Thứ Năm, 28 tháng 4, 2016

Imre Kertész tạ thế. Ông đến từ Hư vô, để rồi viết về nó

Hubert Spiegel      


Tranh © của Robert Rauschenberg (1925-2008) họa sĩ Mỹ

Người ta không chở ông đi tới Auschwitz, để ông nhận giải thưởng Nobel, mà để giết chết ông: Tưởng niệm ngày mất của Imre Kertész.

Ông coi cái Ác có thể cắt nghĩa được, cái Thiện mãi với ông là điều bí hiểm. Ông là một tầm vóc vĩ đại của văn chương thế kỷ 20, người đến từ một dạng thức đặc biệt của Hư vô, cái mà
suốt cuộc đời ông đeo đuổi viết về nó. Một người vĩ đại của sự phủ định và của cái nhìn không nhân nhượng, bởi bị cướp đi hầu như mọi ảo tưởng có thể nghĩ ra được, mà tuy thế vẫn tin vào lòng tốt. Không là đức hạnh, mà là sự biểu dương phản lý tính của ý chí tự do, của một sự tự do cực điểm hướng thượng tìm thấy dấu ấn của mình“ bất chấp tất cả những gì là có“, như nhà nghiên cứu văn học Lásló F. Földényi đã diễn đạt.

Imre Kertész, vào năm 1944 sát lúc cậu bé tròn mười bốn tuổi, trên sân của một doanh trại cảnh sát, đã hơn nửa giờ đồng hồ phải nhìn vào nòng khẩu súng máy chĩa vào ông, đã sống qua khỏi trại tập trung của những người Quốc xã, nhưng ông đã làm việc này như kẻ „không số phận“ để lại một phần con người mình trong các trại tập trung. Những gì ông lẽ ra phải học được ở đây, cụ thể là nhận ra sự „nhỏ nhen của con người, của cá tính và sự hiện tồn của chúng ta“, thứ ông đã miêu tả trong các tác phẩm của mình theo một cách thế phi lý riêng biệt, nhằm để xác chứng lại và đồng thời bác bỏ nó. Năm 1962, khi ông lần đầu trở lại Auschwitz sau giải phóng, ông đã lạc đường như một người dưng trên những sân chơi lạ và bất chợt nhận ra“ cái gì được người ta thông thường ra coi là điều đã trôi qua, sao quí giá đối với tôi, chính là thứ có cơ biến đi mất“. Dựa vào trí nhớ của mình, ông đã quyết định " sáng tạo lại tất cả từ đầu".

Giải tà ma cho các trại tập trung

Imre Kertész đã hiểu những trại tập trung là hậu quả, mà không là nguyên nhân sự mất mát nhân tính của thời đại mới, ông đã giải tà ma chúng trong các tác phẩm của mình và với đó đồng thời đã nghi vấn liệu rằng Auschwitz đã từng bao giờ thôi không tồn tại, nếu những tiền đề cần thiết để Auschwitz xuất hiện và vận hành được qua nhiều năm, thế đó, đã ngừng tồn tại hay chưa: „ Có thể bản thân quỷ sa-tăng như Jago không lý trí nhưng sinh thể nó tạo ra là những sinh vật rất đỗi lý trí, tất cả những hành động của chúng cho dẫn xuất ra như một công thức toán học“, ông viết vậy trong cuốn „Kinh cầu cho một đứa trẻ không ra đời“ - phần thứ ba xuất bản năm 1990 của bộ tứ không số phận -, vào năm 1975 Kertész đã khai mào với cuốn „Tiểu thuyết của người không số phận“.

Điều nghịch lý, chính cái dùng nhiều cấm kỵ áp đặt sự lên tiếng nói về Auschwitz – cái lũy thành của lý trí - đã bị Kertész quét phăng đi bằng một câu nói xứng đáng được coi là một biểu đạt quyết đoán nhất trong văn chương của thế kỷ 20. Nếu như trong „Tiểu thuyết của người không số phận“ Kertész nói về „sự may mắn của những trại tập trung“, chúng ta được phép hình dung ra ở đó nụ cười đặc trưng của tác giả, nét mặt thường xuyên gây hứng thú, dễ chuyển sắc thái sang ngay một nụ cười mà người bạn và đồng nghiệp của ông đã miêu tả:“ Đó không phải là cái nhăn mặt, ấy thế nhiều hơn là một nụ cười, cha của ông ấy là tiếng hí, mẹ ông là chuỗi cười dội lại. Chúng ta phải nói về cái chút gì thuộc kiểu cười này, sự giản phác và bản nhiên buồn cười của ông, sức lực, sự tươi vui, sự chán nản, sự viên mãn, sự cô đơn của ông ấy“. Gần như có vẻ như đích xác ở đây Kertész muốn đan lồng vào ý tưởng, nếu như năm 1993 ông nói rằng con người chỉ đã phát minh ra hài hước vì sự bất toàn của Chúa. Nếu như Chúa hoàn hảo, hẳn đã không có tiếng cười. Cho nên có thể hiểu cái cười nọ như là minh chứng về Chúa chăng?

Ở phần kết cuốn tiểu thuyết với tiêu đề „Tiếng cười“ mà người kể ngôi Tôi trong tiểu thuyết „Kinh cầu“ dự định viết, người anh hùng cần phải được chỉ ra ngồi trên mặt đất, „như anh ta vươn ra trước, bật ra sau, bị lắc lên bởi một chuỗi cười không sao dập tắt được.“ Một màn kịch cỡ Beckett (2): Người hùng cô đơn cười và ở đó lắc hết ra trước lại về sau vào cái Hư vô, bóng tỏa che của Chúa, và lại nhao ra phía trước vào cái phi lý, sự tồn tại của con người, của cuộc đời mà vào tháng Mười năm 2001 Kertész nói trong một cuốn nhật ký của ông rằng đó là một sự nhầm lẫn dẫu cái chết cũng không thể sửa sai: „Con người kiến lập cuộc đời hắn trên một điều lừa dối, bởi vì hắn không thể khác. Cái chết tuy chấm dứt được điều dối trá, tuy vậy không đặt sự thật vào chỗ thay thế, cùng lắm nó chỉ phục vụ cho sự nhận ra dối trá khiến cho rụng rời.“

Ở đây những tưởng Kertész cũng có thể nói về sự nhận biết tình cảnh làm ta rụng rời, nhưng mà trong mắt ông, sự khác biệt có thể lớn đến mức độ nào đây: Năm 1955 ông đã nhận ra tình cảnh của riêng mình trong một khoảnh khắc gần như thăng đồng, cái ông đã mô tả lại không ch trong cuốn tiểu thuyết „Fiasko“ của mình mà còn ở Diễn từ nhận giải Nobel năm 2012: ấy là đứng trên một hành lang của một ngôi nhà công sở không người, ông nghe tiếng chân của một kẻ bước lại gần, „và dẫu chúng chỉ từ một người vô hình duy nhất, bất giác trùm lên tôi cảm giác, cứ như tôi vừa cảm thấy bước chân của hàng trăm người. Cứ như thể có một đoàn quân diễu lại, với bước chân ầm vang, và bất giác tôi hiểu ra, từ đoàn diễu hành
có lực cuốn xoáy nào đã tỏa ra từ những bước chân vang di này.“

