ mắt nhìn bà rành rọt:" Thì ngã à, con già, sao ngu vậy!"


22. Bác sĩ phụ khoa hạ kính xuống vô cùng ngạc nhiên:" Bà đã ba đời chồng, vẫn còn nguyên là gái đồng trinh, thật tôi không thể hiểu nổi". Người đàn bà phân trần:" Chồng thứ nhất của em nó là nhà quang học, chỉ có biết ngắm. Người chồng kế là nhà sinh học, ông ta chỉ biết xét nghiệm. Còn ông chồng cuối cùng bây giờ của em là bí thư đảng ủy, ông ta chỉ hứa hão quanh năm!"

 

23. Ngày 19.01.2015, Bộ Công An gửi hai chai rượu và thức ăn cho các chiến sĩ đóng giả quần chúng tự phát liên hoan nóng ngay tại hiện trường. Từ đồn công an trở về, mở chai đầu, Trịnh Xuân Dũng tợp ngay một ngụm. Ông thiếu úy thuộc Bộ tư lệnh Lăng Bác ra tượng đài Lý Thái Tổ ghếch chân đái vào tượng.

- Đái theo kiểu chó thế kia, chẳng hiểu nó là cái loại rượu ngâm cái gì. Thế thì chai này không dành cho mình rồi !- Bà Cao Thị Minh Toàn nghĩ bụng.
Bà mở chai kia, rót ra uống một chén. Đoạn giở gói đồ thức ăn: trong đó toàn cá hộp, loại cá đánh bắt ở biển Thái Bình quê bà. Bà kéo lẫy, đứt tay. Dùng cái mở hộp, bà làm vẹo bánh răng, và cuối cùng vặn vọ cả thành hộp.
Điên tiết bà rút dùi cui, đập như điên vào hộp cá quát: „Công an! Mở cửa ra!“
Rượu huấn luyện quân nhân, chai đầu tiên ngâm cái gì chắc bà con đều biết. Chai thứ hai hẳn là rượu ngâm gõ kiến.

 

24. Ngoài hành lang, sau một cuộc họp Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, các đại biểu quây quần, Linh mục Phan Khắc Từ ghé tai hỏi Thượng tọa Thích Thanh Quyết: "Cứ hứa mãi...thế bao giờ thầy đãi em món thịt chó? ". Quyết nhăn mặt: "- Biết cha sắp cưới vợ ba rồi, sau đám cưới thì em đãi cha ăn thịt chó mà lại!".
 

25. Còn đeo chiếc huy hiệu 30 năm tuổi Đảng trên áo, sáng qua trước ngày 03.02.2015 Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn lững thững đi dạo. Bên hồ, người câu cá giật hết con nọ đến con kia như múa, sướng cả mắt. Đồng chí Tuấn ghé lại ngồi bên ông. Một, hai, ba giờ trôi qua, chẳng được thêm con nào, người câu cá cáu kéo sụp mũ bảo Tuấn:" Ông vứt béng cái huy hiệu Đảng và tốt nhất cút mẹ ông đi! Từ lúc ông ngồi vào đây, chẳng con cá nào còn mở mồm nữa!
 

27. Trưởng ban tuyên giáo Trung quốc Lưu Vân Sơn mở videoclip do phóng viên báo Hoàn Cầu gửi về, nghe đinh tai tiếng trống khai Hội báo Xuân, sau đó phim câm. Lạ quá ông ta gọi điện hỏi Đinh Thế Huynh. Huynh thưa:“ À! Đồng chí Tổng bí thư của chúng tôi vừa gióng lên tiếng trống cấm khẩu!“.

PVVH

Thứ Ba, 10 tháng 2, 2015

Bài thơ "Nürnberg năm 1935" của Hans Magnus Enzensberger

Sandra Kerschbaumer

Nền độc tài đùn lên khủng khiếp và trò chơi của một cậu bé vô tội: Với bài thơ „ Nürnberg năm 1935“, Hans Magnus Enzensberger đã đánh thức ma lực của sự cô đọng.

  
Tranh của © Giorgio de Chiroco (1888-1978), họa sĩ người Ý

Địa điểm và thời điểm lịch sử - cả hai đều là những yếu tố quyết định để hiểu bài thơ: Nürnberg, quê hương ra đời của nhà thơ Hans Magnus Enzensberger, vào năm 1935 mang biệt danh „Thành phố của những kỳ họp quốc hội Đế chế“. „Dạo đó“, - cái tôi hồi tưởng đã bắt đầu nhìn lại như vậy - „ mặt trời tháng Chín/ hắt bóng rất dài trên đồng cỏ Wöhrder“.

Tháng Chín được nhấn mạnh qua sự định vị khác thường trong câu, và sự xác định về mặt thời gian chỉ dẫn ta về việc thông qua những „đạo luật Nürnberg về nòi chủng“ (1) nhân dịp Đại hội Đảng NSDAP (2) lần thứ bảy của Đế chế. Cái gọi là đạo luật „nhằm bảo vệ dòng máu Đức và danh dự Đức“, luật công dân của Đế chế và đạo luật Quốc kỳ đế chế đã củng cố nền móng cho hệ tư tưởng bài Do thái của những người theo đường lối Quốc Xã.

Trong tháng Chín đầu mùa thu, mặt trời của bài thơ hắt những bóng rất dài. Gây ngỡ ngàng là tự thân mặt trời hắt bóng, ở đây không thấy nói gì về những đồ vật đổ bóng xuống cả. Tức là một cách trực tiếp, ánh sáng được kết nối với bóng tối, những bóng đổ đón nhận chất lượng ẩn dụ, người đọc liên hệ tới tình cảnh chính trị và nhân thế đang dần tối. Những bóng tối này đổ xuống đồng cỏ miền Wöhrder, một khu thiên nhiên thắng cảnh được hai nhánh sông Pegnitz vòng ôm lấy, ngày hôm nay còn là nơi nghỉ ngơi, an lạc gần cho người dân thành phố. Một đứa bé đứng trên đồng cỏ này.

