Phạm Kỳ Đăng
Tranh của © Sigmar Polke (1941-2010), họa sĩ Đức đương đại |
Thưa ông Umberto Eco,
có lẽ chúng ta phải cay đắng mà đồng ý với nhau rằng, cái bản tính con người của chúng ta kết quả từ sự giáo dục duy cảm có thể nói là sai lầm ở nhiều phương diện. Con người bé bỏng ở khắp địa cầu, đặc biệt trong các quốc gia đang hội nhập chưa có quá trình phê luận về dân tộc và lịch sử, sớm được cấy vào đầu nhận thức về các giá trị, đức hay, nết trội, nét truyền thống, ưu điểm của tín ngưỡng, nòi giống, bao hàm nội dung suy diễn thô tháp từ những xúc cảm tương phản. Những giá trị này, sau biến cố 11.9., xem ra rất đáng phải bàn bạc lại. Thiếu lí trí soi xét, con người ta lên đồng với những giá trị tự huyễn không mấy trường vốn đó. Nhưng có ai đủ sức mà lên đồng mãi mãi. Lúc vỡ mộng ắt còn khổ hơn nhiều.
Tuổi cắp sách, thế hệ tôi được giáo dục quá kĩ về một lòng yêu nước, điều được coi là truyền thống, là tính ưu việt của dân tộc tôi. Cái định nghĩa về tình yêu nước ấy mù mờ và thiển cận đến nỗi bây giờ lắm lúc nghĩ lại không khỏi bực. May mắn thay, nhìn về miền thơ ấu thấy dưới vòm trời rốc két vẫn còn một đồng bằng đẹp mà tôi yêu như ông yêu đất Piemonte, cùng ba bốn kỷ niệm êm đềm khiến lòng dịu đi chút nào cảm giác bị mất cắp một phần tuổi thơ vào những giờ học đó. Nhà trường giảng cho hay một trong những đặc tính hay biểu hiện của lòng yêu nước phải là lòng căm thù giặc. Lòng yêu nước kích động xét từ đối thế ta và địch không đội trời chung, (thường nhân danh tập thể để trấn an cho một nhóm tham vọng), luôn được cổ súy suốt nhiều cuộc chiến ở đất nuớc tôi, nơi đất nghèo, con người vóc dáng mảnh dẻ luôn chịu ám ảnh nỗi sợ kẻ thù nhân dân, kẻ thù dân tộc, kẻ thù số một. Còn ở nửa miền kia đất nuớc, phó trắng tình yêu quê hương cho chính nghĩa quốc gia, chính quyền miền Nam cộng hòa dựng chuồng cọp tra tấn nhục hình những người cộng sản, những người bất đồng chính kiến. Chiến tranh chấm dứt, nhà nước Việt Nam hầu bối rối nhiều thập kỉ trong ngụy cảnh thù trong giặc ngoài, luôn phải vẽ dựng kẻ thù số một như lấy ngoáo ộp đe con trẻ lười ăn ngại ỉa. Hoang mang tột độ, cả triệu người Việt từ mọi miền vượt biên ra đi, trong số đó không ít người miền Bắc, tìm chốn dung thân ở đất địch. Cái quan niệm về tình yêu nước của người Việt thật rất có vấn đề. Năm 1983 tôi từng hoảng hồn nghe một sinh viên, được chính phủ miền Bắc gửi đi học hẳn hoi, tru lên rằng nếu có quả bom nguyên tử y sẽ bỏ xuống cho đất Việt Nam chuế này chết ráo cả, bất chấp họ mạc gia đình y còn sống ở đó. Với kênh thông tin rộng lớn khó ngăn ngày hôm nay, các thế lực còn nuối tiếc hình ảnh kẻ thù số một còn lương tri hãy nên nghĩ lại. Quan điểm lập trường cũ rích tai hại chỉ cho phép dựng được hình ảnh thù trong mà thôi. Mà như thế lại phải chĩa súng vào chính con cháu họ đang đứng hàng đầu giới doanh nghiệp tư nhân. Còn trông lên ti vi, các kẻ thù số một bên ngoài đều bắt tay nhau trong thỏa thuận chống khủng bố cả rồi.
“Quê hương là chùm khế ngọt”! Sự gợi nhớ này quả thật là một diễn đề của lòng yêu nước đó, bi ai như một lời chèo kéo, vớt vát với những người bất chấp sinh mạng bỏ xứ ra đi. Chỉ có thế thôi ư? Nếu chỉ có thế, tôi phải nghĩ gì khi bước vào các siêu thị ở châu Âu bày ê hề khế ngọt vùng nhiệt đới? Chả lẽ điều nhắc nhở đầy cải lương ấy khiến tôi phải thiếu an tâm vì quê hương đã chẳng còn, đã bán trọn, bán hết? Nếu vậy thì còn phải rầu lòng hơn trước việc không thiếu gì công ty Ý, bằng cách trả tiền lót tay, dễ dàng nhập bậy vào Việt Nam một loạt thiết bị cũ nát, công nghệ lạc hậu rẻ tiền, lẽ ra phải hủy và trả lệ phí huỷ ở Ý, biến Việt Nam thành kho chứa hoặc nghĩa địa hàng phế thải. Tôi biết điều ông hỏi liệu có nên coi phát triển công nghệ, bành trướng thưong mại, tăng vận tốc giao thông v.v. là những giá trị đích thực? Không bao giờ tôi dám víu vào ông để trần tình cáo tố. Chỉ có điều, trong tình huống ấy, có lẽ chúng ta càng nên định nghĩa lại cái chủ nghĩa yêu nước vốn được thức tỉnh cổ vũ bởi lòng hận thù, liệu có vì lợi ích nước mình mà xâm hại tới lợi ích của các nước khác. Tình yêu quê hương dân tộc cho đến nay vẫn là những tình cảm căn cứ vào kí ức tập thể mà kích động. Kí ức tập thể thường lưu giữ sâu kín nhất thù oán, căm giận và những xúc cảm không mấy êm đềm. Có phải vì tình yêu nước ám cừu hận người Việt mà Khơme đỏ truyền đời báo oán, hướng về tháp Angkor mong gây dựng công xã cộng sản thuần tính Khơme ưu trội hơn? Có phải vì thế mà người Việt luôn đề phòng người Trung Hoa dưới bóng đè ngàn năm vong quốc?
