Thứ Hai, 24 tháng 8, 2015

Tự thỏa mãn: Người Đức đang no nê một cách nguy hiểm

Henrik Müller 

Kinh tế phát triển, công ăn việc làm, thời tiết đẹp: Người Đức vô cùng viên mãn. Chỉ có điều đừng có ai từ bên ngoài quấy rầy vào đây: Không chỉ người nhập cư mà còn cả chính sách đi kèm với Hiệp định thương mại tự do. Thái độ đề phòng này nguy hiểm (SPIEGEL ONLINE).

Tranh của ©Horst Janssen, họa sĩ Đức (1929-1995)

Tất cả vẫn còn ổn thỏa: kinh tế phát triển, trưng dụng lao động mức cao, các doanh nghiệp cung cấp những con số đứng đắn (hãy để ý tới kết quả nửa năm của nhiều siêu hãng trong tuần này). Không nơi đâu trên châu Âu có nhiều người coi hiện trạng kinh tế là tốt (86%). Và còn hay hơn: 91% đáng để ý trong số dân Đức hài lòng với cuộc sống của riêng mình. Cộng hòa Liên bang Đức – một đất nước hạnh phúc. Bức tranh này cho thấy từ kết quả thăm dò ý kiến dựa theo tiêu chí của Liên minh Âu châu.

Vậy là tất cả tốt đẹp phải không? Bên dưới bề nổi dễ chịu lộ ra sự tự thỏa mãn no nê. Không có sự thay đổi thì hơn, đừng có thử nghiệm gì cả, để nguyên tất cả như nguyên trạng thì hơn. Một khuynh hướng nguy ngập trước tiên dễ thấy ở ba chủ đề: sự nhập cư, thương mại quốc tế và thái độ đối với những công ty lớn.

Một vài con số về một trong ba chủ đề:

• Tại không một đất nước EU nào (ngoại trừ Malta), sự nhập cư chiếm vị trí cao như vậy trong ý thức về vấn nạn quốc gia, như cuộc thăm dò ý kiến theo tiêu chí Liên minh châu Âu cho thấy. Đối với người Đức, với một khoảng cách nào đó, sự nhập cư là vấn đề xã hội lớn nhất – tuy rằng chỉ có 8 % cho rằng cá nhân họ bị liên lụy tới vấn đề này. Ngay cả tại Ý và Hy Lạp, những quốc gia tuyến đầu nhận người tỵ nạn hiện thời rõ ràng chịu đựng quá tải, thái độ chung cũng không bác bỏ như vậy. Thời gian qua số đông người Đức coi người ngoài khối EU kéo vào ngày một đông hơn là vấn nạn. Ngày càng ít hơn công dân Đức cho rằng, người nhập cư đóng góp „một phần lớn“ cho đất nước.
Rất đáng để tâm trong một đất nước vào những thập kỷ tới nếu không có sự nhập cư sẽ hứng chịu sự chìm đắm không gì so sánh.

• Trong không một đất nước nào thuộc khối EU (ngoại trừ Áo) số đông người càng ngày càng nhiều hơn lên chống lại Hiệp định Thương mại và Đầu tư (TTIP) dự trù ký kết với Hoa kỳ. 51 % người dân Đức phản đối hiệp định này, rõ ràng nhiều hơn so với dạo cách đây nửa năm; Hiệp định này chỉ được 31% người hưởng ứng. Còn không khắp nơi trong khối EU hiện diện số đông bộ phận ủng hộ TTIP: ở Pháp, Ý, Tây Ban Nha và cả trong những nhà nước thịnh vượng phía Bắc như Thụy Điển và Anh cũng như trong các nhà nước miền Đông đang vươn lên như Ba Lan và Tiệp. Người dân Âu châu còn lại nhìn ra trước hết vận hội của mình ở một sự gắn kết kinh tế sâu sắc với Hoa Kỳ. Trong những nhà nước nói tiếng Đức thì sự thể không vậy: ở đó mạo hiểm che mờ tất cả.
Rất đáng để tâm đối với những nền kinh tế quốc dân phụ thuộc vào xuất khẩu ăn mừng những thắng lợi lớn trên thị trường thế giới bên ngoài khu vực EU- và những nền kinh tế này nếu không có những thương vụ nảy nở cho tới nay với Mỹ và Trung quốc hẳn từ lâu đã bị cuốn phăng vào xoáy chìm của cuộc khủng hoảng đồng Euro.