„Khi tôi sáu tuổi“. Rất hiếm khi rõ nét nơi Enzensberger, trong nửa đầu của bài thơ một cái tôi tự nói về mình. Cái tôi đó nối kết hai thời đại và hai tầng ý thức cái tôi thơ ấu của năm 1935 và cái tôi đương nói của hiện tại. Nó nhìn về cậu bé sáu tuổi, đang sợ hãi trước cái bóng chiếu khổng lồ của mình, một hiện tượng thường gặp cuối mùa hạ không thể nhập cuộc bằng một trò chơi của con trẻ tức là nhảy qua cái bóng của chính mình. Những người lớn tuổi biết tới điều đó như một câu thành ngữ, Enzensberg đã chơi chữ ở đây. Nhưng sau đó, đột nhiên cái bóng này thoắt biến đi mất.

Một đám mây kéo đến trước mặt trời? Đúng hơn bài thơ chỉ dẫn về một câu chuyện cổ tích của Adelbert von Chamissos (3), anh chàng „Peter Schlehmil“ nọ, xưa đã bán cho quỷ cái bóng của mình lấy một bao tải vàng ròng không ngừng tuôn ra. Khi chàng đòi lại cái bóng, thì con quỷ muốn lấy linh hồn chàng. Nhưng cậu bé trong bài thơ đã chịu số phận khác hơn chàng Schlehmil, hơn là Faust (4) và tất cả những người đã từng bị quỷ cám dỗ: „ Không một ai muốn mua lại linh hồn cho ta“. Đại từ nhân xưng được nhấn mạnh về nhịp điệu và cú pháp của câu thơ đập vào mắt người đọc. Lứa tuổi bảo vệ cho đứa bé lên sáu, cậu bé không bị dẫn dụ vào cám dỗ. Nhưng sự phủ định cho phép nghĩ về những kẻ nọ đã trở thành người hiệp thông với những con quỷ theo chủ nghĩa Quốc Xã.

Cảnh trí trên đồng Wöhrder khép lại với một ấn tượng gợi cảm trong trắng và ngây thơ: sự hít ngửi mùi rơm rạ và lá mục. Sau những câu thơ phong cách rải dòng, thông qua một cấu thơ vắt dòng, câu và thời gian bị kéo giãn ra: cho tới mùa thu năm 39, bắt đầu đại chiến thế giới thứ hai. Quãng thời gian này được người xướng ngôn tổng kết của bài thơ cấp cho ba phẩm chất: với sự không ngờ, sự vô Chúa và lạnh lẽo. Không ngờ là hòa bình được nhân cách hóa và yếu ớt – không ngờ như đứa bé, những người Đức không tin vào chiến tranh, không ngờ như nền chính trị xoa dịu (5).

Dạo đó không có những cột lửa bốc lên như những cột lửa Chúa dùng dẫn dắt những người dân Israel trên hành trình kéo qua sa mạc lúc trời đêm. Trong màn đêm của những năm ấy không có dấu hiệu của Chúa, chỉ có ánh sáng lầm lạc, những trò chơi ánh sáng cùng với chúng những kẻ theo Chủ nghĩa Quốc Xã đã tự tung hô trong những đại hội Đảng của Đế chế. Kể cả ở chỗ này của bài thơ sự đảo ngược, cách sắp xếp vị trí cụm câu thoát khỏi thông lệ ngôn ngữ dẫn tới sự nhấn mạnh từng từ. Sự phủ định được nhấn mạnh cho người đọc nghĩ cùng với điều không nêu trong bài thơ. Enzensberger không chỉ là một bậc thầy của ngắn gọn mà còn của sự kiệm lời. Trí tưởng tượng của người đọc bổ sung vào bức tranh còn thiếu những cột lửa, mãi tận tới lúc xuất hiện những chùm ánh sáng và sau này những đêm bom rơi trên thành phố.

Ở phần kết thúc của hồi tưởng, sự lạnh lẽo còn đứng lại trong bóng đổ của những tháp cao. Sự lạnh lẽo và bóng râm bao trùm lên bài thơ làm ta cảm nhận được sự vấy bẩn của hồi tưởng về thời thơ ấu trong chế độ Quốc xã. Trong tháng Chín, hồi niệm dẫn người Do thái đến bờ vực thẳm gần thêm một bước, bóng đen của thời đại đã bao vây đứa bé ngây thơ không làm gì nên tình nên tội và đã để cho một bóng đen của bé tự thân xuất hiện, đe dọa và hàm nhiều nghĩa: „ Tôi lên sáu, cái bóng chiếu của tôi thế mà lù lù kéo đi tít tắp, làm tôi hoảng hồn.“


©Phạm Kỳ Đăng dịch
Nguồn: FAZ.NET

Nürnberg năm 1935

Hans Magnus Enzensberger

Dạo đó mặt trời tháng Chín
hắt bóng rất dài xuống đồng Wöhrder
Tôi lên sáu, thế đó cái bóng chiếu của mình
lù lù kéo tít đi, khiến tôi hoảng hốt
Tôi không sao nhảy qua được nó.
Thoắt một lần bóng biến đi sau đó
Linh hồn tôi không ai muốn mua cho
Trời sực mùi lá ngái và rạ khô
Còn lâu nữa mới đến mùa thu
năm ba mươi chín. Chẳng ngờ
hòa bình kéo lết lê tới đó
Không cột lửa nào bốc lên cao
trên thành phố. Trời lạnh
trong bóng râm của những tháp chọc trời.