Trước thềm thiên niên kỉ, tòa thánh Vatican qua tiếng nói công khai của giáo hoàng, đã xin lỗi các dân tộc vì những tội ác gây ra trong công cuộc truyền giáo. Ðã đến thời điểm chính phủ quốc dân tôi lên tiếng xin lỗi cho những vụ hành xử bạo ngược người công giáo trong nhiều trăm năm qua. Cho nên đứng trước ông tôi không thể tự hào rằng mình là người của đất nước chịu ảnh hưởng Phật giáo mà ngộ nhận mình chuộng khoan dung, không cuồng tín. Marx, Engels, và trong chừng mực nào đó cả Gramsci, những người đề xuất, phát triển một lí thuyết lấy con người làm chủ đích đã từng mong đạp đổ xã hội tư bản man rợ trong thời kì tích lũy nguyên thuỷ. Học thuyết xã hội này nảy sinh từ căn nguyên tư tưởng tư sản, và đương nhiên ảnh hưởng lớn đến quá trình xã hội hoá xã hội tư bản hiện đại hôm nay. Khi ông lão Việt Nam ngồi mơ nước Nga, thì trước đó hai mươi năm, nhiều thợ thuyền công nhân Ý ngưỡng mộ treo ảnh Lênin hát quốc tế ca rờ tay nhau nắm chặt. Phong trào cộng sản quốc tế từ cách mạng tháng Mười, khi Liên Xô đạt được một tiềm năng to lớn về vật chất và vũ khí nguyên tử, phóng vệ tinh sputnik, cũng là lúc tại nhiều nơi Ðảng cộng sản Ý đắc phiếu tại cuộc bầu cử hành chính địa phương, phải thừa nhận về cơ bản hoàn toàn xa lạ với động cơ khủng bố. Nhưng để thực hiện nền chuyên chính kiểu Stalin ấy, nhóm người lãnh đạo không coi người dân trong nước là chủ đích. Tại Nga, Trung Quốc, Campuchia và các nước cộng hòa dân chủ nhân dân, 80 triệu kẻ thù nhân dân, kẻ thù giai cấp bị bắn hoặc treo cổ, còn giữa các nước anh em chung lí tưởng liên tục xảy ra những vụ huynh đệ tương tàn. Sau khi chuyên chính được củng cố ở các nước chịu ảnh huởng Phật giáo, nơi tín đồ ngỡ không cuồng tín như tín đồ Hồi giáo, những nhà lý thuyết tư tưởng kia nghiễm nhiên được thờ phụng, toạ tòa sen cao ngang, có khi còn hơn so với đức Phật. Nạn cuồng tín kinh khủng nhất sau này dấy nên từ biển người cầm Ngữ lục Mao Trạch Ðông trong tay. Toàn trị (Totalitarismus) và Toàn thống (Fundamentalismus) đều gở bởi các thể chế đó trên con đường đơn nguyên hóa tư tưởng, nhất thể hóa hành động đã và sẽ thủ tiêu mọi cá nhân, cá thể độc lập, tìm hậu thuẫn ở đám giáo điều (Dogmatiker) và cuồng tín (Fanatiker). Cuồng tín vì chính giáo và tôn giáo từ ngàn xưa đều nguy hiểm. Lũ này, chỉ có thể cô lập và hạn chế, khó thể lấy giáo dục mà cải tạo, vì chưa kịp đối thoại, bàn bạc chúng đã xăm xăm dậy dỗ huấn cải kẻ khác. Nước tôi may sao không có nạn hồng vệ binh. Nhưng những hồng vệ khét tiếng nhất xuất đầu lộ diện trên lĩnh vực văn hoá văn nghệ, thâm tâm vốn bài xích tôn giáo, đứng trên lập trường giai cấp, quán triệt tính đảng, tính nhân dân đánh hạ người khác ý, triệt vợ con người ta ra thân tàn ma dại lại hay viện dẫn tinh thần đại độ khoan dung của nhà Phật.
Chủ nghĩa Marx đã khiến hàng triệu triệu người nức lòng đi theo, đã được thực hành trong quãng một đời người, có lẽ bởi đáp ứng, bởi đánh đúng tâm lí kỳ vọng huyền thoại, chờ đợi kết cục đoàn viên của chuyện cổ tích, thích dựa dẫm, chia của người giầu và đói khát thiên đường, rốt cuộc thất bại cũng chính ở bản tính vị kỉ của con người với tiềm thức hình thành từ ngàn ngàn năm để lại. Nhưng ta hãy đối xét mô hình xã hội hậu chiến tranh lạnh. Xin chỉ cho tôi Tây phương hiện đại phát triển dựa trên chủ thuyết nào. Tôi cho rằng Tây phương hiện đại không hề phát triển theo một chủ thuyết nào cả. Nó căn cứ vào đúng nhân tính, cái bản lai diện mục con người, chẳng tốt cũng chẳng xấu mà biến triển. Nhân chủng học văn hóa, nhân chủng học lịch sử, nhân chủng học bản thể, chẳng những đã thất bại nhiều lần mà sẽ còn đứng trước những thách thức khôn lường. Cơ chế dân chủ, khả năng đề kháng duy nhất của xã hội phương Tây ngày nay cũng chỉ chậm chạp thực hiện được chức năng chữa cháy mà không hề tiên liệu nổi những gì kinh hoàng nhất có thể xảy ra.
Chủ nghĩa xã hội, hay thực tế cộng sản như một đối trọng đã sụp đổ toàn cầu. Nghe nói hôm nay, tại Mĩ, một cực đoan điển hình nhất của hướng phát triển phương Tây, nhiều người trong giới khoa học nhân văn xã hội lại bắt đầu lao vào nghiên cứu chủ nghĩa Marx. Và dù cố công tìm về những ý tưởng nguyên ủy của nó mà phân trần, minh định, như ý kiến ông nêu rằng bản thân Marx không dạy loài người phải phát minh lại bánh xe, cá nhân tôi không tin rằng học thuyết xã hội này sẽ cứu vãn được thế giới. Cái bản chất con người nó sờ sờ ra đó. Khác gì lớp tư sản thắng thế vươn lên lại muốn được phong vương hầu huân tước của giới phong kiến, những người nắm quyền chuyên chính vô sản bị chính lối sống tư bản phương Tây cuốn hút mạnh mẽ. Họ nhanh chóng thuộc lầu các ngón chơi của triệu phú Âu Mĩ. Vài vị đồng chí lãnh đạo sang Tây Âu (tôi ngã người về sự thông thạo các hãng mốt nổi tiếng của họ), nhân chuyến công tác tư bản tranh thủ thời gian đi mua âu và tạp dề cho chó canh két đô la giấu trong biệt thự, sẽ chẳng đồng lòng sinh hoạt giống người làm ca kíp. Chính họ cũng không ủng hộ cho một cuộc đảo lộn khuấy từ dưới, cho một sự vùng lên, cho sự chia bôi lại tài sản đâu.