Viết là một hình thức tồn tại

Những gì cảm nhận ở đây chính là sức hút nam châm của đám đông và điềm báo trước của sự tự hy sinh bản thể mình trong ngây ngất. Cái ông tìm thấy là một chút gì khác hơn:“ Cuộc đời tôi, tôi hầu như đã mất.“ Kertész mới 27 tuổi đầu, kẻ sống qua các trại tập trung Auschwitz và Buchenwald, mất cha mẹ dưới tay những người quốc xã và mất ông bà(1) dưới tay những người cộng sản, khi ông nhận ra trong việc viết hình thức sinh tồn duy nhất khả thể đối với ông. Điều chi tách biệt ông khỏi văn chương trong những dạng thức phổ cập nhất cho tới thời điểm đó, chính là chủ đề của văn chương tự bản thân ông sẽ sáng tạo ra. Auschwitz là cái tên của „đường phân ranh này“.“Nếu ai đó viết về Auschwitz, kẻ đó phải ý thức rõ được rằng, Auschwitz, ít nhất trong một ý nghĩa nào đó, vượt trên văn chương.“

Mười ba năm Kertész miệt mài với cuốn „Tiểu thuyết của người không số phận“, khi ông xử lý những nghiệm trải của mình trong các trại tập trung và để làm điều này ông sử dụng hình thức tự truyện mà không hề lảng vảng nghĩ tới một tiểu sử. Tính tự thuật lớn nhất ở cuốn sách này, ông nói với một điều nghịch lý đặc trưng, là ở đó không hề có chút gì tự sự cả. Kertész hiểu tiểu thuyết là „việc tự thân“, văn chương trở thành thuốc chữa bảo tồn cuộc sống, thành chất độc trị độc giúp cho ta trì hoãn sự quyên sinh. Cái bút bi hiện ra như „ổ nhiễm trùng“, từ đó chữ chảy ra như mủ, có lúc „ như là một ống tiêm đâm thẳng vào ven tôi“, từ đó văn bản bằng chữ đỏ chảy ròng ra giấy, có lúc lại như một cái thuổng người viết dùng nó tự đào huyệt chôn cho mình“ cần mẫn như một công nhân cưỡng bách, ngày lại ngày người ta huýt còi ra, để hắn xắn thuổng sâu hơn, để cây vĩ cầm réo rắt âm tối hơn và chơi ngọt ngào hơn khúc tử thần“.

Một năm trước khi ông được tặng thưởng giải Nobel, ông đã nói, tuy viết về Auschwitz „ nhưng họ không mang tôi đi Auschwitz để tôi nhận giải thưởng Nobel, mà để giết tôi đi“. Tất cả những gì sau đó xảy ra với tôi vượt khỏi phạm vi đó, là truyện tương truyền“. Trong „Kinh cầu“, người kể chuyện ngôi Tôi tả lại, mình đã ốm nằm trong trại và chờ suất ăn dưng sức lại bị nhầm lẫn đem cho một người khác ngay lập tức thoát khỏi tầm mắt. Mà thế bất chợt người đó xuất hiện và đặt suất ăn lên cáng khênh cho cậu bé mới lớn. Theo lô-gic của trại tập trung đó là một hành động đi ngược lý trí. Theo lô-gic của người kể mang ngôi Tôi thì đó là một động tác của lòng tốt không sao giải thích nổi (vì) giảm thiểu cơ hội sống sót của người đó. Và đồng thời nó có nghĩa là „ cơ hội thực duy nhất của cậu, để sống qua“. Trong tinh thần đó Kertész muốn được hiểu sự ưu tư day dứt của ông về Auschwitz như là một phản hồi về tương lai khả dĩ của nhân loại. Vào ngày thứ Năm tại Budapest, nơi không bao giờ thành lại quê hương của ông,
Kertész đã tạ thế ở tuổi 86.

31.03.2016
©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên bài tiếng Đức

Nguồn: FAZ http://www.faz.net/…/imre-kertesz-ist-im-alter-von-86-jahre…

Chú thích của người dịch:

Imre Kertész sinh năm 1929 tại Budapest. Tháng Bảy năm 1944 ông bị áp chở đi Auschwitz, kế đó vào trại tập trung Buchenwald. Sau khi được giải thoát ông làm báo, từ 1953 hoạt đông với tư cách nhà văn và dịch giả. 1960 ông bắt tay viết Tiểu thuyết người không số phận, xuất bản 1975 ở Hungary. Một bản dịch mới sang tiếng Đức năm 1995 khiến ông nổi tiếng thế giới. Năm 2002 Kertész nhận giải Nobel văn chương.

Hubert Spiegel (sinh năm 1962): Nhà báo và nhà nghiên cứu văn học. Từ 1993 biên tập viên tờ FAZ, hiện phụ trách mảng văn chương và đời sống văn học của tờ này.

(1) Thời Cộng hòa xô viết Hungary (Magyarországi Tanácsköztársaság), năm 1919 sau cách mạng tháng Mười Nga các xô viết tại Hungary đã lập các tòa án xử tử nhiều người được cho là phản cách mạng.

(2) Samuel Barklay Beckett (13 tháng 4 năm 1906 – 22 tháng 12 năm 1989) là nhà văn, nhà viết kịch Ireland đoạt giải Nobel Văn chương năm 1969.

Tranh © của Robert Rauschenberg (1925-2008): Họa sĩ, nhà đồ họa và nhiếp ảnh Mỹ, một trong những người mở đường cho nền nghệ thuật Pop Art của thế kỷ 20.

Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2016

Man mác buồn chiều

Georg Trakl (1887 - 1914)    

Tranh của © Emil Nolde (1867-1956): Họa sĩ Biểu hiện Đức

Cánh rừng mở rộng ra đã chết-
Những bóng đổ quanh tựa giậu rào.
Từ hốc ẩn con thú run rẩy tới,
Khi suối dòng lặng chảy lao xao

Cành dương xỉ uốn theo và đá cũ
Từ xoắn chùm lá ánh bạc lung linh
Chẳng mấy chốc nghe trong vòm họng tối
Có thể chăng, cả tinh tú đã hiện hình.

Bản đồ đen hiện ra không kích thước
Ao, đầm lầy và làng mạc rải xa.
Một chút gì như đốm lửa lừa ta-
Nhao qua đường một quầng sáng lạnh.

Họ linh cảm thấy trên trời vận động,
Một đạo quân hoang điểu du hành
Tới những miền đất khác và đẹp xinh.
Cây sậy rùng mình dâng lên hạ xuống.

® © Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức

Melancholie des Abends

Georg Trakl (1887 - 1914)

Der Wald, der sich verstorben breitet -
Und Schatten sind um ihn, wie Hecken.
Das Wild kommt zitternd aus Verstecken,
Indes ein Bach ganz leise gleitet

Und Farnen folgt und alten Steinen
Und silbern glänzt aus Laubgewinden.
Man hört ihn bald in schwarzen Schlünden -
Vielleicht, daß auch schon Sterne scheinen.

Der dunkle Plan scheint ohne Maßen,
Verstreute Dörfer, Sumpf und Weiher,
Und etwas täuscht dir vor ein Feuer.
Ein kalter Glanz huscht über Straßen.