© Phạm Kỳ Đăng dịch
từ nguyên tác tiếng Đức

Nürnberg 1935

Hans Magnus Enzensberger

Damals warf im September die Sonne
sehr lange Schatten über die Wöhrder Wiese.
Ich war sechs, doch mein Schemen
zog sich so riesig hin, daß ich erschrak.
Über ihn springen konnte ich nicht.
Dann war er auf einmal verschwunden.
Die Seele wollte mir niemand abkaufen.
Es roch nach Laub und nach Heu.
Bis zum Herbst neununddreißig
war es noch weit. Ahnungslos
schleppte der Frieden sich hin.
Keine Feuersäulen stiegen auf
über der Stadt. Es war kalt
im Schatten der hohen Türme.

Chú thích của người dịch:

Hans Magnus Enzensberger (sinh năm 1929): Nhà thơ, nhà văn, nhà xuất bản, dịch giả và biên tập viên Đức * Nghiên cứu Ngữ văn, Ngôn ngữ và Triết học * Tham gia vào Nhóm 47* Nhận các Giải thưởng Phê bình Đức (1962), Giải thưởng Georg-Büchner (1963), Giải thưởng Heinrich-Böll (1985), Giải thưởng Heinrich-Heine (1998) và Premio d’Annunzio (2006) cho toàn bộ tác phẩm. Ông thuộc về những nhà thơ và nhà tiểu luận hàng đầu của nước Đức sau chiến tranh. Ghi dấu ấn vào các cuộc thảo luận chính trị của những năm 60, cũng như Günter Gras và Jürgen Habermas, tiếng nói của ông luôn gây được tiếng vang ngoài phạm vi nước Đức.

Sandra Kerschbaumer (sinh năm 1971): Nhà báo và phê bình văn học. Bà nghiên cứu Ngữ văn, Ngôn ngữ và Triết học. Làm luận án tiến sĩ với công trình nghiên cứu về Heinrich-Heine và trào Lãng mạn. Từ 1999 bà làm cho Đài truyền thanh và viết bài cho báo Frankfurter Allgemeine Zeitung". Trong những năm 2007-2009 bà làm cộng tác viên và giảng dậy tại Tổng hợp Universität des Saarlandes.

(1) Với ba đạo luật, những người Quốc Xã đã thể chế hóa tư tưởng Bài Do thái bằng cơ sở pháp lý. Vào đêm 15.09.1935, Quốc hội đã thông qua ba đạo luật này nhân kỳ Đại hội Đảng Đế chế lần thứ 7 của Đảng NSDAP, còn được gọi là Đại hội Đảng của Tự do.

(2) Nationalsozialistische Deutsche Arbeiterpartei: Đảng Công nhân Xã hội chủ nghĩa Dân tộc Đức (đảng Quốc Xã), có cương lĩnh tư tưởng bài Do thái và theo chủ nghĩa Dân tộc, bác bỏ Dân chủ và Chủ nghĩa Marx.

(3) Adelbert von Chamisso (1781 -1838): Nhà nghiên cứu Tự nhiên và nhà thơ người Đức viết nên Câu chuyện kỳ lạ của Peter Schlemihl, là tên truyện cổ tích về anh chàng bán cái bóng của mình cho quỷ lấy một bao tải vàng không ngừng tuôn ra. Chẳng bao lâu anh ta nhận ra mình không có bóng tức là bị loại trừ ra khỏi xã hội con người. Sau nhiều sự kiện anh chàng gặp con quỷ đòi lại cái bóng, và con quỷ gạ sẽ trả lại, nếu Schlemihl nhượng lại cho quỷ linh hồn.

(4) Dr. Heinrich Faust, nhân vật trung tâm trong tác phẩm kịch Faust của thi hào Đức Johann Wolfgang von Goethe.

(5) Chính sách nhân nhượng và thỏa hiệp (policy of appeasement), đặc tả chính sách của Thủ tướng Anh Neville Chamberlain đối với nước Đức quốc xã – phát xít, nhường Sudetenland cho Hitler và làm ngơ trước sự cưỡng chiếm Tiệp Khắc. Chính sách này dẫn đến sự ký kết Hiệp ước München (Muy-ních) năm 1938.

Tranh (chỉ có tính chất minh họa) của Giorgio de Chiroco (1888-1978), họa sĩ, nhà đồ họa người Ý, đại diện của Hội họa Siêu hình, một phái tiền thân của Hội họa Siêu thực (Surrealism).

Chủ Nhật, 8 tháng 2, 2015

Như đại dương cuộc đời tôi yên ả

Rainer Maria Rilke (1875-1926)

Tranh của © Paul Cézane (1839-1906) họa sĩ hậu Ấn tượng Pháp

Như đại dương cuộc đời tôi yên ả
Trong những ngôi nhà ven bờ trú ngụ nỗi đau
không dám ra khỏi sân
Chỉ đôi khi run rẩy liệng xa gần:
những ước vọng bùng lên
kéo bay qua như những con hải âu cánh bạc.

Rồi sau đó tất cả chìm vào yên lặng
Và em biết, đời tôi muốn gì không
em hiểu ý tôi chăng?
Như một con sóng trong biển sớm mai
vỗ rì rào, và nặng như trai
đời tôi muốn nơi hồn em đậu bến.

©Phạm Kỳ Đăng dịch
từ nguyên tác tiếng Đức

Mein Leben ist wie leise See

Rainer Maria Rilke (1875-1926)

Mein Leben ist wie leise See:
Wohnt in den Uferhäusern das Weh,
wagt sich nicht aus den Höfen.
Nur manchmal zittert ein Nahn und Fliehn:
aufgestörte Wünsche ziehn
darüber wie silberne Möven.