Dẫu sao, trong tình huống phát triển thả nổi đó, bỏ đi cái thuyết khắc bạc và bạo liệt về đấu tranh giai cấp và chuyên chính vô sản, vẫn nên tìm xét những gợi ý từ lí thuyết này để cải cách xã hội. Có điều chúng ta nên tôn trọng nó như một lí thuyết điều chỉnh, một chủ nguyện hơn là một chủ thuyết, thế thôi. Tôi ngôn luận công khai như vậy trên đất nước không trả thù cộng sản sau khi thống nhất. Cho đến gần đây tôi còn bỏ phiếu bầu cử cho những người cộng sản cải biến vì quan niệm rằng nhà nước dân chủ CHLB Ðức cần có những đối trọng đối với những đảng thao túng chính trường và những đảng phát xít mới. Làm vậy, đâu có nghĩa là tôi mong cái đảng hậu duệ của đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Ðức (*) này sẽ thắng thế trên chính trường và khôi phục lại trật tự cũ. Nếu họ nắm đa phiếu cử tri, bản thân tôi cũng sẽ chạy đứt dép, vì tôi biết mấy ông bác này, đi xe sang đời mới, sẽ không tránh cho nền kinh tế Ðức sớm khủng hoảng, nói gì đến đáp ứng chính sách xã hội do đảng các bác đề ra, trước hết là như thế.
Khủng bố, trong động cơ sâu xa nhất đều không xét và lấy con người làm mục đích, có phải là một chủ nghĩa hay không. Câu hỏi này gây cho tôi thắc mắc trong nhiều năm như cách đặt vấn đề liệu có mafia thuốc lá Việt Nam tại Berlin hay không, mà tôi đã nhiều lần cự nự cảnh sát rằng chỉ có đám cướp tống tiền trấn lột chứ không có những cơ cấu băng đảng như ở Parlemo, rằng quy kết ấy quá nặng đối với cộng đồng Việt. Càng rối trí hơn trước vụ thủ lĩnh Arafat của mặt trận PLO, người từng bị Mĩ và Israel liệt vào diện trùm khủng bố, đã được nhận Nobel hòa bình, một giải chỉ tôn vinh những ai phục vụ tối đa cho nhân loại. Càng khó hiểu hơn vì chính nhà cầm quyền Mĩ, không hề bị tấn công tại lãnh thổ, đã dựng nên màn kịch vịnh Bắc Bộ để có cớ tham chiến, ném bom và rải chất độc da cam bất chấp thường dân và thiên nhiên vô tội. Chúng ta phải thống nhất với nhau rằng sự tồn tại của chủ nghĩa khủng bố hay mafia đương nhiên có thật, cho dù những khái niệm này thoạt nghe chứa nhiều khiên cưỡng. Không ai biện hộ nổi cho cảnh người Việt giết nhau như ngóe vì tiền, vì những động cơ đê mạt, để rồi chính người bán thuốc lá lậu công khai nói tới zicaret maphia trước các cơ quan tư pháp. Thảm cảnh người cùng quẫn nhảy lầu trước khi tháp đôi sập tại New York chôn vùi mấy ngàn người sẽ phỉ nhổ mọi sự biện hộ.
Những xung đột do cội nguồn văn hóa không chỉ diễn ra ở cấp quốc gia dân tộc, mà còn ở từng nhóm chung lợi ích. Vậy ý tưởng của ông đề xướng và thảo luận nhằm thỏa thuận ở một mức nào đấy các tiêu chí cho phép giải quyết mâu thuẫn, sự chấp thuận những khác biệt, dị điểm, sẽ phải đi xa hơn nữa ngõ hầu tạo nhiều thiết chế liên đới chung quản lí những mâu thuẫn, quản lí khủng hoảng bất thường khiến UNO xung quanh bảy tám cường quốc công nghiệp, không thay đổi về chính sách khai thác tài lực, sẽ không chống đỡ nổi.
Thực tế cho thấy những cuộc thảo luận giữa các nhóm chung lợi ích, cộng đồng sắc tộc, ngành giới cũng không tránh khỏi hiểu lầm và áp đặt. Nhân danh chính kiến một tập thể, trong lịch sử nói chung đến nay, thường củng cố cho lối hành xử lấy tội ác trừng phạt tội ác.
Nội ngay trong một cộng đồng chung ngôn ngữ, chung nôi văn hóa, những cuộc tranh chấp quyền lợi đẫm máu trong thế kỷ qua đã từng biến con người thành những tha nhân dị mọ. Tức con người rời xa khỏi cái phần nhân tính thiện căn, khỏi phần hương hỏa nó ngỡ mình luôn đại diện. Ðặc biệt, trên những đất nước nội chiến lâu dài, dễ thấy một hiện tượng tổn thương hoặc méo mó tâm lí ghê gớm nơi con người, tới mức khiến số đông trở thành những đám khùng điên, quốc gia trở thành một nhà chứa bệnh nhân tâm thần. Nhiều bộ tộc ở Afghanistan, tôi không dám miệt thị dân tộc này, hôm nay cũng vậy, họ đê mê trong nỗi say máu và bạo lực hầu như không thể thiếu vắng trong sinh hoạt thường nhật. Cho nên ta chấp nhận cái thực tế cần sửa đổi, cải cách, không ủng hộ một sự tàn phá bằng bạo lực, bằng kỹ thuật tin học hoặc bằng cấm vận. Hãy để bình yên, cho dân tộc Việt Nam này, cũng từng lú loạn tâm thần, hằm hằm sắc diện những năm toàn trị, trong hoà bình đang tự hồi phục, tự chữa vết thương của mình. Chúng ta tập quên đi những hận thù cố hữu, nếu thật sự vì con cháu còn được cơ gặp gỡ nhau. Họ sống tại đất Ðức, lập mưu khủng bố Mĩ tại đất Ðức. Họ sống tại Mĩ, nuôi mộng Lý Tống tính chuyện đánh bom vào một điểm nào đó tại Sài Gòn, Hà Nội. Quan hệ Việt Mĩ dần bình thường sau chuyến Bill Clinton viếng thăm, và hiệp định thương mại kí kết, mà đám người đó cứ nhăm nhe súng ống, há chẳng phải là bạo hành của khủng bố, của giống sài lang.
Tương lai, cuộc thảo luận phải thẳng thừng hơn về nguyên tắc, theo tôi nghĩ, bằng khởi điểm tôn trọng cá nhân, đảm bảo tuyệt đối ý kiến cá nhân và không được nhân danh một nhóm người, không được nhân danh tập thể. Ngay ở lớp thấp nhà trường phải đề giáo án về một bộ môn học sửa đổi thói quen suy nghĩ, sao cho từng người phải sắp xếp, tái cấu trúc lại nội dung giá trị, và chỉnh lí liên tục luồng nghĩ của mình.
