Thứ Hai, 16 tháng 2, 2015

Cô quạnh

Friedrich Nietzsche (1844-1900) 

Tranh © Edvard Munch (1863-1944) họa sĩ Na Uy


Quạ la
táo tác rợp bay vào thành phố:
chẳng mấy chốc tuyết rơi -
May cho người nay quê quán còn nơi !

 

Bây giờ anh đứng chôn chân,
ngoái sau lưng, ôi đã bao lâu vậy!
Này anh - gã khùng điên
trước mùa đông vào thế giới này trốn chạy?

 

Thế giới - một cánh cổng
đổ ra ngàn sa mạc câm và lạnh!
Ai từng mất đi rồi,
anh đã mất, không ở đâu thôi mất!

 

Bây giờ anh đứng, nhợt nhạt
bị rủa thành quân hành khất mùa đông,
giống như khói
luôn tìm đến những vòm trời lạnh

 

Chim hỡi bay đi, hãy gù gù khúc hát
trong âm hưởng chim muông sa mạc!
Còn anh điên, giấu trái tim rướm máu đi thôi
vào giá băng và lời báng nhạo!

 

Quạ la
táo tác rợp bay vào thành phố:
chẳng mấy chốc tuyết rơi:
Thương lấy người quê quán không nơi!

 

©Phạm Kỳ Đăng dịch
từ nguyên tác tiếng Đức

 

Vereinsamt
 

Friedrich Nietzsche (1844-1900)
 

Die Krähen schrein
und ziehen schwirren Flugs zur Stadt:
bald wird es schnein -
wohl dem, der jetzt noch - Heimat hat!

 

Nun stehst du starr,
schaust rückwärts, ach! wie lange schon!
Was bist du Narr
vor Winters in die Welt entflohn?

 

Die Welt - ein Tor
zu tausend Wüsten stumm und kalt!
Wer das verlor,
was du verlorst, macht nirgends halt.

 

Nun stehst du bleich,
zur Winter-Wanderschaft verflucht,
dem Rauche gleich,
der stets nach kältern Himmeln sucht.

 

Flieg, Vogel, schnarr
dein Lied im Wüstenvogel-Ton! -
Versteck, du Narr,
dein blutend Herz in Eis und Hohn!

 

Die Krähen schrein
und ziehen schwirren Flugs zur Stadt:
bald wird es schnein
weh dem, der keine Heimat hat!
 

Chú thích của người dịch:
 

Friedrich Wilhelm Nietzsche (1844 –1900): Triết gia, nhà văn, nhà thơ Phổ (Đức). Là giáo sư ngành ngữ văn học, ông viết nhiều bài phê bình về tôn giáo, đạo đức, các vấn đề văn hóa đương thời, và triết học. Các tác phẩm của Nietzsche nổi bật với phong cách viết của ông, thường mang tính cách ngôn (Aphorism) và nhiều nghịch lý hơn là mức độ thông thường của khảo luận triết học. Suốt trong cuộc đời Nietzsche không được đánh giá cao bởi những người đương thời, nhưng đầu thế kỉ 20, ông đã được giới trí thức ở Đức, Pháp và Anh đánh giá lại và công nhận. Ông bắt đầu bị mang tiếng xấu khi Đảng Quốc Xã của Đức tôn thờ ông là một bậc tiền bối tư tưởng, mặc dù Nietzsche có quan điểm phản đối Chủ nghĩa Bài Do Thái và Chủ nghĩa Dân tộc Đức. Sau Thế chiến thứ hai, triết gia Walter Kaufmann bắt đầu một cố gắng bền bỉ nhằm khôi phục lại danh tiếng của Nietzsche trong các nước nói tiếng Anh, và vào nửa sau của thế kỉ 20, Friedrich Nietzsche đã được xem là một nhân vật quan trọng có ảnh hưởng lớn trong triết học hiện đại. Trực tiếp và gián tiếp (thông qua Martin Heidegger), Nietzsche đã ảnh hưởng đến thuyết Hiện sinh (Existentialism), chủ nghĩa Hậu hiện đại (Postmodernism), Phân tâm học (Psychoanalysis) và nhiều tư tưởng phái sinh.

Tranh : Friedrich Nietzsche, sơn dầu của Edvard Munch (1863-1944): Họa sĩ Na Uy

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Làm gì đây với Pushkin

Marcel Reich-Ranicki        Mới đây ông hứa nói cho chúng tôi nghe ít nhiều về Pushkin và Chekhov. Chúng tôi chờ đấy. Heinz Bode từ Leipzig ...