Und dann ist alles wieder still. . .
Und weißt du was mein Leben will,
hast du es schon verstanden?
Wie eine Welle im Morgenmeer
will es, rauschend und muschelschwer,
an deiner Seele landen.

Chú thích của người dịch:

Rainer Maria Rilke (1875-1926): Nhà thơ, nhà văn, nhà tiểu luận và dịch giả, ông thuộc về những thi sĩ quan trọng nhất của văn chương Đức và châu Âu hiện đại.

Thứ Năm, 5 tháng 2, 2015

Bài thơ cuối cùng của Georg Trakl

Rolf Schneider    

Bài thơ không vần được Georg Trakl viết liền mạch trong một khổ, gồm 17 câu thơ không tuân theo một niêm luật, cho phép chia thành 3 cụm câu gắn kết về nội dung mang rất nhiều hình ảnh ẩn dụ đậm tính biểu tượng cần được chúng ta làm quen và khám phá như những „biển chỉ đường“. - Người dịch
 
Tranh của © Kurt Schwitters (1887-1948) họa sĩ Đức
Đó là bài thơ của người đàn ông 27 tuổi, bài thơ của một người tự sát và bài cuối cùng người ấy viết trước khi ông tiếp tục ra đi theo ý nguyện.
 

Tiêu đề lấy tên một địa phận, Grodek, viết theo tiếng Ba lan Gródek, nằm trong lãnh thổ Xô viết - Ukraine hôm nay, vùng Đông Galicia dạo đó, chính xác phía đông của Lemberg hay Lviv, thủ phủ cũ của Galacia , gần giữa của chặng đường nối giữa Lemberg và thành phố pháo đài Przemysl thời đế quốc Áo-Hung (1) khi xưa.
 

Ngay trong tháng Tám năm 1914, tại Galacia, những đạo quân của chế độ quân chủ kép đã chịu những thất bại nặng nề, với kết quả phần lớn lãnh thổ Đông Galacia gồm cả Lviv (Lemberg) đã bị mất. Thống lĩnh quân đội Áo Conrad von Hötzendorf, một trong những người kích động cuộc chiến tranh này, đã hạ lệnh một cuộc phản công, phát động từ Grodek và kết thúc trong một thất bại mới đầy thảm họa cho nước Áo. Mặt trận bị đẩy lùi lại cho tới vùng núi Carpathians. Từ đó trở đi, toàn bộ vùng Đông Galacia nằm trong tay quân Nga.
 

Về phía Áo, trong số những chứng nhân của trận đánh này có một quân nhân của một đại đội cứu thương, chức vụ y sĩ phát thuốc, dược sĩ Georg Trakl đến từ Salzburg. Đó là lần điều động đầu tiên của ông trong cuộc chiến tranh này. Trong một cái lán gần khu chợ Grodek, ông phải chăm sóc có dễ tới 100 binh sĩ bị thương nặng. Một mình ông bị bỏ rơi phó mặc cho rên la, cho kêu gào đau đớn, cả sự van vỉ làm ơn giúp cho chết đi. Trước mắt Trakl, một người bị thương đã bắn một viên đạn vào trán. Máu chảy phun lên tường. Trakl, rất muốn chạy thoát khỏi những cảnh tượng như vậy, bổ nhào ra ngoài trời, nơi trên cây đu đưa xác của những người Ukraine bị hành quyết.
 

Trong cuộc tháo lui tiếp tục của người Áo, Trakl bị đè bẹp bởi sự kinh hoàng quá mức chịu đựng. Bất chợt ông gào lên, ông không thể tiếp tục sống được nữa. Phải cố sức lắm người ta mới ngăn cản không cho ông tự tử bằng súng. Mới đầu sự thể vẻ như là người ta muốn đưa ông ra tòa án quân sự truy nã vì tội danh đó. Người ta đã suy tính lại. Người ta giao nộp ông vào một nhà thương đồn trú số 15, phòng 5, đấy là trại nhốt người mắc bệnh thần kinh ở Krakow. Ông chung phòng với một người sĩ quan nói lảm nhảm. Theo chẩn đoán của bác sĩ quân y, bệnh có tên là Dementia praecox (mất trí). Một người bác sĩ còn đoán đây là một trường hợp của „thiên tài và điên loạn“.
 

Ở đây trong nhà thương, vào cuối tháng Mười, Trakl đón một người bạn đến thăm, và nhân dịp đó, vào lúc những người điên dừng la hét, ông đọc lên những bài thơ ông viết mới gần đây, và trong số đó, bản thảo đầu tiên của bài thơ „Grodek“. Người bạn tìm cách giải thoát nhà thơ bị loạn thần ra khỏi nhà thương điên; mọi nỗ lực của người này không đem lại kết quả; sau hai ngày anh ta lại lên đường ra đi. Vào ngày 27 tháng 10, Trakl lại thảo một bức thư, kèm theo đó là bản „Grodek“ cuối cùng chúng ta có được.
 

Bản thảo này đã để đời, một tờ giấy vẽ nguệch ngoạc bằng bút chì, ghi sáu câu thơ đầu tiên bằng tiếng La tinh, các câu còn lại bằng tiếng Đức. Có một ý định gì ở đó không? Chúng ta không thể biết. Ngày 02.11, Trakl đã tự đầu độc mình bằng một lượng cocaine quá liều giấu diếm mang theo, ngày 03.11 ông mất. 