Nhưng rồi con người duy chỉ sửa chữa, chỉ phản tỉnh, giác ngộ được với vị thế của một cá nhân độc lập trong điều kiện khung là chế độ dân chủ, dẫu nó luôn bị thao túng dồn ép, lường gạt bởi nhiều thế lực. Làm công dân thời nay tức cũng phải chịu làm quen với nỗi chua cay làm nạn nhân. Châu Âu có vẻ ý thức được điều đó hơn, nên nhà nước của họ tránh mị dân một cách trắng trợn. Thư viết gửi cho công dân ghi rõ, thưa các đầu thuế kính mến. Lời xưng hô ấy nghe nó nhạt, nó lạnh, nhưng thật tình và được việc, nghe đáng tin cậy hơn so với giọng hô hào của ông ứng cử viên đảng CDU (**) đến vận động, quảng cáo tranh cử ở công viên gần nhà tôi, được dân tình chăm chú nghe khi ông ta hứa hẹn nhiều về chính sách tài chính, kinh tế, tạo công ăn việc làm, vv. Lúc ông hăng say vung tay lên kêu “thưa đồng bào”, thì bà con sinh nghi và lủi dần, cuối cùng chỉ còn trơ lại mấy thùng bia đảng sắp sẵn mang đi phân phát.
Trong bối cảnh thời hiện đại toàn cầu dành cho con người với tư cách cá nhân, cá thể không mấy sáng sủa đó, số phận con người đơn lẻ đâu khác cánh bèo dập dềnh trên những đợt sóng hiện đại của khoa học công nghệ, mỗi lúc càng nhỏ bé và hoang mang trước những thế lực phi nhà nước hoành hành chi phối đời người bằng những biện pháp quản lí tinh vi ngày thêm gắt gao và phi nghĩa.Vậy ngay từ bây giờ chuẩn bị cho trẻ em trong trường sớm có cái nhìn sát thực tế, sớm quen với những bi quan, thất vọng, thất bại một cách có liều lượng, và tinh thần phản kháng công dân sẽ là công việc hẳn không làm cho con người hạnh phúc, nhưng nó giúp cho cá nhân bé bỏng yếu ớt đó có tinh thần vượt khó hơn chăng? Mâu thuẫn sẽ càng âm ỷ hơn giữa các sắc tộc, chừng nào nền dân chủ Âu châu còn thiếu minh bạch trong suốt. Chính sách ngoại kiều và các hoạt động của sở ngoại kiều của Ý và Ðức ngày càng trở nên tù mù, vô nguyên tắc, biến sự không biết đường nào mà lần thành nguyên tắc như hoạt động của cơ quan an ninh quốc gia cũ của Cộng hòa dân chủ Ðức. Các quốc gia công nghiệp hàng đầu, nhằm cân bằng lứa tuổi xã hội, thực hiện những chỉ tiêu đầy tham vọng và đáp ứng những chế độ phúc lợi vô cùng xã hội chủ nghĩa, bắt buộc sẽ phải đón nhận những luồng người di cư từ những nước nghèo đổ đến. Có thể mới đầu họ là gánh nặng cho xã hội. Nhưng chừng nào thanh niên ở Ðức ở Ý, không chịu, không muốn hoặc không thể lập gia đình, sinh con, thì những cháu bé do người nước ngoài đẻ ra sẽ là những lực lượng nòng cốt đảm trách những phúc lợi xã hội tương lai cho chính nước chủ nhà. Hàng ngày người dân nghe bao tin không hay về người nước ngoài nhận trợ cấp và lạm dụng chính sách cứu tế tạm thời. Ngay lúc đó các nhà trẻ nhà trường, trước nguy cơ đóng cửa vì không đủ số điểm danh, vui mừng săn đón con em của gia đình ngoại kiều vào nhập học. Có lần tôi thấy hai cô bảo mẫu đưa các bé trong một lớp mẫu giáo qua đường gồm năm cháu Thổ Nhĩ Kì, bốn cháu Việt Nam và bốn cháu người Phi, chỉ có hai cháu người Ðức. Ðúng là cảnh bố gà mẹ vịt con bồ nông dắt díu nhau. Tôi thấy vui vui mắt mà mơ tưởng đến viễn cảnh xã hội người lớn của ngày mai. Chúng ta hãy bắt đầu từ những nhóm người nhỏ nhoi non yếu ấy.
Ðọc những dòng này, có thể ông nghĩ rằng tôi ghét Tây phương. Hơn một ngàn lần không, không, tôi không oán hận phương Tây, trái lại rất cảm tình với Âu Mĩ là khác, nếu, dù không muốn, khuynh hướng đơn cực thắng thế bắt buộc phải lựa chọn. Thiện cảm mà vẫn nhắc lại việc Mĩ đổ bom đạn vào Afghanistan, rải lương thực cứu tế và hứa hẹn đầu tư khôi phục, trong khi họ chưa bị Việt nam tấn công quân sự tại lãnh thổ, hủy diệt bao sinh mạng và cả triệu hecta rừng, đến lúc này chưa hề nói tới bồi thường. Nếu ai hỏi tôi về nguyên do cảm tình thực sự của tôi với Mĩ, với Ý, với Ðức, quả tình tôi sẽ rất đắn đo tìm câu trả lời. (Không phải bình sinh tôi tẩy chay Trung Hoa và Nhật Bản. Rượu Mao Ðài, rượu Thiệu Hưng ngon miệng người du lịch nhưng có thể khiến chính trị gia lân bang đê mê tới mức vã mồ hôi cầu hòa cắt đất.). Bảo rằng Mĩ tự do, bảo phim Mĩ nhạc Mĩ hay, thì lập luận đó chỉ mới được các cô cậu tuổi con mình hoan hô. Nói vì người Ðức chăm như người Việt và cả hai dân tộc đều kiên trì thống nhất đất nước, e câu nói đó chỉ phấn khích người say. Nói vì đàn bà Ý có vẻ đẹp phương nam như cô gái Việt, người Ý cũng hồ hởi mến khách như người Việt, e ý tán tỉnh nông cạn lộ liễu. Hoặc nước Ý là quê hương của nhà đạo diễn phim Bertolucci, tác giả của 1900 và Hoàng đế Trung hoa cuối cùng, khiến tôi hiểu về Ðông Tây hơn chồng sách giáo khoa, e cũng chỉ làm vui lòng nhau trong tọa đàm chúc tụng. Thưa ông Umberto Eco, có lẽ câu trả lời thật nhất, tuy thoáng buồn vẫn là: chúng ta quý nhau bởi không nặng nợ truyền kiếp, và điều đúng hơn: vì chúng ta ở xa nhau.