Am Himmel ahnet man Bewegung,
Ein Heer von wilden Vögeln wandern
Nach jenen Ländern, schönen, andern.
Es steigt und sinkt des Rohres Regung.

Bản tiếng Anh (tham khảo)

Melancholy of the Evening


Georg Trakl (1887 - 1914):

The forest, which widens deceased --
And shadows are around it, like hedges.
The deer comes trembling out of hidden places,
While a brook glides very quiet

And follows ferns and ancient stones
And gleams silverly from tangled foliage.
Soon one hears it in black gorges -
Perhaps, also that stars already shine.

The dark plain seems endless,
Scattered villages, marsh and pond,
And something feigns a fire to you.
A cold gleam shoos over roads.

In the sky one anticipates movement,
An army of wild birds migrates
Towards those lands, beautiful, distant.
The stirring of reeds rises and sinks.

Chú thích của người dịch:

Georg Trakl (1887 - 1914): Người Áo, nhà thơ nổi tiếng của Chủ nghĩa Biểu hiện Đức, chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Tượng trưng, được coi là nhà thơ viết bằng tiếng Đức xuất sắc nhất cùng với Rainer Maria Rilke ở đầu thế kỷ 20.

Tòan bộ thi phẩm của ông mang dấu ấn của hòai cảm, u sầu và hướng tìm Thiên Chúa. Có thể kể Cái chết, Suy đồi và sự Suy tàn của Tây Phương như những hàm ý chính ở thơ trữ tình sâu xa của Georg Trakl đầy những biểu tượng và ẩn dụ.

„ Hồ như không thể định vị tác phẩm thơ của ông một cách rõ rệt theo lịch sử văn học nội trong văn chương của thế kỷ 20“ (Wikipedia)

Đôi nét tiểu sử: Georg Trakl, con thứ năm trong gia đình tư sản khá giả có bảy con. Cha có cửa hàng khóa, mẹ khó tính với các con, nghiện ma túy. Georg Trakl trải qua thời niên thiếu tại Salzburg* 1897 – 1905 Học xong trung học, được coi là học trò kém (ở các môn tiếng Latinh, Hy Lạp và Tóan), không đỗ tú tài * 1908 Qua kỳ Thực tập, để nghiên cứu 4 học kỳ ngành dược* 1910 Học xong bằng y sĩ * Khi thế chiến I bùng nổ, ông tham gia mặt trận với chức vụ y sĩ quân đội. * Ngày thêm trầm cảm, trải qua trận đánh vùng Grodek ông bị suy sụp thần kinh. *1914 Chết (tự sát) trong một nhà thương quân đội ở Krakau sau khi dùng cocain quá liều.

Tranh của © Emil Nolde (1867-1956): Họa sĩ Biểu hiện Đức

Thứ Tư, 20 tháng 4, 2016

Biermann phá tung mọi khuôn khổ

Marcel Reich-Ranicki

Tranh © Gerdhard Richter, họa sĩ Đức

Wolf Biermann (1) có đáng được nhận danh hiệu Công dân danh dự của Berlin hay không?, Marcel Reich-Ranicki được bạn đọc hỏi như vậy. Câu trả lời của ông – một sự đánh giá về „nhà thơ ca hát“ đầy vòng quanh và cũng chính vì thế sao mà rõ nghĩa.

Wolf Biermann có đáng được nhận danh hiệu Công dân danh dự của Berlin không? Độc giả Georg Lutz từ Gießen hỏi như vậy.

Marcel Reich-Ranicki (2): Thông thường ra, ông ấy làm các ban biên tập rầu rĩ. Bởi ai sẽ đứng ra viết bài về tối trình diễn của ông ấy. Nhà phê bình văn học không mấy muốn viết, việc này có chút gì dành cho nhà phê bình âm nhạc chứ; và người này thì lại cho rằng, có lẽ để đồng nghiệp khác đứng ra đảm nhận, ấy là người chuyên trách về tạp kỹ và ca kịch. Nhưng có một điều chắc chắn: bởi qua ông, tương tự vậy như nơi khán giả, giới phê bình cũng bị phân cực, chí ít giới phê bình văn học. Ít khi ông bị bác bỏ, nhưng rất thường xuyên bị tẩy chay – đích danh bởi những nhà phê bình có tiếng và đã được công nhận. Họ bình phẩm vắng mặt.

Trong lịch sử văn chương Đức không thiếu các tác giả bị đi đày hoặc bị ruồng rẫy, bị bạo hành và ngược đãi trong các nhà tù và các trại tập trung. Mà thế đó một người, không được phép hát và xuất bản và tuy vậy được người ta đọc và lắng nghe, một người tượng trưng cho sự kháng cự cưỡng lại khủng bố suốt 11 năm trường, một người Đức như thế người đời không hề biết tới trước khi có ông: Wolf Biermann.

Trước khi tập thơ đầu của ông được in ra vào năm 1965 tại Berlin, thì ông- người công dân CHDC Đức- đã là một nhà thơ nổi tiếng, tại quê hương một kẻ viết những câu thơ được mọi người truyền tay: trên băng nhựa và trong vô số các bản sao chép. Như vậy – như tự ông nói lên điều này – ông đã trở thành „kẻ thù quốc gia được công nhận cấp nhà nước phải đeo rọ“, và như thế xuất hiện huyền thoại Biermann. Dạo đó ông đã có nỗi sợ nhà tù, nhưng nỗi sợ đã không có ông. Viết thơ và sáng tác nhạc, ông đã đem cả tự do, vâng sự sống còn của mình ra đánh đổi. Và đồng thời ông nhờ ơn thi ca của mình đã sống vượt qua trong phẩm giá và kết cuộc đã có thể chiến thắng: „ Giả như các nàng thơ không hôn tôi, những trùm quyền chức đã đập cho tôi chết“. Không phải là không có sự thỏa mãn, ông đã sớm tiên đoán cho các đồng chí cũng như kẻ thù của mình:

Các ngươi không dập đám cháy nữa
Các ngươi làm thứ các ngươi ngăn cản
Các ngươi đã làm cho ta nổi tiếng.


Biermann không cho sắp xếp mình vào loại nào cả, ông ấy không vừa vào một phác đồ và một ngăn tủ, người ta không thể dán nhãn lên ông, ông ấy phá tung mọi khuôn khổ. Ông là nhà sáng tác bài hát đang đau khổ, một nhạc sĩ quân phiệt và một người vui tươi mang tiếng nói nhân dân, một tay du ca chính trị, một nhà truyền giáo và nhà viết pamphlet, thậm chí ông là một tay hề, một nhà thuyết trình viên, một diễn viên tạp kỹ, một chàng hoạt náo viên và showmaster. Hoặc là có lẽ một nhà thơ, một nhà thơ ca hát? Trong số những nhà viết văn ông là một nghệ sĩ và trong số các nghệ sĩ ông là một nhà thơ.

Vào giữa những năm 1960, Heinrich Böll (3) đã cảnh tỉnh bạn bè và những kẻ thù của ông rằng: Ông sẽ không muốn a dua theo nữa, ông không muốn được cùn mòn đi như một „kẻ trông nom có máu mặt“ nữa, một trong những „cái cổ gân lên la hét được mang chức năng phụng vụ“. Liệu Biermann có muốn hay không điều đó, tương tự như Böll, ông phải luôn gây tác động với tư cách là nhà đạo đức và nhà sư phạm.