Người ta chôn ông trong nghĩa trang Rakovicz của thành phố Krakow, một trong những người tuyệt vọng đến chết của lịch sử văn học viết tiếng Đức; dưới đó có một người hậu duệ của Kleist (2), dưới đó có một người tiền thân của Celan (3).
Nếu ta biết tình cảnh bài thơ xuất hiện, bài thơ „Grodek“ trở nên đỡ bí hiểm hơn. Những ẩn dụ thoạt đầu kín mít, chỉ ra tác giả hoàn toàn là môn sinh của những nhà thơ tượng trưng Pháp Baudelaire (4) và Verlaine (5), cho phép dần dần khai mở không phải mất nhiều công sức. Ngay đến câu thơ „ Bóng người em gái chập chờn lướt qua dãy vườn câm lặng“ không phải là một hình ảnh vô danh. Chúng ta biết, đây chính là Grete người em gái ruột Trakl, là người yêu của ông, những chỉ dẫn về mối quan hệ vượt rào cấm và tăm tối có rất nhiều trong tác phẩm của Trakl.
 

„ Ngọn lửa thiêu đốt của tinh thần hôm nay được nuôi dưỡng bằng một nỗi đớn đau mãnh liệt”: chắc chắn điều này không chỉ muốn thu nạp một hình ảnh lưu truyền lại từ Cổ đại và Cổ điển Đức hàm ý so sánh tinh thần của con người với một ngọn lửa. Nếu như ngọn lửa này bây giờ được nuôi dưỡng bằng đớn đau, thì xưa kia nó được nuôi dưỡng bằng những cảm xúc nào? Bằng những xúc cảm nọ của sự đê mê từ việc ghiền ma túy. Ở khía cạnh đó, Trakl cũng đã là một môn sinh của Baudelaire đi theo những con đường nghiện dẫn tới những thiên đường nghệ thuật.

© Phạm Kỳ Đăng dịch
Nguồn: Hundert Gedichte des Jahrhunderts. Mit Interpretationen. Ausgewählt von Marcel Reich-Ranicki, Insel Verlag Frankfurt am Main und Leipzig 2000, (Một trăm bài thơ thế kỷ kèm bình giảng. Marcel Reich-Ranicki tuyển chọn, Nhà xuất bản Insel Verlag Frankfurt am Main và Leipzig 2000).

Grodek

Georg Trakl (1887-1914)

Trong chiều tối khu rừng thu vang rền
tiếng vũ khí giết người, những đồng bằng vàng chói
và hồ biếc xanh, ở trên đó vầng dương u ám
lăn về cuối trời; màn đêm ôm vào lòng
những chiến binh hấp hối, tiếng gào than man dại
từ miệng họ nát nhừ.
Mà thế đó trên nền lá liễu lặng lẽ tích tụ
vòm mây đỏ, nơi trú ngụ một vị thần thịnh nộ
ấy máu tràn, lạnh lẽo như trăng.
Mọi đường phố đổ về mục ruỗng đen
Dưới cành vàng của đêm và các vì tinh tú
Bóng em gái chập chờn lướt qua dãy vườn câm lặng
Đi chào hồn ma của những anh hùng, những đầu người đầm máu
Và vi vu trong cành sậy những chiếc sáo tăm tối của mùa thu
Ôi nỗi buồn thương kiêu hãnh, của mi nữa những bàn thờ sắt đá
Ngọn lửa thiêu đốt của tinh thần hôm nay được nuôi dưỡng
bằng một nỗi đớn đau mãnh liệt,
Những con cháu không ra đời.

© Phạm Kỳ Đăng dịch
từ nguyên tác tiếng Đức

Grodek

Georg Trakl (1887-1914)

Am Abend tönen die herbstlichen Wälder
Von tödlichen Waffen, die goldnen Ebenen
Und blauen Seen, darüber die Sonne
Düster hinrollt; umfängt die Nacht
Sterbende Krieger, die wilde Klage
Ihrer zerbrochenen Münder.
Doch stille sammelt im Weidengrund
Rotes Gewölk, darin ein zürnender Gott wohnt,
Das vergossne Blut sich, mondne Kühle;
Alle Straßen münden in schwarze Verwesung.
Unter goldnem Gezweig der Nacht und Sternen
Es schwankt der Schwester Schatten durch den schweigenden Hain,
Zu grüßen die Geister der Helden, die blutenden Häupter;
Und leise tönen im Rohr die dunkeln Flöten des Herbstes.
O stolzere Trauer! ihr ehernen Altäre,
Die heiße Flamme des Geistes nährt heute ein gewaltiger Schmerz,
Die ungebornen Enkel.

Bản tiếng Anh tham khảo:

Grodek

Georg Trakl (1887-1914)

At evening the autumnal forests resound
With deadly weapons, the golden plains
And blue lakes, above them the sun
Rolls more darkly by; night enfolds
The dying warriors, the wild lament
Of their broken mouths.
But in the grassy vale the spilled blood,
Red clouds in which an angry god lives,
Gathers softly, lunar coldness;
All roads lead to black decay.
Beneath the golden boughs of night and stars
The sister’s shadow reels through the silent grove
To greet the ghosts of heroes, their bleeding heads;
And the dark flutes of autumn sound softly in the reeds.
O prouder sorrow! you brazen altars
Today an immense anguish feeds the mind’s hot flame,
The unborn descendants.

Chú thích của người dịch:

Georg Trakl (1887-1914): Người Áo, nhà thơ nổi tiếng của Chủ nghĩa Biểu hiện Đức, được coi là nhà thơ viết bằng tiếng Đức xuất sắc nhất cùng với Rainer Maria Rilke ở đầu thế kỷ 20.
 