2002-PKĐ
____________________
(*) SED - Ðảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Ðức
(**) CDU- Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo
có lẽ chúng ta phải cay đắng mà đồng ý với nhau rằng, cái bản tính con người của chúng ta kết quả từ sự giáo dục duy cảm có thể nói là sai lầm ở nhiều phương diện. Con người bé bỏng ở khắp địa cầu, đặc biệt trong các quốc gia đang hội nhập chưa có quá trình phê luận về dân tộc và lịch sử, sớm được cấy vào đầu nhận thức về các giá trị, đức hay, nết trội, nét truyền thống, ưu điểm của tín ngưỡng, nòi giống, bao hàm nội dung suy diễn thô tháp từ những xúc cảm tương phản. Những giá trị này, sau biến cố 11.9., xem ra rất đáng phải bàn bạc lại. Thiếu lí trí soi xét, con người ta lên đồng với những giá trị tự huyễn không mấy trường vốn đó. Nhưng có ai đủ sức mà lên đồng mãi mãi. Lúc vỡ mộng ắt còn khổ hơn nhiều.
Tuổi cắp sách, thế hệ tôi được giáo dục quá kĩ về một lòng yêu nước, điều được coi là truyền thống, là tính ưu việt của dân tộc tôi. Cái định nghĩa về tình yêu nước ấy mù mờ và thiển cận đến nỗi bây giờ lắm lúc nghĩ lại không khỏi bực. May mắn thay, nhìn về miền thơ ấu thấy dưới vòm trời rốc két vẫn còn một đồng bằng đẹp mà tôi yêu như ông yêu đất Piemonte, cùng ba bốn kỷ niệm êm đềm khiến lòng dịu đi chút nào cảm giác bị mất cắp một phần tuổi thơ vào những giờ học đó. Nhà trường giảng cho hay một trong những đặc tính hay biểu hiện của lòng yêu nước phải là lòng căm thù giặc. Lòng yêu nước kích động xét từ đối thế ta và địch không đội trời chung, (thường nhân danh tập thể để trấn an cho một nhóm tham vọng), luôn được cổ súy suốt nhiều cuộc chiến ở đất nuớc tôi, nơi đất nghèo, con người vóc dáng mảnh dẻ luôn chịu ám ảnh nỗi sợ kẻ thù nhân dân, kẻ thù dân tộc, kẻ thù số một. Còn ở nửa miền kia đất nuớc, phó trắng tình yêu quê hương cho chính nghĩa quốc gia, chính quyền miền Nam cộng hòa dựng chuồng cọp tra tấn nhục hình những người cộng sản, những người bất đồng chính kiến. Chiến tranh chấm dứt, nhà nước Việt Nam hầu bối rối nhiều thập kỉ trong ngụy cảnh thù trong giặc ngoài, luôn phải vẽ dựng kẻ thù số một như lấy ngoáo ộp đe con trẻ lười ăn ngại ỉa. Hoang mang tột độ, cả triệu người Việt từ mọi miền vượt biên ra đi, trong số đó không ít người miền Bắc, tìm chốn dung thân ở đất địch. Cái quan niệm về tình yêu nước của người Việt thật rất có vấn đề. Năm 1983 tôi từng hoảng hồn nghe một sinh viên, được chính phủ miền Bắc gửi đi học hẳn hoi, tru lên rằng nếu có quả bom nguyên tử y sẽ bỏ xuống cho đất Việt Nam chuế này chết ráo cả, bất chấp họ mạc gia đình y còn sống ở đó. Với kênh thông tin rộng lớn khó ngăn ngày hôm nay, các thế lực còn nuối tiếc hình ảnh kẻ thù số một còn lương tri hãy nên nghĩ lại. Quan điểm lập trường cũ rích tai hại chỉ cho phép dựng được hình ảnh thù trong mà thôi. Mà như thế lại phải chĩa súng vào chính con cháu họ đang đứng hàng đầu giới doanh nghiệp tư nhân. Còn trông lên ti vi, các kẻ thù số một bên ngoài đều bắt tay nhau trong thỏa thuận chống khủng bố cả rồi.
“Quê hương là chùm khế ngọt”! Sự gợi nhớ này quả thật là một diễn đề của lòng yêu nước đó, bi ai như một lời chèo kéo, vớt vát với những người bất chấp sinh mạng bỏ xứ ra đi. Chỉ có thế thôi ư? Nếu chỉ có thế, tôi phải nghĩ gì khi bước vào các siêu thị ở châu Âu bày ê hề khế ngọt vùng nhiệt đới? Chả lẽ điều nhắc nhở đầy cải lương ấy khiến tôi phải thiếu an tâm vì quê hương đã chẳng còn, đã bán trọn, bán hết? Nếu vậy thì còn phải rầu lòng hơn trước việc không thiếu gì công ty Ý, bằng cách trả tiền lót tay, dễ dàng nhập bậy vào Việt Nam một loạt thiết bị cũ nát, công nghệ lạc hậu rẻ tiền, lẽ ra phải hủy và trả lệ phí huỷ ở Ý, biến Việt Nam thành kho chứa hoặc nghĩa địa hàng phế thải. Tôi biết điều ông hỏi liệu có nên coi phát triển công nghệ, bành trướng thưong mại, tăng vận tốc giao thông v.v. là những giá trị đích thực? Không bao giờ tôi dám víu vào ông để trần tình cáo tố. Chỉ có điều, trong tình huống ấy, có lẽ chúng ta càng nên định nghĩa lại cái chủ nghĩa yêu nước vốn được thức tỉnh cổ vũ bởi lòng hận thù, liệu có vì lợi ích nước mình mà xâm hại tới lợi ích của các nước khác. Tình yêu quê hương dân tộc cho đến nay vẫn là những tình cảm căn cứ vào kí ức tập thể mà kích động. Kí ức tập thể thường lưu giữ sâu kín nhất thù oán, căm giận và những xúc cảm không mấy êm đềm. Có phải vì tình yêu nước ám cừu hận người Việt mà Khơme đỏ truyền đời báo oán, hướng về tháp Angkor mong gây dựng công xã cộng sản thuần tính Khơme ưu trội hơn? Có phải vì thế mà người Việt luôn đề phòng người Trung Hoa dưới bóng đè ngàn năm vong quốc?