• Trong không một nước nào thuộc khối EU, thái độ chung đối với những công ty lớn lại đầy tính phê phán như vậy. Trong khi tại nơi khác, các siêu hãng thường hưởng sự tin cậy của số đông đáng nể người dân, thì tại nơi đây ngự trị một thái độ ngờ vực rõ rệt, như cuộc thăm dò ý kiến vào mùa thu trước cho thấy.
Rất đáng để tâm trong một đất nước có nhiều hãng lớn tích cực hoạt động ở bình diện quốc tế đang cắm đất như không một nơi nào khác trên châu Âu.
Để khỏi bị hiểu lầm: vấn đề ở chỗ không nên đinh ninh nhập cư là không có vấn đề một cách không hạn chế, rằng hiệp định TTIP không có mạo hiểm gì và các tập đoàn đa quốc gia trọn vẹn là những thiết chế mang đầy ân sủng. 


Tổng cộng lại mà thế đó lộ ra một thái độ căn bản có vấn đề: Ở đây có một dân tộc ngồi ỳ, coi mức sống sung túc của mình đã là đảm bảo và những thành tích của riêng mình trên những thị trường thế giới là cái đã có sẵn.

Và dân tộc ấy tin rằng không phải cố công cất bước hội nhập tiếp nữa. Không chỉ ở khâu mở cửa xã hội cho người nhập cư. Cả trong lĩnh vực thương mại thế giới. Cả ở châu Âu, nơi chính phủ CHLB Đức trong nước cờ treo Hy Lạp chấp nhận mạo hiểm một sự chia rẽ trong khối Euro và biết rằng đã bỏ lại một số đông nhân dân đằng sau lưng.


Ở đó, sự tranh giành mức sống thịnh vượng về tương lai sẽ khốc liệt hơn. Bởi chưng động cơ quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế Đức thần kỳ lần 2 kéo dài từ năm 2006 đã mất đi sức lực của mình: Sự bùng nổ của các nước đang phát triển trước hết đã đi vào hồi kết. Trung quốc đang rệu rã dưới sự phát triển đang co lại và dưới tác động hậu quả của bong bóng bất động sản nợ nần tài chính (hãy chú ý những số liệu cập nhật về sản xuất công nghiệp Trung quốc vào hôm thứ Tư). Nga và Brazil đang mắc kẹt trong những khủng hoảng sâu rộng. Những thị trường xuất khẩu (của Đức) đang có nguy cơ co hẹp lại.

Đơn giản bác bỏ thay đổi một cách thô lậu không phải là một khả năng chọn lựa tối ưu. CHLB Đức chỉ có thể thịnh vượng, nếu nó làm cả ba điều: thứ nhất củng cố thị trường bản địa châu Âu bằng mọi phương tiện, thứ hai đào sâu quan hệ kinh tế với Hoa Kỳ và thứ ba, tăng cường cơ sở quê hương bản quán thông qua việc nhập cư rộng lượng và những chiến lược tạo hội nhập có chủ đích.

Đòi hỏi đặt ra là sự cởi mở và hứng thú thử nghiệm – trong các phương diện xã hội, kỹ thuật, chính trị, văn hóa và kinh tế. Ai ngồi dựa thõng no nê toàn cầu hóa, sống một cách nguy hiểm.

© Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức
Nguồn: SPIEGEL ONLINE

Về tác giả:
Henrik Müller là giáo sư ngành báo chí về chính sách kinh tế tại trường Tổng hợp Dortmund.

Tranh: Chàng trai uống rượu, tranh của Horst Janssen (1929-1995) họa sĩ Đức

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Làm gì đây với Pushkin

Marcel Reich-Ranicki        Mới đây ông hứa nói cho chúng tôi nghe ít nhiều về Pushkin và Chekhov. Chúng tôi chờ đấy. Heinz Bode từ Leipzig ...