Đôi nét tiểu sử: Georg Trakl, con thứ năm trong gia đình tư sản khá giả có bảy con. Cha có cửa hàng khóa, mẹ khó tính với các con, nghiện ma túy. Georg Trakl trải qua thời niên thiếu tại Salzburg* 1897 – 1905: Học xong trung học, được coi là học trò kém (ở các môn tiếng La tinh, tiếng Hy Lạp và Toán), không đỗ tú tài * 1908: Qua kỳ Thực tập, để nghiên cứu 4 học kỳ ngành Dược* 1910: Học xong bằng Y sĩ * Khi thế chiến I bùng nổ, ông tham gia mặt trận với chức vụ y sĩ quân đội. * Ngày thêm trầm cảm, trải qua trận đánh vùng Grodek ông bị suy sụp thần kinh. *1914 Chết (tự sát) trong một nhà thương quân đội ở Krakow sau khi dùng cocaine quá liều.

Rolf Schneider (sinh năm 1932): Nhà văn, nhà viết kịch, từng là biên tập viên của tạp chí chính trị - văn hóa Aufbau (CHDC Đức).

(1) Chữ viết tắt k.u.k.: kaiser und könig: Nền quân chủ của hoàng đế và nhà vua, chỉ đế quốc Áo- Hung, nhà nước phong kiến theo chế độ quân chủ ở Trung Âu, tồn tại từ năm 1867 đến năm 1918,

(2) Bernd Heinrich Wilhelm von Kleist (1777-1811): Kịch tác gia, nhà thơ, nhà văn và nhà trước tác quan trọng, giữ vị trí ngoài lề trong sinh hoạt văn chương ở thời kỳ chương Cổ điển Weimar và Lãng mạn Đức. Không gặt hái được thành công trong văn chương, tuyệt vọng về quan hệ nhân sinh và hoàn cảnh chính trị, Kleist tự sát cùng bạn gái, mất ngày 21.11.1811.

(3) Paul Celan (Paul Antschel): Nhà thơ viết tiếng Đức, gốc Do thái. *Sinh năm 1920 tại Czernowitz, Bucovina, tỉnh lỵ của đế quốc Áo-Hung, thời còn trực thuộc Romania, nay thuộc về Ukraine * 1970: Tự sát, gieo mình xuống sông Seine sau chuyến thăm Israel vào tháng Mười năm 1969.

(4) Charles-Pierre Baudelaire (1821-1867): Nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình nghệ thuật người Pháp. Ông là một trong những nhà thơ lớn nhất, và là người mở đường rất quan trọng cho chủ nghĩa hiện đại trong văn chương Âu châu. Độc giả Việt Nam biết tới tác phẩm đặt nền móng cho thơ ca hiện đại Những bông hoa Ác (Les Fleurs du Mal) qua bản dịch của Vũ Đình Liên.

(5) Paul Verlaine (1844-1896): Nhà thơ lớn người Pháp, được các nhà thơ phái tượng trưng suy tôn là ông tổ của mình.

Tranh: Construction for Noble Ladies, 1919, Kurt Schwitters (1887-1948): Họa sĩ, nhà thơ, nhà văn Đức, tác phẩm chứa nhiều khuynh hướng phong cách: Đa đa, Kết dựng và Siêu thực (Dada, Constructivism and Surrealism)


Bài đăng VHNA

Thứ Hai, 2 tháng 2, 2015

Được như thần thánh

Marcel Reich-Ranicki (1920-2013)
 
Tranh của © Nicolas Poussin (1594-1665), họa sĩ Pháp
 

Johann Christian Friedrich Hölderlin (1770 – 1843) đứng vào hàng những nhà thơ quan trọng nhất trong tiếng Đức. Tác phẩm độc đáo của thi sĩ, chiếm một vị trí độc lập bên trào lưu Cổ điển Weimar và Lãng mạn, là một đỉnh cao của văn chương Đức nói riêng và văn chương phương Tây nói chung. - Người dịch

Chắc chắn trong thời sinh viên của mình, ông không dửng dưng với chính trị. Tất nhiên kể cả với ông cũng như phần nhiều bạn đồng môn, cuộc Cách mạng Pháp đã gây niềm hào hứng hoặc ít nhất làm cho họ rối trí. Thế mà rồi chẳng bao lâu ông đã rời xa khỏi hiện tại: Hiện tại ấy đã không còn là thời đại của ông. Cũng như thần Hyperion (1), ông ở lại mãi „trên trái đất này một người xa lạ“, ông coi những „người đương thời“ là „mọi rợ từ cái thủa nào ấy xa xưa“.

Với năm tháng, cái tương lai ông ước mong và mơ tưởng, đã trở thành thời đại của mình. Trong những nhà cổ điển của văn chương Đức, ông là nhà tiên đóan, người vĩ đại nhất, có lẽ chăng, người duy nhất. Ông là một nhà thơ, và đồng thời, nhà tiên tri. Và quá khứ lại còn rất cổ đại Hy-La, hiện ra chẳng từng là thế giới ông luôn luôn cầu nguyện như vậy hay chăng? Trong thực tế, thế giới ấy không là đề tài cho ông. Hơn nữa kia, nó phục vụ ông như một báu vật, ông thu lời rất nhiều từ đó, như một kho báu, từ đó ông lấy ra những nguyên tố ông cần cho viễn ảnh tương lai của ông: các nhân vật, các khán trường, các mô-típ và đạo cụ.

Về các thánh thần, ông nói, rằng họ có sống đấy, nhưng „ trên đầu ở thế giới khác cao tít trên kia“. Cả ông cũng sống trong một thế giới khác, tức là trên mặt đất, có đấy trên những tầng mây. Trước tiên, khi bệnh tật đưa ông rời xa khỏi thực tại và sau đó vĩnh viễn giải thóat ông, thì ông vẫn còn ở bên dòng sông Neckar và ngay là nơi đó, nơi không ai có thể theo được gót ông, người tư duy điều sâu sắc nhất, yêu cái sinh động nhất và viết nên thi ca tăm tối nhất.