Khi nào tiện ông nói trong các bài hát và bài thơ của mình điều nhiều người đã biết nhưng không ai dám biểu đạt, cái điều tốt hơn cả được thầm thào dưới tấm chăn đắp. Vì điều đó người ta ca ngợi ông ở phía Tây, và đánh đập ông ở phía Đông; và nếu như ông ấy thưởng cho mình một khoảnh khắc nghỉ ngơi, thì bạn bè ông lại oán trách ông. Ông chịu đựng như một kẻ điên đến kêu ca nơi ông chủ - là Vua Lear: „ Các cô con gái của hoàng thượng muốn nọc hạ thần đòn roi, nếu thần nói lên sự thực. Hoàng thượng muốn đánh thần, nếu thần nói dối, và đôi khi thần ăn đòn roi, nếu thần ngậm miệng“.

Không nhờ sự phản đối mà nhiều tác phẩm của ông đã ra đời, không nhờ sự phản kháng mà nhờ tính khôi hài và khí chất của tác giả, sự hứng khởi của ông nơi tếu táo, sự hứng thú đùa cợt, tình yêu sự biểu diễn và sự ưu ái của ông dành cho cái nhẹ nhõm - giỡn chơi. Ông không chỉ giáo chúng ta gì hết, phải đóng một vai trò không là chuyện của ông – hay là thế này cũng nên, nhưng chỉ riêng một vai thôi: Wolf Biermann đóng Wolf Biermann. Và với ông xét nghiệm của Mephisto cũng đúng: „ Anh hãy thế luôn còn, như anh luôn là vậy“.

Đó là tất cả. Nhưng mà đâu đó tôi còn phải trả lời một câu hỏi: Wolf Biermann có xứng đáng được nhận danh hiệu Công dân danh dự của Berlin hay không?“! Ôi chao, tôi tin rằng, tôi trả lời câu hỏi này rồi.


03.05.2007


© Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức

Chú thích của người dịch:

(1) Wolf Biermann: Ca sĩ, sáng tác bài hát, nhà thơ, sinh năm 1936 tại Hamburg, con trai một người cộng sản Do thái chết trong trại tập trung Auschwitz *1950 đại diện CHLB Đức ông tham gia Liên hoan thanh thiếu niên thế giới lần đầu tiên tại CHDC Đức *1953 di cư sang Cộng hòa dân chủ Đức (CHDCĐ), học Triết học, Kinh tế - Chính trị học và Toán tại trường Tổng hợp Humboldt (1955-1963) *1957-1959 Trợ lý đạo diễn ở đoàn kịch Berliner Ensemble *1960 Bắt đầu viết thơ và sáng tác bài hát* Xây dựng nhà hát kịch Công nhân và Sinh viên *1962 In tập thơ „Những bài thơ tình“ *1963 Bắt đầu tình bạn với nhà khoa học bất đồng chính kiến nổi tiếng nhất của CHDC Đức Robert Havermann. *1965 bị chính quyền CHDC Đức cấm biểu diễn và cấm xuất bản với tội danh „Phản bội giai cấp“ và „Tục tĩu“, sau những buổi trình diễn và chuyến du ca dọc CHLB Đức, và đặc biệt sau khi ông in tập thơ Drahtharfe (Thụ cầm dây thép) và ra đĩa hát *Tháng 12 năm 1965 Trung ương Đảng SED (Công nhân Xã hội thống nhất Đức) ra nghị quyết cấm ông biểu diễn và xuất bản. *Những tập thơ ông xuất bản thuộc về những tác phẩm của văn học hậu chiến được độc giả mua nhiều nhất *Sự tước đoạt quốc tịch Wolf Biermann đẩy ông sang Tây Đức vào năm 1976 gây ra sự phản kháng rộng lớn trong giới trí thức và sinh viên hai miền nước Đức, và từ đó ông như biểu tượng cho giới trí thức đối lập, phê phán chế độ, chống lại chủ nghĩa toàn trị của CHDCĐ. *1984 Giảng viên thỉnh giảng tại Ohio State University/USA. 1993-1995 Giáo sư thỉnh giảng tại trường Tổng hợp Heinrich-Heine-Universität *Nhận nhiều giải thưởng Văn chương *2006 Nhận Huân chương chữ thập Liên bang – Bundesverdienstkreuz và 1907 được bầu làm công dân danh dự của Berlin.

(2) Marcel Reich-Ranicki (1920-2013): Nhà phê bình được vinh danh Giáo hòang văn học, nhà trước tác có ảnh hưởng lớn nhất đương đại trong khu vực nói tiếng Đức.

(3) Heinrich Theodor Böll (1917-1985): Nhà văn, nhà tiểu luận và dịch giả người Đức, giải thưởng Nobel văn chương năm 1972.

Tranh của © Gerdhard Richter (sinh năm 1932), họa sĩ Đức đương đại.

Thứ Hai, 18 tháng 4, 2016

Hoàng hôn mùa đông

Georg Trakl (1887 - 1914)
(Gửi Max von Esterle)
  

     

Tranh © Emil Nolde (1867-1954): Họa sĩ Đức.

Bầu trời kịt đen kim loại.
Chéo trong bão đỏ đêm đêm
Lướt bầy quạ đói như điên
Trên công viên buồn, hiu hắt.

Trong mây một tia băng giá;
Trước lời nguyền của sa tăng,
Đám quạ táo tác bảy lần
Lượn vòng và nhào bổ xuống.

Ngọt và thiu trong tàn rữa,
Chúng đang đay mỏ âm thầm
Dẫy nhà ghê rợn lại gần
Sáng trong sảnh phòng rạp hát.

Nhà thờ, cầu và bệnh xá
Xám trong chạng vạng ánh đèn.
Những tấm vải lanh nhuốm máu
Trên kênh lướt gió phồng lên.

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức


Winterdämmerung 


(An Max von Esterle)

Georg Trakl (1887 - 1914)

Schwarze Himmel von Metall.
Kreuz in roten Stürmen wehen
Abends hungertolle Krähen
Über Parken gram und fahl.

Im Gewölk erfriert ein Strahl;
Und vor Satans Flüchen drehen
Jene sich im Kreis und gehen
Nieder siebenfach an Zahl.

In Verfaultem süß und schal
Lautlos ihre Schnäbel mähen.
Häuser dräu’n aus stummen Nähen;
Helle im Theatersaal.

Kirchen, Brücken und Spital
Grauenvoll im Zwielicht stehen.
Blutbefleckte Linnen blähen
Segel sich auf dem Kanal.

Bản tiếng Anh (tham khảo)

Winter Twilight 


(To Max von Esterle)

Georg Trakl (1887 - 1914)

Black skies of metal.
In the evening hunger-mad crows
Blow crosswise in red storms
Over parks sorrowful and sallow.

In the clouds a beam freezes to death;
And before Satan's curses
Those spin within the circle and go
Down sevenfold in number.

In putrefaction sweet and stale
Their beaks mow noiselessly.
Houses threaten from mute nearnesses;
Brightness in the theater hall.

Churches, bridges, and hospitals
Stand gruesome in the twilight.
Blood-stained linens billow
Sails upon the canal.