Trước thềm thiên niên kỉ, tòa thánh Vatican qua tiếng nói công khai của giáo hoàng, đã xin lỗi các dân tộc vì những tội ác gây ra trong công cuộc truyền giáo. Ðã đến thời điểm chính phủ quốc dân tôi lên tiếng xin lỗi cho những vụ hành xử bạo ngược người công giáo trong nhiều trăm năm qua. Cho nên đứng trước ông tôi không thể tự hào rằng mình là người của đất nước chịu ảnh hưởng Phật giáo mà ngộ nhận mình chuộng khoan dung, không cuồng tín. Marx, Engels, và trong chừng mực nào đó cả Gramsci, những người đề xuất, phát triển một lí thuyết lấy con người làm chủ đích đã từng mong đạp đổ xã hội tư bản man rợ trong thời kì tích lũy nguyên thuỷ. Học thuyết xã hội này nảy sinh từ căn nguyên tư tưởng tư sản, và đương nhiên ảnh hưởng lớn đến quá trình xã hội hoá xã hội tư bản hiện đại hôm nay. Khi ông lão Việt Nam ngồi mơ nước Nga, thì trước đó hai mươi năm, nhiều thợ thuyền công nhân Ý ngưỡng mộ treo ảnh Lênin hát quốc tế ca rờ tay nhau nắm chặt. Phong trào cộng sản quốc tế từ cách mạng tháng Mười, khi Liên Xô đạt được một tiềm năng to lớn về vật chất và vũ khí nguyên tử, phóng vệ tinh sputnik, cũng là lúc tại nhiều nơi Ðảng cộng sản Ý đắc phiếu tại cuộc bầu cử hành chính địa phương, phải thừa nhận về cơ bản hoàn toàn xa lạ với động cơ khủng bố. Nhưng để thực hiện nền chuyên chính kiểu Stalin ấy, nhóm người lãnh đạo không coi người dân trong nước là chủ đích. Tại Nga, Trung Quốc, Campuchia và các nước cộng hòa dân chủ nhân dân, 80 triệu kẻ thù nhân dân, kẻ thù giai cấp bị bắn hoặc treo cổ, còn giữa các nước anh em chung lí tưởng liên tục xảy ra những vụ huynh đệ tương tàn. Sau khi chuyên chính được củng cố ở các nước chịu ảnh huởng Phật giáo, nơi tín đồ ngỡ không cuồng tín như tín đồ Hồi giáo, những nhà lý thuyết tư tưởng kia nghiễm nhiên được thờ phụng, toạ tòa sen cao ngang, có khi còn hơn so với đức Phật. Nạn cuồng tín kinh khủng nhất sau này dấy nên từ biển người cầm Ngữ lục Mao Trạch Ðông trong tay. Toàn trị (Totalitarismus) và Toàn thống (Fundamentalismus) đều gở bởi các thể chế đó trên con đường đơn nguyên hóa tư tưởng, nhất thể hóa hành động đã và sẽ thủ tiêu mọi cá nhân, cá thể độc lập, tìm hậu thuẫn ở đám giáo điều (Dogmatiker) và cuồng tín (Fanatiker). Cuồng tín vì chính giáo và tôn giáo từ ngàn xưa đều nguy hiểm. Lũ này, chỉ có thể cô lập và hạn chế, khó thể lấy giáo dục mà cải tạo, vì chưa kịp đối thoại, bàn bạc chúng đã xăm xăm dậy dỗ huấn cải kẻ khác. Nước tôi may sao không có nạn hồng vệ binh. Nhưng những hồng vệ khét tiếng nhất xuất đầu lộ diện trên lĩnh vực văn hoá văn nghệ, thâm tâm vốn bài xích tôn giáo, đứng trên lập trường giai cấp, quán triệt tính đảng, tính nhân dân đánh hạ người khác ý, triệt vợ con người ta ra thân tàn ma dại lại hay viện dẫn tinh thần đại độ khoan dung của nhà Phật.
Chủ nghĩa Marx đã khiến hàng triệu triệu người nức lòng đi theo, đã được thực hành trong quãng một đời người, có lẽ bởi đáp ứng, bởi đánh đúng tâm lí kỳ vọng huyền thoại, chờ đợi kết cục đoàn viên của chuyện cổ tích, thích dựa dẫm, chia của người giầu và đói khát thiên đường, rốt cuộc thất bại cũng chính ở bản tính vị kỉ của con người với tiềm thức hình thành từ ngàn ngàn năm để lại. Nhưng ta hãy đối xét mô hình xã hội hậu chiến tranh lạnh. Xin chỉ cho tôi Tây phương hiện đại phát triển dựa trên chủ thuyết nào. Tôi cho rằng Tây phương hiện đại không hề phát triển theo một chủ thuyết nào cả. Nó căn cứ vào đúng nhân tính, cái bản lai diện mục con người, chẳng tốt cũng chẳng xấu mà biến triển. Nhân chủng học văn hóa, nhân chủng học lịch sử, nhân chủng học bản thể, chẳng những đã thất bại nhiều lần mà sẽ còn đứng trước những thách thức khôn lường. Cơ chế dân chủ, khả năng đề kháng duy nhất của xã hội phương Tây ngày nay cũng chỉ chậm chạp thực hiện được chức năng chữa cháy mà không hề tiên liệu nổi những gì kinh hoàng nhất có thể xảy ra.
Chủ nghĩa xã hội, hay thực tế cộng sản như một đối trọng đã sụp đổ toàn cầu. Nghe nói hôm nay, tại Mĩ, một cực đoan điển hình nhất của hướng phát triển phương Tây, nhiều người trong giới khoa học nhân văn xã hội lại bắt đầu lao vào nghiên cứu chủ nghĩa Marx. Và dù cố công tìm về những ý tưởng nguyên ủy của nó mà phân trần, minh định, như ý kiến ông nêu rằng bản thân Marx không dạy loài người phải phát minh lại bánh xe, cá nhân tôi không tin rằng học thuyết xã hội này sẽ cứu vãn được thế giới. Cái bản chất con người nó sờ sờ ra đó. Khác gì lớp tư sản thắng thế vươn lên lại muốn được phong vương hầu huân tước của giới phong kiến, những người nắm quyền chuyên chính vô sản bị chính lối sống tư bản phương Tây cuốn hút mạnh mẽ. Họ nhanh chóng thuộc lầu các ngón chơi của triệu phú Âu Mĩ. Vài vị đồng chí lãnh đạo sang Tây Âu (tôi ngã người về sự thông thạo các hãng mốt nổi tiếng của họ), nhân chuyến công tác tư bản tranh thủ thời gian đi mua âu và tạp dề cho chó canh két đô la giấu trong biệt thự, sẽ chẳng đồng lòng sinh hoạt giống người làm ca kíp. Chính họ cũng không ủng hộ cho một cuộc đảo lộn khuấy từ dưới, cho một sự vùng lên, cho sự chia bôi lại tài sản đâu.