Nhưng chưa bao giờ ông là „người giữ đền cho ngọn lửa thiêng“, như người ta thảng hoặc sau này tôn vinh ông. Ông chẳng trông coi chút gì cả, có chăng đó là vận số của ông: Rút cục ông không muốn biểu đạt điều gì khác, không ca hát điều gì khác hơn là cuộc tồn sinh của ông, phác thảo cuộc đời ông. Cũng những gì ông thi ca, ông nói lên trong cái nghiệp riêng, về tình yêu, họan nạn, về hạnh phúc và khổ đau của mình. Trong tác phẩm của ông, những bức tường đứng câm lặng, những lá cờ lất phất, những lá cờ đuôi nheo báo thời tiết, và cùng với chúng leng keng những xích xiềng ông giật và lê kéo mà chưa bao giờ thóat thân ra khỏi. Một cách thảm thiết, tất cả với ông đều bất đạt, chỉ riêng thi ca là không.

Thơ, nghệ thuật thi ca là nghề nghiệp và thiên chức của ông. Ông coi thi ca là nhiệm vụ duy nhất của mình, trong thơ ông thấy chốn „lưu vong vui tươi“, là ý nghĩa và nội dung của cuộc đời. Chỉ duy có thi ca, ông nói, biện hộ cho sự hiện tồn. Ông tin vào sự giải thóat thông qua thơ ca. Đó chính là định đề trải suốt dài lâu, một chương trình bùng lên ngọn lửa của mình.

Câu hỏi nổi tiếng:“ Nhà thơ làm gì ở thời khốn khó?“ cần phải lay động và khiêu khích độc giả, vốn dĩ ông đương nhiên hầu như không có mấy người. Đó chỉ là câu hỏi, có thể tự hiểu, thuần túy mang tính hùng biện. Bởi vì thi sĩ chính trong thời khốn khó luôn được cần tới, ông chưa hề ngờ vực điều này, rằng họ chính là thế, những người gieo góp cái trường tồn, đó là đức tin của ông, vâng là sứ điệp cứu thế của ông. Vào khi ông không còn làm thơ được nữa, ông kết luận một cách sát thực rằng „Tôi không còn là gì nữa cả, tôi chẳng còn muốn sống nữa đâu“. Như vậy chính thơ ca tự thân nó thuộc về những chủ đề quan trọng nhất ở thơ ca của ông.

Bài tụng ca „Gửi các thần số mệnh“, viết vào năm 1798 tại Frankfurt am Main, như rất nhiều bài thơ của ông, là một khúc kinh cầu. Người nói lên điều khấn, hướng tìm những vị nữ thần số mệnh phúc quyết tuổi thọ của từng con người một. Ông chỉ có một nguyện ước, sao cho các nữ thần số mệnh đầy uy vũ hãy cho ông chút thời gian không thể nào bỏ đi dược, để tiếng hát của ông thêm chín muồi.

Giống như suy nghĩ của ông về Tình yêu luôn luôn nhuốm màu của tối hậu và được quyết định bởi vậy, thì ý tưởng của ông về người thi sĩ cũng kiến thiết trên ý thức về những Sự Vật Tối Hậu. Ba khổ của bài thi tụng này tòan nói đến cái chết. Ai đạt được sự tấu chơi ngọt ngào, tức là khúc hát này, trái tim người đó nguyện sẵn lòng chết hơn: Người đó có thể yên bề với nghiệm trải đã qua. Thậm chí anh ta có thể chào mừng sự không hiện hữu của mình – sự tĩnh lặng của địa tầng bóng tối.

Dẫu cho khúc tấu đàn dây của ông không dẫn ông đi xuống tầng hạ ngục, mặc dù ở đó nghệ thuật của ông không tồn tại, hoặc ít nhất không thể tri cảm được đối với ông, người nghệ sĩ, thì đúng thế, ông có thể „mãn lòng“. Bởi chưng ít nhất đã một lần ông từng sống như thần thánh. Điều này ta không nên hiểu như là mẫu xét nghiệm, mà là nguyện vọng: Ông, nhà thơ người đã hòan tất điều „thần linh“ - bài thơ hòan hảo - nên ông đã làm nên tất cả những gì một con người có thể đạt được; và như vậy ông ngang bằng thần thánh. Hay nói một cách khác: Linh hồn, chỉ nhờ có nghệ thuật mới có sự tồn tại linh thiêng. Hoặc cũng có thể nói: Nghệ thuật là thứ khiến cho cuộc hiện sinh trần thế của ta trở nên chịu đựng được. Trong lời khấn nguyện của thi sĩ hàm ẩn một hình tượng của khao khát và ngưỡng vọng nơi con người.

Bài tụng ca „Gửi thần số mệnh“ thuộc về những kỳ thư trong tiếng Đức. Từ bài thơ, kiêu hãnh, tự ý thức cất lên tiếng nói, tuy nhiên không kênh kiệu và đắc thắng. Mạnh mẽ ở năng lực biểu đạt và tuy vậy xa lạ mọi ngạo mạn. Nhiệt tình sôi sục không có gì vượt được, mà thế đấy, không to tiếng mà cũng chẳng hề thúc ép. Cảm giác và suy nghĩ ở đây lập nên sự thống nhất tòan vẹn. Sự hài hòa không tỳ vết của âm điệu và hình ảnh - ở đây trở thành hiện thực.

Thực không hề đơn giản để yêu người thi sĩ cao vọng này. Nhưng không thể không ngưỡng mộ ông, khó lòng không tôn thờ ông, ông, Friedrich Hölderlin.