(©Translated by Jim Doss and Werner Schmitt)

Chú thích của người dịch:

Về tác giả: Georg Trakl (1887 - 1914): Người Áo, nhà thơ nổi tiếng của Chủ nghĩa Biểu hiện Đức, chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Tượng trưng, được coi là nhà thơ viết bằng tiếng Đức xuất sắc nhất cùng với Rainer Maria Rilke ở đầu thế kỷ 20.

Tòan bộ thi phẩm của ông mang dấu ấn của hòai cảm, u sầu và hướng tìm Thiên Chúa. Có thể kể Cái chết, Suy đồi và sự Suy tàn của Tây Phương như những hàm ý chính ở thơ trữ tình sâu xa của Georg Trakl đầy những biểu tượng và ẩn dụ.

Tranh thuốc nước của © Emil Nolde (1867-1954): Họa sĩ Biểu hiện Đức.

Thứ Năm, 14 tháng 4, 2016

Bài thơ "Tự do, Tình yêu" của Sandor Petöfi

Georg Paul Hefty (1)   

Tranh của ©Franz Marc (1880-1916), họa sĩ Biểu hiện Đức.

Một tường thuật cảm xúc phác ra vào một buổi sáng đầu năm trong 6 dòng chữ đã nhiều hơn là một lời tự thú riêng tư. Với bài thơ ngắn này của Sandor Petöfi (2), người ta hiểu được Hungary.

Một bài thơ, sự nổi tiếng của nó trong một tộc ngữ - chưa kể không tính vào con trẻ- sau hơn một thế kỷ rưỡi tính từ lúc viết ra vẫn luôn còn đạt tới mức 100 phần trăm, mang lại cho ta nhiều hơn tâm trạng của một nhà thơ cô đơn trong một buổi sáng đầu năm. Bài thơ đó hẳn phải biểu đạt một chút gì đó trường tồn trong tâm tính của toàn th một dân tộc. Nếu không thì từ lâu hẳn nó đã teo lại thành bí kíp của các nhà chuyên môn hoặc thậm chí rơi vào quên lãng. Mà thế đó bài thơ của Petöfi, về độ dài không hơn một bài đố chữ vuông thành sắc cạnh, nhập tâm mỗi người Hungary không chỉ ở giới mày râu, hơn thế câu đầu còn bao hàm lời thú nhận tổng quát của chủng người.

Vào ngày sinh nhật lần thứ 24, Petöfi, chẳng bao lâu nữa cất cánh thành thi hào dân tộc, đã viết bài thơ này. Nếu như ở vào ngày sinh nhật tuổi 50 không bao giờ đạt đến, thì ông cũng chỉ diễn đạt cái kinh nghiệm đường đời dẫu gấp đôi cũng chỉ cô đọng đến thế theo cung cách này. Mà thế, chàng Alexander Petrovics, có cha là một người Serbia và người mẹ gốc Tiệp, ra đời vào ngày 01.01.1983 tại miền Trung Hungary, từng là con trai chủ quán, diễn viên, và sau khi đổi tên trở thành nhà thơ hết sức nổi danh và sau cùng, là người lính của quân đội bảo vệ quê hương trong cuộc chiến chống lại hoàng đế Áo và Sa hoàng Nga, vào ngày 31.07.1849, trong trận đánh Segesvár đã biến mất khỏi cuộc sống công khai – trước hết là với ông. Liệu ông đã ngã xuống nơi chiến trận hay bị bắt đi làm tù binh, cho đến hôm nay vẫn là điều chưa biết tới. Bởi vì ông không có nơi đâu một nấm mộ người anh hùng, cho nên kể từ đó, hầu như tại mỗi một địa phận Hungary đều có một con phố đặt theo tên ông.

Sự sẵn sàng cô đơn

Bài thơ đầu năm của ông chỉ riêng được cho là lãng mạn; nhưng bối cảnh bài thơ ra đời cũng như sự sôi sục dâng trào trong lòng dân tộc nâng bài thơ lên thành một phương châm hành động chính trị, đối với mỗi nhà tiếm quyền tiềm năng nào thì cũng là một sự đe dọa: Nhà thơ này, dân tộc này đặt Tự do cao hơn tất cả. Nếu một nhà nghiên cứu chính trị biết tới bài thơ thấm vào xương tủy của người Hungary mà nhìn vào truyền thống văn hóa và ngôn ngữ cũng như người thủ lĩnh chính trị ngày hôm nay - ông Victor Orban (3) - người đó sẽ nhận ra không những sự sẵn sàng hy sinh cả Tình yêu – ở thể nhân hóa là người tình (tiếng Hung không phân biệt rõ ràng người tình là anh yêu dấu hay em yêu dấu)- cho Tự do của mình. Giả sử Orban cảm nhận điều này khác hoàn toàn so với dân tộc ông (hoặc là dân tộc cảm nhận hoàn toàn khác người đứng đầu chính phủ), thì hẳn ông ấy dưới các qui ước dân chủ của thế kỷ 21 sẽ không bao giờ đến hai lần đạt được đa số hai phần ba nghị trường, chưa kể rằng trước đó với tư cách xưa là thủ tướng ông ấy đã không còn là một trang giấy trắng.

Lô gic, mối rủi ro đi vào cô đơn lớn hơn điều Petöfi cũng như nhiều nhà chính trị gia kế tiếp sau này mới đầu ý thức được. Thật sao đẹp đẽ, nếu không chỉ ngắt những bông sao trên trời cao xuống cho Tình yêu (Người yêu) nguyên trong thành ngữ tiếng Đức, mà còn hiến dâng cả cuộc đời mình. Tuy nhiên với hành động đó ở bên ngoài đất nước Hungary tất cả mọi điều đáng sống đã là chấm hết. Không ở nơi Petöfi, người ta sẽ bất công với ông, nếu như muốn suy ra rằng, ông chỉ ưu tiên riêng cho Tự do vì một lẽ không muốn hy sinh cuộc đời mình cho Tình yêu. Phải chăng đó là sự phản bội người ta không những không được đem ra quy kết ông, mà còn cả những người theo ông nữa. Thực tế hiển nhiên, sự cuồng nhiệt của Petöfi dành cho Tự do – và cố nhiên người thú nhận điều này một cách nhiệt huyết cuối cùng còn lại chẳng những không có Bạn đời, mà còn không có Tự do nữa: Ông không có sự lựa chọn để mỗi lần tìm ra một tình yêu mới, mà không một lần nữa chẳng mấy chốc lại cảm thấy mình không được tự do.

Luôn luôn bình đẳng

Diễn dịch sang chính trị có nghĩa là: Dân tộc của Petöfi sẵn lòng đem sinh mệnh ra chấp để bảo vệ lấy những đồng minh của mình. Hungary, trong vai trò được hiểu từ ngàn năm nay là thành trì bảo vệ phương Tây Thiên Chúa giáo, tuy nhiên sẽ bất nguyện gá mình vào một cộng đồng mà ở đó đất nước này tin rằng phải thường xuyên e dè cho sự tự do dân tộc và tự do cá nhân.