Dẫu sao, trong tình huống phát triển thả nổi đó, bỏ đi cái thuyết khắc bạc và bạo liệt về đấu tranh giai cấp và chuyên chính vô sản, vẫn nên tìm xét những gợi ý từ lí thuyết này để cải cách xã hội. Có điều chúng ta nên tôn trọng nó như một lí thuyết điều chỉnh, một chủ nguyện hơn là một chủ thuyết, thế thôi. Tôi ngôn luận công khai như vậy trên đất nước không trả thù cộng sản sau khi thống nhất. Cho đến gần đây tôi còn bỏ phiếu bầu cử cho những người cộng sản cải biến vì quan niệm rằng nhà nước dân chủ CHLB Ðức cần có những đối trọng đối với những đảng thao túng chính trường và những đảng phát xít mới. Làm vậy, đâu có nghĩa là tôi mong cái đảng hậu duệ của đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Ðức (*) này sẽ thắng thế trên chính trường và khôi phục lại trật tự cũ. Nếu họ nắm đa phiếu cử tri, bản thân tôi cũng sẽ chạy đứt dép, vì tôi biết mấy ông bác này, đi xe sang đời mới, sẽ không tránh cho nền kinh tế Ðức sớm khủng hoảng, nói gì đến đáp ứng chính sách xã hội do đảng các bác đề ra, trước hết là như thế.
Khủng bố, trong động cơ sâu xa nhất đều không xét và lấy con người làm mục đích, có phải là một chủ nghĩa hay không. Câu hỏi này gây cho tôi thắc mắc trong nhiều năm như cách đặt vấn đề liệu có mafia thuốc lá Việt Nam tại Berlin hay không, mà tôi đã nhiều lần cự nự cảnh sát rằng chỉ có đám cướp tống tiền trấn lột chứ không có những cơ cấu băng đảng như ở Parlemo, rằng quy kết ấy quá nặng đối với cộng đồng Việt. Càng rối trí hơn trước vụ thủ lĩnh Arafat của mặt trận PLO, người từng bị Mĩ và Israel liệt vào diện trùm khủng bố, đã được nhận Nobel hòa bình, một giải chỉ tôn vinh những ai phục vụ tối đa cho nhân loại. Càng khó hiểu hơn vì chính nhà cầm quyền Mĩ, không hề bị tấn công tại lãnh thổ, đã dựng nên màn kịch vịnh Bắc Bộ để có cớ tham chiến, ném bom và rải chất độc da cam bất chấp thường dân và thiên nhiên vô tội. Chúng ta phải thống nhất với nhau rằng sự tồn tại của chủ nghĩa khủng bố hay mafia đương nhiên có thật, cho dù những khái niệm này thoạt nghe chứa nhiều khiên cưỡng. Không ai biện hộ nổi cho cảnh người Việt giết nhau như ngóe vì tiền, vì những động cơ đê mạt, để rồi chính người bán thuốc lá lậu công khai nói tới zicaret maphia trước các cơ quan tư pháp. Thảm cảnh người cùng quẫn nhảy lầu trước khi tháp đôi sập tại New York chôn vùi mấy ngàn người sẽ phỉ nhổ mọi sự biện hộ.
Những xung đột do cội nguồn văn hóa không chỉ diễn ra ở cấp quốc gia dân tộc, mà còn ở từng nhóm chung lợi ích. Vậy ý tưởng của ông đề xướng và thảo luận nhằm thỏa thuận ở một mức nào đấy các tiêu chí cho phép giải quyết mâu thuẫn, sự chấp thuận những khác biệt, dị điểm, sẽ phải đi xa hơn nữa ngõ hầu tạo nhiều thiết chế liên đới chung quản lí những mâu thuẫn, quản lí khủng hoảng bất thường khiến UNO xung quanh bảy tám cường quốc công nghiệp, không thay đổi về chính sách khai thác tài lực, sẽ không chống đỡ nổi.
Thực tế cho thấy những cuộc thảo luận giữa các nhóm chung lợi ích, cộng đồng sắc tộc, ngành giới cũng không tránh khỏi hiểu lầm và áp đặt. Nhân danh chính kiến một tập thể, trong lịch sử nói chung đến nay, thường củng cố cho lối hành xử lấy tội ác trừng phạt tội ác.
Nội ngay trong một cộng đồng chung ngôn ngữ, chung nôi văn hóa, những cuộc tranh chấp quyền lợi đẫm máu trong thế kỷ qua đã từng biến con người thành những tha nhân dị mọ. Tức con người rời xa khỏi cái phần nhân tính thiện căn, khỏi phần hương hỏa nó ngỡ mình luôn đại diện. Ðặc biệt, trên những đất nước nội chiến lâu dài, dễ thấy một hiện tượng tổn thương hoặc méo mó tâm lí ghê gớm nơi con người, tới mức khiến số đông trở thành những đám khùng điên, quốc gia trở thành một nhà chứa bệnh nhân tâm thần. Nhiều bộ tộc ở Afghanistan, tôi không dám miệt thị dân tộc này, hôm nay cũng vậy, họ đê mê trong nỗi say máu và bạo lực hầu như không thể thiếu vắng trong sinh hoạt thường nhật. Cho nên ta chấp nhận cái thực tế cần sửa đổi, cải cách, không ủng hộ một sự tàn phá bằng bạo lực, bằng kỹ thuật tin học hoặc bằng cấm vận. Hãy để bình yên, cho dân tộc Việt Nam này, cũng từng lú loạn tâm thần, hằm hằm sắc diện những năm toàn trị, trong hoà bình đang tự hồi phục, tự chữa vết thương của mình. Chúng ta tập quên đi những hận thù cố hữu, nếu thật sự vì con cháu còn được cơ gặp gỡ nhau. Họ sống tại đất Ðức, lập mưu khủng bố Mĩ tại đất Ðức. Họ sống tại Mĩ, nuôi mộng Lý Tống tính chuyện đánh bom vào một điểm nào đó tại Sài Gòn, Hà Nội. Quan hệ Việt Mĩ dần bình thường sau chuyến Bill Clinton viếng thăm, và hiệp định thương mại kí kết, mà đám người đó cứ nhăm nhe súng ống, há chẳng phải là bạo hành của khủng bố, của giống sài lang.
Tương lai, cuộc thảo luận phải thẳng thừng hơn về nguyên tắc, theo tôi nghĩ, bằng khởi điểm tôn trọng cá nhân, đảm bảo tuyệt đối ý kiến cá nhân và không được nhân danh một nhóm người, không được nhân danh tập thể. Ngay ở lớp thấp nhà trường phải đề giáo án về một bộ môn học sửa đổi thói quen suy nghĩ, sao cho từng người phải sắp xếp, tái cấu trúc lại nội dung giá trị, và chỉnh lí liên tục luồng nghĩ của mình.