1994

© Phạm Kỳ Đăng dịch
Nguồn: Marcel Reich-Ranicki, Ein Jüngling liebt ein Mädchen, Inselverlag Frankfurt am Main und Leipzig 2001; ISBN 3-458-06655-I


Gửi thần số mệnh

Friedrich Hölderlin (1770-1843)

Ban cho tôi duy một mùa hạ thôi, hỡi thần uy vũ (2)
Và một mùa thu, cho tiếng hát chín muồi,
No nê khúc đàn ngọt ngào tấu chơi,
Tim tôi sẵn nguyện chết vì, sau đó.

Linh hồn, trong cuộc đời không thấu quyền thánh thần
Cũng chẳng an tọa nào dưới địa tầng âm phủ
Điều thánh linh xưa, tôi trong tim hằng ấp ủ
Thế đấy cho tôi, bài thơ đã tựu thành.

Đây chào mừng, ôi tĩnh lặng của địa tầng bóng tối
Tôi mãn lòng, cả khi tôi tấu khúc đàn dây
Không dẫn tôi trượt xuống đây. Đã một lần
Tôi sống như thánh thần, và không cần gì hơn nữa.

© Phạm Kỳ Đăng dịch
từ nguyên tác tiếng Đức

An die Parzen

Friedrich Hölderlin (1770-1843)

Nur Einen Sommer gönnt, ihr Gewaltigen!
Und einen Herbst zu reifem Gesange mir,
Daß williger mein Herz, vom süßen
Spiele gesättiget, dann mir sterbe.

Die Seele, der im Leben ihr göttlich Recht
Nicht ward, sie ruht auch drunten im Orkus nicht;
Doch ist mir einst das Heilge, das am
Herzen mir liegt, das Gedicht, gelungen,

Willkommen dann, o Stille der Schattenwelt!
Zufrieden bin ich, wenn auch mein Saitenspiel
Mich nicht hinab geleitet; Einmal
Lebt ich, wie Götter, und mehr bedarfs nicht.

Chú thích của người dịch:

Marcel Reich-Ranicki (1920-2013): Nhà phê bình được vinh danh Giáo hòang văn học, nhà trước tác có ảnh hưởng lớn nhất đương đại trong khu vực nói tiếng Đức.

Johann Christian Friedrich Hölderlin (1770 – 1843) đứng vào hàng những nhà thơ quan trọng nhất trong tiếng Đức. Tác phẩm độc đáo của thi sĩ, chiếm một vị trí độc lập bên trào lưu Cổ điển Weimar và Lãng mạn, là một đỉnh cao của văn chương Đức nói riêng và văn chương phương Tây nói chung.

Đôi nét tiểu sử: Friedrich Hölderlin sinh ngày 20.03.1770 tại Lauffen am Neckar, cha là lao công tu viện, mẹ là con gái linh mục. Năm ông lên hai cha mất, mẹ gửi ông vào một trường dạy tiếng Latinh ở Nürtingen, sau vào một trường học dòng tin lành của tu viện, đào tạo ông thành mục sư tin lành. *Từ 1788 – 1793 Hölderlin nghiên cứu Thần học tại trường Tổng hợp Tübingen. Thời gian này ông kết bạn với Friedrich Hegel và Friedrich Wilhelm Joseph Schelling (hai triết gia đại diện của chủ nghĩa Duy tâm Đức). * Năm 1796 làm gia sư trong gia đình chủ nhà băng Gontard, đem lòng yêu người vợ chủ nhân là Susette, và đuợc bà đáp lại. Mối tính chấm dứt vì Gontard đuổi việc ông.* Năm 1797 có cuộc gặp gỡ Johann Wolfgang von Goethe* Trên đường rong ruổi làm gia sư ở nhiều nơi tới 1802, ông trở về nhà được mẹ nuôi dưỡng* Hai năm sau được chẩn đóan bệnh điên (y học ngày nay chẩn đóan sang chấn thần kinh và tâm thần phân liệt), năm 1806 người ta đưa ông vào viện điều trị tâm thần Tübing. *Sau nhiều lần trốn ra không thành, 1807 ông được một đôi vợ chồng thợ mộc nhận về nhà nuôi dưỡng, nơi ông tiếp tục 36 năm sống trong trạng thái mộng du thần trí, tiếp tục sáng tác. Friedrich Hölderlin mất ngày 07.06.1843.

(1) Hyperion: Một trong 12 vị thần khổng lồ trong thần thọai Hy Lạp, con của thần Uranus (bầu trời) và nữ thần Gaia (đất mẹ).

(2) Die Parzen (tiếng Latinh: Parcae): Ba nữ thần số mệnh Nona, Decima và Morta của thần thọai La Mã, tương thích với nhóm nữ thần số mệnh Moirei của thần thọai Hy Lạp (Klotho, Lachesis và Atropos).

Bản tiếng Anh tham khảo:

To The Fates

Grant me just one summer, powerful ones,
And just one autumn for ripe songs,
That my heart, filled with that sweet
Music, may more willingly die within me.

The soul, denied its divine heritage in life,
Won't find rest down in Hades either.
But if what is holy to me, the poem
That rests in my heart, succeeds —

Then welcome, silent world of shadows!
I'll be content, even though it's not my own lyre
That leads me downwards. Once I'll have
Lived like the gods, and more isn't necessary. 


Bản đăng VHNA
 

Làm gì đây với Pushkin

Marcel Reich-Ranicki        Mới đây ông hứa nói cho chúng tôi nghe ít nhiều về Pushkin và Chekhov. Chúng tôi chờ đấy. Heinz Bode từ Leipzig ...