Chín tháng sau đó Petöfi đã tự tìm ra một giải pháp cho hoàn cảnh bế tắc này: Ông kết hôn với Júlia Szendrey. Như vậy ông có được Tình yêu của mình và hưởng thụ Tự do trong sự bình đẳng với nàng. Trong một Liên minh, người dân Hungary luôn muốn được cùng tham gia và kiến thiết một cách bình đẳng, và không bao giờ khuất phục mọi sự quyết trên đầu mình. Những quyết định của đa số thay vì những quyết định toàn thể nhất trí, thí dụ vậy, trong khối Liên minh châu Âu là con đường sai trái nhằm ràng buộc họ, hơn nữa các quốc gia châu Âu khác cũng có thể cảm nhận tương tự vậy như dân tộc của Petöfi. Điều này có thể cắt nghĩa việc sau chót nhà thơ trở thành thiếu tá trợ lý của tướng József Bem - người chiến đấu vì tự do Ba Lan - trong cuộc kháng chiến chống lại Liên minh Thần thánh của các nước lớn.

© Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức
Nguồn: FAZ

Tự do, Tình yêu

Sandor Petöfi (1823-1849)

Tự do, Tình yêu!
Cả hai tôi cần đến
Vì Tình yêu tôi hiến
Đời tôi
Vì Tự do trên đời
Tôi hy sinh Tình ái.


© P.K.Đ dịch từ bản tiếng Đức

Freiheit, Liebe

Sandor Petöfi (1823-1849)

Freiheit, Liebe!
Die beiden brauche ich.
Für meine Liebe opfere ich
Das Leben,
Für die Freiheit opfere ich
Meine Liebe.

(Bản tiếng Đức của Georg Paul Hefty dịch từ nguyên tác tiếng Hung)

Szabadság, szerelem!

Sandor Petöfi (1823-1849)

Szabadság, szerelem!
E kettö kell nekem.
Szerelmemért föláldozom
Az életet,
Szabadságért föláldozom
Szerelmemet.

Chú thích của người dịch:


(1) Georg Paul Hefty (sinh năm 1947) Biên tập viên của tờ Frankfurter Allgemeine, đặc trách về mảng Hungary.
(2) Sándor Petöfi (tên khai sinh: Petrovics; tiếng Hungary: Petőfi Sándor, tiếng Slovak: Alexander Petrovic; Serbia: Александар Петровић; (1823 - 1849) thi hào dân tộc của Hungary, đóng vai trò lớn trong Cách mạng Hungary năm 1848. Ông mất trong trận chiến Segesvár.
(3): Victor Orban, thủ tướng dân túy-cánh tả đương nhiệm của Hungary, có quan điểm trái ngược với nữ thủ tướng Đức Angela Merkel trong cuộc khủng hoảng người tỵ nạn. Ông gọi những người tỵ nạn là tội phạm.

Hai thiếu phụ - Tranh sơn dầu của Franz Marc (1880-1916), họa sĩ Biểu hiện Đức.

Chủ Nhật, 10 tháng 4, 2016

Đàn guitar chất đầy trong lá đỏ

Georg Trakl (1887 - 1914)     

Tranh © của họa sĩ biểu hiện Đức Emil Nolde (1867-1956)


Đàn guitar chất đầy trong lá đỏ

Những mớ vàng tóc con gái bay tung
Bên hàng dậu, hoa hướng dương trĩu bông
Đi qua mây một chiếc xe vàng rỡ.

Trong yên lặng bóng râm nâu, câm tiếng
Ôm lấy nhau ngơ ngẩn các cụ già
Trẻ mồ côi trước bữa, ngọt ngào ca
Ruồi vo ve trong hơi bốc vàng ố.

Đàn bà còn giặt giũ bên bờ suối
Những tấm vải lanh phơi trải phồng lên
Cô em nhỏ, từ lâu tôi thích
Lại tới đây qua xám xịt màn đêm.

Từ trời ấm lũ chim sẻ nhào xuống
Những hố xanh đầy thối rữa tanh hôi
Lừa kẻ đói trước khi phục hồi
Một mùi bánh mì và gia vị chua chát.

© Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức

Im roten Laubwerk voll Guitarren...

Georg Trakl (1887 - 1914)

Im roten Laubwerk voll Guitarren
Der Mädchen gelbe Haare wehen
Am Zaun, wo Sonnenblumen stehen.
Durch Wolken fährt ein goldner Karren.

In brauner Schatten Ruh verstummen
Die Alten, die sich blöd umschlingen.
Die Waisen süß zur Vesper singen.
In gelben Dünsten Fliegen summen.

Am Bache waschen noch die Frauen.
Die aufgehängten Linnen wallen.
Die Kleine, die mir lang gefallen,
Kommt wieder durch das Abendgrauen.

Vom lauen Himmel Spatzen stürzen
In grüne Löcher voll Verwesung.
Dem Hungrigen täuscht vor Genesung
Ein Duft von Brot und herben Würzen.

Bản tiếng Anh:

In Red Foliage Full of Guitars

Georg Trakl (1887 - 1914)

In red foliage full of guitars
the girls’ yellow hair waves
at the fence, where sunflowers persist.
A golden chariot steers through the clouds.

In brown shadows the ancients
grow dumb, and dumbly entwine.
The orphaned ones sing vespers—sweetly.
Flies hum in the yellow haze.

In the stream the women wash.
The hung linen undulates.
The little girl, long dead to me,
returns throughout the dawning night.

From the tender sky sparrows fling themselves
into green holes pregnant with rot.
The hungry are filled
with the ghost of bread and spices.

(Translated by Eric Plattner)

Chú thích của người dịch:

Georg Trakl (1887 - 1914): Người Áo, nhà thơ nổi tiếng của Chủ nghĩa Biểu hiện Đức, chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Tượng trưng, được coi là nhà thơ viết bằng tiếng Đức xuất sắc nhất cùng với Rainer Maria Rilke ở đầu thế kỷ 20.
Tòan bộ thi phẩm của ông mang dấu ấn của hòai cảm, u sầu và hướng tìm Thiên Chúa. Có thể kể Cái chết, Suy đồi và sự Suy tàn của Tây Phương như những hàm ý chính ở thơ trữ tình sâu xa của Georg Trakl đầy những biểu tượng và ẩn dụ.

„ Hồ như không thể định vị tác phẩm thơ của ông một cách rõ rệt theo lịch sử văn học nội trong văn chương của thế kỷ 20“ (Wikipedia)

Đôi nét tiểu sử: Georg Trakl, con thứ năm trong gia đình tư sản khá giả có bảy con. Cha có cửa hàng khóa, mẹ khó tính với các con, nghiện ma túy. Georg Trakl trải qua thời niên thiếu tại Salzburg* 1897 – 1905 Học xong trung học, được coi là học trò kém (ở các môn tiếng Latinh, Hy Lạp và Tóan), không đỗ tú tài * 1908 Qua kỳ Thực tập, để nghiên cứu 4 học kỳ ngành dược* 1910 Học xong bằng y sĩ * Khi thế chiến I bùng nổ, ông tham gia mặt trận với chức vụ y sĩ quân đội. * Ngày thêm trầm cảm, trải qua trận đánh vùng Grodek ông bị suy sụp thần kinh. *1914 Chết (tự sát) trong một nhà thương quân đội ở Krakau sau khi dùng cocain quá liều.


Tranh sơn dầu của họa sĩ biểu hiện Đức Emil Nolde (1867-1956).

Thứ Ba, 5 tháng 4, 2016

Nhà vua không đăng quang của Ba Lan

Marcel Reich-Ranicki (1)     
       
Tranh của © Pablo Picasso (1980-1973)

Joseph Conrad là nhà văn Ba Lan duy nhất nổi tiếng thế giới. Văn chương Ba Lan được yêu mến như vậy tại quê hương, trái lại ở nước ngoài, tìm rộng khắp không mấy ai biết đến, vậy thì nguyên nhân nằm đâu? Marcel Reich-Ranicki tìm câu trả lời.

Dẫu rằng sống ở Ba Lan, tôi biết rất ít về văn học Ba Lan. Có thể đưa ra đánh giá gì về nó? Jürgen Wiedemann từ Warszawa nêu câu hỏi.

Marcel Reich-Ranicki: Ai tìm cách khai mở văn chương Ba Lan cho độc giả không phải người Ba Lan, chẳng mấy chốc sẽ phải kết luận rằng, nền văn chương đó đã kháng cự lại những nỗ lực kiểu này một cách đáng ngạc nhiên. Được yêu chuộng và tôn thờ nơi quê hương, nhưng tại vùng đất xa lạ hầu như thực chưa bao giờ, hoặc là, ở một quãng thời gian lâu hơn, nền văn chương này có thể khẳng định được chỗ đứng. Một người Ba Lan gặt hái thành công tầm thế giới trong văn học chính là Józef Korzeniowski (2). Chỉ có điều ông không viết bằng tiếng Ba Lan, mà viết bằng tiếng Anh. Ông ấy sử dụng bút danh Joseph Conrad.

Vậy mà nhà văn duy nhất thực sự người Ba Lan đạt thành tựu tầm quốc tế lâu bền là nhà văn nhận giải thưởng Nobel vào năm 1905, Henryk Sienkiewicz (3), tác giả của những tiểu thuyết lịch sử dân dã, xưa ở thế giới phương Tây từng gây ra hào hứng nơi đông đảo người đọc, tuy không nhất thiết ở giới phê bình, và cũng là nhà văn không được người đồng bào coi là đại diện lớn nhất của nền văn học quê hương và ông gần như bị rơi vào quên lãng.

Văn chương Ba Lan đạt đến đỉnh cao của mình trong những bản trường ca thơ, kịch thơ và hơn tất cả, trong những bài thơ trữ tình. Sự chuyển tải ngang tầm thơ ca này ra một thứ tiếng khác, cả sang một ngữ tộc hệ slav, phần nhiều trường hợp thường là không thể, hoặc hoàn toàn bất khả. Tuy nhiên những khó khăn thuần túy về ngôn ngữ, nghiêm trọng đến thế nào chăng nữa, cũng không thể nào cắt nghĩa được sự phổ biến ít ỏi của nền văn học Ba Lan. Bởi vì lý do quyết định nằm trong cái tính chất đặc thù của văn chương Ba Lan mà chính đồng thời nhờ vào đó nó có được và đóng được vai trò đặc biệt từ khoảng một thế kỷ rưỡi nay trong đời sống Ba Lan.

Bởi Ba Lan, từ khi kết thúc thế kỷ 18 cho tới cuối đại chiến thế giới lần thứ nhất, đã biến mất khỏi bản đồ châu Âu, nên trong khoảng thời gian này chất lên vai các nhà văn một nhiệm vụ lấn át chất nghệ thuật và tri thức. Không phải các vị quân chủ, các nhà chính khách hay các tướng quân – và cũng chẳng phải các triết gia và các v tu sĩ- đại diện cho khát vọng dân tộc mà mục đích là sự tái thiết nhà nước Ba Lan, mà chính là những người diễn đạt nỗi khổ đau và ước vọng của dân tộc. Những nhà thơ trở thành thánh thi dân tộc và đồng thời một thẩm quyền đạo đức cao nhất.

Adam Mickiewicz (4), nhà thơ đại diện của đất nước, trong thời gian lưu vong gần như đã là vị vua không đăng quang của Ba Lan. Ông đã thành lập quân đoàn Ba Lan, gửi tâm thư tới các chính phủ, đã được Giáo hoàng công nhận là người đại diện không chính thức và thế đó được công nhận của Ba Lan. Cho nên không thể coi là ngạc nhiên ngày hôm nay ông, cũng như một nhà thơ lớn khác của thời đại đó, an nghỉ trong nhà thờ thành lũy Wawel của Krakow, nơi các quan quách với nhiều hài cốt của các vị vua chúa Ba Lan được quàn trong đó.

Năm 1849 Mickiewicz viết „ Không ai trong chúng tôi coi mình là một nhà thơ phi chính trị“. Liên quan đến bậc thầy hay là các tác giả hạng hai, liệu rằng họ gây tác động bên dòng sông Wisla (5) hay trong lưu vong, họ đối mặt với yêu cầu của ngày nhật, họ luôn nghĩ suy về sự khả dụng của khía cạnh nhà nước - công dân trong những cuốn sách của mình.

Goethe của Ba Lan

Nghệ thuật và cuộc đời: không được phép phê bình Adam Mickiewicz - ông hoàng thi ca Ba Lan - ít nhất cho tới cuối đại chiến thế giới lần thứ nhất. Tại Đức, thiên sử thi dân tộc tuyệt vời của ông đã không tìm ra độc giả mặc dù có hàng nhiều bản dịch.

Dạo đó, khi nhà nước Ba Lan không còn tồn tại nữa, văn chương Ba Lan đã luôn có trách nhiệm nhiều hơn là quyền. Người Ba Lan đã kháng cự lại sự giéc-manh hóa và sự nga hóa. Văn chương cần phải gìn giữ lấy dân tộc đang có nguy cơ xảy đàn tan nghé, thay thế nhà nước đã không còn nữa. Người ta luôn chờ đợi ở nhà văn và nghệ sĩ hiến tế tất cả trên bàn thờ của tổ quốc. Adam Mickiewicz đã bực bội Chopin vì ông đã sáng tác các bài valsemarzurka, dẫu sao cũng là những tác phẩm thiên tài. Ông đòi hỏi nhạc sĩ hết sức nghiêm túc sáng tác một vở opera dân tộc mang tính Ba Lan. Một nhà phê bình Ba Lan của những năm 20 còn đi xa tới mức tuyên bố rằng: „Chúng tôi thậm chí không có văn chương. Chúng tôi có một cô hầu yêu nước phục vụ cho tất cả.“

Mickiewicz hiện thân một cách nổi trội nhất cho mẫu lý tưởng Ba Lan về người thi sĩ. Trong tiểu sử cũng như trong tác phẩm của ông được biểu đạt một cách trong sáng nhất sự tổng hòa giữa nghệ thuật và cuộc sống, của tinh thần và hành động. Chỉ nếu khi người ta chú tâm xét đến bi kịch dân tộc của người Ba Lan, trong thế kỷ 19 lại còn gia tăng khuynh hướng của dân tộc ngả theo huyền sử và tôn giáo, thì người ta có thể hiểu được rằng, không được phép phê bình chẳng những Mickiewicz mà còn cả hai người quan trọng nhất cùng thời là Slowacki (6) và Krasinski (7), ít nhất cho đến đại chiến thế giới lần thứ nhất.

Không hề có Stanislaw Wokulski (8)

Họ được nâng lên hàng gần như thánh thần của dân tộc, và ai dám cả gan nói điều phê phán về các „nhà tiên tri“ này, người đó ngay lập tức sẽ bị cáo giác phản bội tổ quốc. Trong quá khứ khoảng tới những năm 20 của thế kỷ trước, mối quan hệ của người Ba Lan với Mickiewicz có thể đem ra so sánh với quan hệ của người Đức với Goethe, của người Anh với Shakespeare và người Pháp với Molière. Sự kiện năm 1919 một nghệ sĩ - nhà soạn nhạc và nghệ sĩ piano Ignacy Paderewski - trở thành một thủ tướng của nhà nước tái thành lập là điều gây ngạc nhiên với thế giới phương Tây, nhưng với người Ba Lan thì không.

Đập vào mắt tôi trên đường phố đẹp nhất của Warzawa là một tấm bảng tưởng nhớ, rất thông dụng như người ta tìm thấy chúng trên mọi thủ đô châu Âu. Dòng chữ tạc ghi là thứ khiến tôi sửng sốt. Nói lên rằng, xưa kia trong ngôi nhà này đã từng có cửa hàng của Stanislaw Wokulski. Nhưng ở Warzawa chưa bao giờ từng có một người dân mang tên này. Bởi vì Wokulski là một nhân vật phát minh ra, khởi tích từ một cuốn của những tiểu thuyết Ba Lan thành công nhất, tức là „Puppe“ (Lalka) của Boleslaw Prus(9), xuất bản năm 1889.

Những đòi hỏi của kiểm duyệt

Văn chương Ba Lan càng đi sát thỏa mãn những nhu cầu khác nhau của mình, ở mức nhiều hơn càng không thể hiểu đối với người nước ngoài và càng phải lệ thuộc vào bình giải. Thiên sử thi của dân tộc Ba Lan „ Pan Tadeusz“ của Mickiewicz bắt đầu bằng những câu „Ôi Litva, tổ quốc của tôi“. Độc giả Đức cần thiết một lời chú giải. Thơ với những lời chú giải thế ư? Điều này, tôi e ngại giống như yêu đương với cẩm nang hướng dẫn làm tình trên tay. Thiên sử thi tuyệt tác „Pan Tadeusz“ đã năm lần được dịch ra tiếng Đức và thế đó ở nơi đây không tìm ra độc giả.

Nền văn chương này, luôn sâu sắc bận lòng với những vấn đề của dân tộc, nếu không gọi là địa phương và cũng luôn phải tìm cách lẩn tránh những yêu cầu của kiểm duyệt, ít nhất là chế độ kiểm duyệt Sa hoàng, như vậy đó đã khó có thể tìm thấy tiếng vang ở nước ngoài. Hơn thế ở văn chương Ba Lan những tác phẩm thơ (bài thơ, trường ca, kịch thơ) còn bản nguyên một cách đáng kể hơn các tác phẩm văn xuôi. Người ta đã biên dịch nhiều tác phẩm này sang tiếng Đức, đó là những bản dịch tệ hơn hay khá hơn chút ít, nhưng tất cả đều chung một điểm: chúng mang lại nguyên khí, vẻ quyến rũ của nền thơ ca này rất ít ỏi hoặc không một chút gì cả.

© Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức
Nguồn: Bài gồm 2 phần trên FAZ http://www.faz.net/…/fragen-sie-reich-ranicki-polens-ungekr…
http://www.faz.net/…/fragen-sie-reich-ranicki-der-polnische…

Chú thích của người dịch:


(1) Marcel Reich- Ranicki (1920 – 2013): Nhà phê bình văn học, nhà trước tác có ảnh hưởng lớn nhất đương đại trong khu vực nói tiếng Đức, người được tôn vinh là Giáo hòang văn học.
(2) Józef Korzeniowski, tên tiếng Anh Joseph Conrad (1857-1924) : Nhà văn Anh người Ba Lan, một trong những nhà văn quan trọng nhất của nước Anh thế kỷ 20.
(3) Henryk Sienkiewicz (1846-1916): Nhà văn Ba Lan, đoạt giải thưởng Nobel văn học.
(4) Adam Mickiewicz: (1798-1955): Thi hào Ba Lan, một trong ba vị Thánh thi.
(5) Ám chỉ nước Ba Lan bên sông Wisla.
(6) Juliusz Słowacki (1809–1849): Nhà thơ Ba Lan, thuộc về bộ ba Thánh thi.
(7) Zygmunt Krasiński (1812–1859); Nhà thơ Ba Lan, thuộc về bộ ba Thánh thi.
(8) Stanislaw Wokulski: Nhân vật văn học trong cuốn "Búp bê".
(9) Boleslaw Prus (1847-1912): Nhà văn, đại diện quan trọng của văn chương Ba Lan và của văn chương thế giới.


Người đàn ông với cây đàn violin- Tranh của © Pablo Picasso (1980-1973): Họa sĩ, nhà đồ họa, điêu khắc, và làm gốm người Tây Ban Nha.

Thứ Sáu, 1 tháng 4, 2016

Giờ điểm đó Sara

Phạm Kỳ Đăng
      
© Léon-François Comerre (1850-1916)

Đi bao xa chừng muộn đó Sara?
Xe lắc lư, lừa ngủ kiệu, nhớ chiếu tà
Hồng toan ánh, soi đồng vàng chao lấp lấp
Nên bối rối lúa nhận vàng sông trào ngập
- Đi bao xa chừng muộn đó Sara.

Xe lắc lư, lừa ngủ kiệu nhớ chiều tà
Bươm bướm về như ống kính vạn hoa
Anh đã thấy dưới bồ đào người xinh nhất
Vào điệu vũ lướt xiêm bay phần phật
- Xe lắc lư lừa ngủ kiệu, nhớ chiều tà.

Hồng toan ánh, soi đồng vàng chao lấp lấp
Bên bầu bạn lửa bập bùng tươi tạo lập
Rượu này anh, ân cần gọi, bánh sắp rồi
Anh quên ăn nhìn nũng nịu hiện trên môi
- Hồng toan ánh, soi đồng vàng chao lấp lấp.

Nên bối rối lúa nhận vàng sông trào ngập
Men gốm lóng trên tay người dâng nến thắp
Gốm men trăng, men rạn chắp cho hình
Dệt len cừu ai đan áo tặng thư sinh
Nên bối rối lúa nhận vàng sông trào ngập.

Đi bao xa chừng muộn đó Sara
Anh nhớ em, ngón mắc sợi dệt lụa là
Chim kêu từng vang đồng nội nguy nga
Hình hóa tưởng cho lễ thêm trọng vọng
- Đi bao xa chừng muộn đó Sara?

© P.K.Đ / Mê Ca 1992

Tranh của Léon-François Comerre (1850-1916) : Họa sĩ phái Tượng trưng (Symbolism) Pháp.

Làm gì đây với Pushkin

Marcel Reich-Ranicki        Mới đây ông hứa nói cho chúng tôi nghe ít nhiều về Pushkin và Chekhov. Chúng tôi chờ đấy. Heinz Bode từ Leipzig ...