Nhưng rồi con người duy chỉ sửa chữa, chỉ phản tỉnh, giác ngộ được với vị thế của một cá nhân độc lập trong điều kiện khung là chế độ dân chủ, dẫu nó luôn bị thao túng dồn ép, lường gạt bởi nhiều thế lực. Làm công dân thời nay tức cũng phải chịu làm quen với nỗi chua cay làm nạn nhân. Châu Âu có vẻ ý thức được điều đó hơn, nên nhà nước của họ tránh mị dân một cách trắng trợn. Thư viết gửi cho công dân ghi rõ, thưa các đầu thuế kính mến. Lời xưng hô ấy nghe nó nhạt, nó lạnh, nhưng thật tình và được việc, nghe đáng tin cậy hơn so với giọng hô hào của ông ứng cử viên đảng CDU (**) đến vận động, quảng cáo tranh cử ở công viên gần nhà tôi, được dân tình chăm chú nghe khi ông ta hứa hẹn nhiều về chính sách tài chính, kinh tế, tạo công ăn việc làm, vv. Lúc ông hăng say vung tay lên kêu “thưa đồng bào”, thì bà con sinh nghi và lủi dần, cuối cùng chỉ còn trơ lại mấy thùng bia đảng sắp sẵn mang đi phân phát.
Trong bối cảnh thời hiện đại toàn cầu dành cho con người với tư cách cá nhân, cá thể không mấy sáng sủa đó, số phận con người đơn lẻ đâu khác cánh bèo dập dềnh trên những đợt sóng hiện đại của khoa học công nghệ, mỗi lúc càng nhỏ bé và hoang mang trước những thế lực phi nhà nước hoành hành chi phối đời người bằng những biện pháp quản lí tinh vi ngày thêm gắt gao và phi nghĩa.Vậy ngay từ bây giờ chuẩn bị cho trẻ em trong trường sớm có cái nhìn sát thực tế, sớm quen với những bi quan, thất vọng, thất bại một cách có liều lượng, và tinh thần phản kháng công dân sẽ là công việc hẳn không làm cho con người hạnh phúc, nhưng nó giúp cho cá nhân bé bỏng yếu ớt đó có tinh thần vượt khó hơn chăng? Mâu thuẫn sẽ càng âm ỷ hơn giữa các sắc tộc, chừng nào nền dân chủ Âu châu còn thiếu minh bạch trong suốt. Chính sách ngoại kiều và các hoạt động của sở ngoại kiều của Ý và Ðức ngày càng trở nên tù mù, vô nguyên tắc, biến sự không biết đường nào mà lần thành nguyên tắc như hoạt động của cơ quan an ninh quốc gia cũ của Cộng hòa dân chủ Ðức. Các quốc gia công nghiệp hàng đầu, nhằm cân bằng lứa tuổi xã hội, thực hiện những chỉ tiêu đầy tham vọng và đáp ứng những chế độ phúc lợi vô cùng xã hội chủ nghĩa, bắt buộc sẽ phải đón nhận những luồng người di cư từ những nước nghèo đổ đến. Có thể mới đầu họ là gánh nặng cho xã hội. Nhưng chừng nào thanh niên ở Ðức ở Ý, không chịu, không muốn hoặc không thể lập gia đình, sinh con, thì những cháu bé do người nước ngoài đẻ ra sẽ là những lực lượng nòng cốt đảm trách những phúc lợi xã hội tương lai cho chính nước chủ nhà. Hàng ngày người dân nghe bao tin không hay về người nước ngoài nhận trợ cấp và lạm dụng chính sách cứu tế tạm thời. Ngay lúc đó các nhà trẻ nhà trường, trước nguy cơ đóng cửa vì không đủ số điểm danh, vui mừng săn đón con em của gia đình ngoại kiều vào nhập học. Có lần tôi thấy hai cô bảo mẫu đưa các bé trong một lớp mẫu giáo qua đường gồm năm cháu Thổ Nhĩ Kì, bốn cháu Việt Nam và bốn cháu người Phi, chỉ có hai cháu người Ðức. Ðúng là cảnh bố gà mẹ vịt con bồ nông dắt díu nhau. Tôi thấy vui vui mắt mà mơ tưởng đến viễn cảnh xã hội người lớn của ngày mai. Chúng ta hãy bắt đầu từ những nhóm người nhỏ nhoi non yếu ấy.
Ðọc những dòng này, có thể ông nghĩ rằng tôi ghét Tây phương. Hơn một ngàn lần không, không, tôi không oán hận phương Tây, trái lại rất cảm tình với Âu Mĩ là khác, nếu, dù không muốn, khuynh hướng đơn cực thắng thế bắt buộc phải lựa chọn. Thiện cảm mà vẫn nhắc lại việc Mĩ đổ bom đạn vào Afghanistan, rải lương thực cứu tế và hứa hẹn đầu tư khôi phục, trong khi họ chưa bị Việt nam tấn công quân sự tại lãnh thổ, hủy diệt bao sinh mạng và cả triệu hecta rừng, đến lúc này chưa hề nói tới bồi thường. Nếu ai hỏi tôi về nguyên do cảm tình thực sự của tôi với Mĩ, với Ý, với Ðức, quả tình tôi sẽ rất đắn đo tìm câu trả lời. (Không phải bình sinh tôi tẩy chay Trung Hoa và Nhật Bản. Rượu Mao Ðài, rượu Thiệu Hưng ngon miệng người du lịch nhưng có thể khiến chính trị gia lân bang đê mê tới mức vã mồ hôi cầu hòa cắt đất.). Bảo rằng Mĩ tự do, bảo phim Mĩ nhạc Mĩ hay, thì lập luận đó chỉ mới được các cô cậu tuổi con mình hoan hô. Nói vì người Ðức chăm như người Việt và cả hai dân tộc đều kiên trì thống nhất đất nước, e câu nói đó chỉ phấn khích người say. Nói vì đàn bà Ý có vẻ đẹp phương nam như cô gái Việt, người Ý cũng hồ hởi mến khách như người Việt, e ý tán tỉnh nông cạn lộ liễu. Hoặc nước Ý là quê hương của nhà đạo diễn phim Bertolucci, tác giả của 1900 và Hoàng đế Trung hoa cuối cùng, khiến tôi hiểu về Ðông Tây hơn chồng sách giáo khoa, e cũng chỉ làm vui lòng nhau trong tọa đàm chúc tụng. Thưa ông Umberto Eco, có lẽ câu trả lời thật nhất, tuy thoáng buồn vẫn là: chúng ta quý nhau bởi không nặng nợ truyền kiếp, và điều đúng hơn: vì chúng ta ở xa nhau.
2002-PKĐ
____________________
(*) SED - Ðảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Ðức
(**) CDU- Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo