Hermann Hesse (1877-1962)
|
Tranh ©Paul Cézanne (1839-1906): Họa sĩ Pháp
|
Đối với tôi cây luôn là nhà giảng đạo thấu đáo nhất. Tôi ngưỡng mộ cây nếu chúng sống cụm thành những gia đình và dân tộc, trong những triền và rừng. Mà thế đó tôi ngưỡng mộ cây hơn, nếu chúng đứng riêng ra. Chúng như những người cô độc. Không như những người ẩn sĩ, vì một sự yếu đuối lánh thân đi, mà như là những con người đơn côi vĩ đại, như Beethoven và Nietzsche. Thế giới xào xạc trong những tán cây, cội rễ chúng an tọa trong cõi vô biên; một mình chúng không mất đi trong đó, mà với tất cả sinh lực chúng vươn tới chỉ một điều duy nhất: thực hiện quy luật tiềm ẩn bên trong, xây đắp hình hài riêng, tự phô bày bản thân mình. Chẳng gì thiêng liêng hơn, gương mẫu hơn một cái cây đẹp và khỏe mạnh. Nếu một cái cây bị cưa đổ và chỉ cho mặt trời vết tử thương trần trụi, thì người ta có thể đọc được trên lớp cắt sáng của gốc trơ và mộ chí toàn bộ lịch sử của nó: trong những vòng tuổi và những tích tụ ký thác lại trung thành mọi cuộc tranh đấu, mọi tổn thương, mọi bệnh tật, mọi hạnh phúc và mãn khai, những năm thiếu thốn, những năm đủ đầy, những đòn tấn công đã qua, những cơn bão giông đã vượt. Và mỗi một cậu bé nhà nông biết được, gỗ cứng nhất, quý nhất có những vòng sao sít nhất, rằng cao trên những ngọn núi kia mọc lên những cội cành khỏe mạnh nhất, gương mẫu nhất và bất khả hủy diệt nhất trong mối hiểm nguy luôn hiện tồn.
Cây là những ngôi đền thiêng. Ai biết nói với chúng, biết lắng nghe chúng, kẻ đó trải nghiệm chân lý. Chúng không giảng thuyết lý và đơn thuốc; không hề để ý tới điều đơn lẻ, chúng thụ giảng luật nguyên khởi của cuộc sống.
Một cái cây nói: trong tôi là một hạt, là một tia lửa, một suy nghĩ ẩn náu, tôi là sự sống của cuộc đời vĩnh cửu. Duy một lần sự gắng thử và sự sinh hạ người mẹ Thiên nhiên đã dám cho tôi, duy một lần là hình thù của tôi và những mạch máu ở da tôi, duy một lần trò chơi nhỏ nhất của lá trên ngọn và vết sẹo nhỏ nhất trên vỏ cây tôi. Chức vụ của tôi là trình bày và chỉ ra cái vĩnh cửu chính trong cái duy một lần in dấu.
Một cái cây nói: Sức lực của tôi là lòng tin. Tôi không biết tý gì về tổ phụ tôi, tôi không biết gì về hàng ngàn đứa con mỗi năm sinh thành từ tôi. Tôi sống cái bí mật của hạt mầm nơi tôi cho tới chót, và không gì khác là nỗi âu lo của tôi. Tôi tin tưởng rằng Chúa ở trong tôi. Tôi tin tưởng rằng, nhiệm vụ của tôi thiêng liêng. Từ sự tin cậy này tôi sống.
Nếu như ta buồn và không thể chịu đựng được cuộc đời này nữa, thì một cái cây sẽ nói tới chúng ta: Lặng im nào! Lặng im nào, hãy nhìn kỹ tôi đây! Sống không dễ, sống không khó. Đó chỉ là ý nghĩ trẻ con. Hãy để Chúa trong anh nói lời, chúng làm thinh như vậy. Anh sợ sệt, bởi đường anh đi rời xa khỏi mẹ và quê hương. Nhưng mỗi bước chân và từng ngày sẽ dẫn về đối diện mẹ. Quê hương không ở đây hay đó. Quê hương ở nội trong anh, hoặc không nơi đâu cả.
Nỗi nhớ lữ hành giày vò con tim, nếu như tôi lắng nghe cây trong buổi chiều xạc xào trong gió. Nếu người ta im nghe và lắng nghe lâu, thì nỗi nhớ của lữ khách cũng chỉ ra hạt nhân và ý nghĩa. Nó không phải là sự muốn tiếp tục chạy đi trước khổ đau, như đời hiển hiện. Nó là sự nhung nhớ quê hương, tới trí nhớ của mẹ, tới những dâu bể mới của cuộc đời. Nó dẫn về nhà. Mỗi con đường đều dẫn về nhà, mỗi bước chân là sinh nở, mỗi bước chân là cái chết, mỗi nấm mồ là mẹ.
Cây rì rào như thế trong chiều tối, nếu như chúng ta sợ trước những ý nghĩ con trẻ của riêng mình. Cây có những ý nghĩ dài, dài hơi và an tĩnh, như chúng có cuộc đời dài lâu hơn ta. Chúng thông thái hơn chúng ta, chừng nào chúng ta không nghe lời chúng. Nhưng mà nếu chúng ta đã học cách nghe cây ít nhiều, thì chính sự ngắn ngủi, sự nhanh nhảu và láu táu trẻ con trong suy nghĩ của chúng ta đã đạt thêm một niềm vui chưa từng có. Ai đã từng học cách lắng nghe cây, sẽ không còn thèm khát làm cây. Anh ta sẽ thèm khát là hư không của cái anh hiện hữu. Đó là quê hương. Đó là hạnh phúc.
©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức
Bäume sind wie große, vereinsamte Menschen
Hermann Hesse (1877-1962)
Bäume sind für mich immer die eindringlichsten Prediger gewesen. Ich verehre sie, wenn sie in Völkern und Familien leben, in Wäldern und Hainen. Und noch mehr verehre ich sie, wenn sie einzeln stehen. Sie sind wie Einsame. Nicht wie Einsiedler, welche aus irgendeiner Schwäche sich davongestohlen haben, sondern wie große, vereinsamte Menschen, wie Beethoven und Nietzsche. In ihren Wipfeln rauscht die Welt, ihre Wurzeln ruhen im Unendlichen; allein sie verlieren sich nicht darin, sondern erstreben mit aller Kraft ihres Lebens nur das Eine: ihr eigenes, in ihnen wohnendes Gesetz zu erfüllen, ihre eigene Gestalt auszubauen, sich selbst darzustellen. Nichts ist heiliger, nichts ist vorbildlicher als ein schöner, starker Baum. Wenn ein Baum umgesägt worden ist und seine nackte Todeswunde der Sonne zeigt, dann kann man auf der lichten Scheibe seines Stumpfes und Grabmals seine ganze Geschichte lesen: in den Jahresringen und Verwachsungen steht aller Kampf, alles Leid, alle Krankheit, alles Glück und Gedeihen treu geschrieben, schmale Jahre und üppige Jahre, überstandene Angriffe, überdauerte Stürme. Und jeder Bauernjunge weiß, daß das härteste und edelste Holz die engsten Ringe hat, daß hoch auf Bergen und in immerwährender Gefahr die unzerstörbarsten, kraftvollsten, vorbildlichsten Stämme wachsen.
Bäume sind Heiligtümer. Wer mit ihnen zu sprechen, wer ihnen zuzuhören weiß, der erfährt die Wahrheit. Sie predigen nicht Lehren und Rezepte, sie predigen, um das Einzelne unbekümmert, das Urgesetz des Lebens.
Ein Baum spricht: In mir ist ein Kern, ein Funke, ein Gedanke verborgen, ich bin Leben vom ewigen Leben. Einmalig ist der Versuch und Wurf, den die ewige Mutter mit mir gewagt hat, einmalig ist meine Gestalt und das Geäder meiner Haut, einmalig das kleinste Blätterspiel meines Wipfels und die kleinste Narbe meiner Rinde. Mein Amt ist, im ausgeprägten Einmaligen das Ewige zu gestalten und zu zeigen.
Ein Baum spricht: Meine Kraft ist das Vertrauen. Ich weiß nichts von meinen Vätern, ich weiß nichts von den tausend Kindern, die in jedem Jahr aus mir entstehen. Ich lebe das Geheimnis meines Samens zu Ende, nichts andres ist meine Sorge. Ich vertraue, daß Gott in mir ist. Ich vertraue, daß meine Aufgabe heilig ist. Aus diesem Vertrauen lebe ich.
Wenn wir traurig sind und das Leben nicht mehr gut ertragen können, dann kann ein Baum zu uns sprechen: Sei still! Sei still! Sieh mich an! Leben ist nicht leicht, Leben ist nicht schwer. Das sind Kindergedanken. Laß Gott in dir reden, so schweigen sie. Du bangst, weil dich dein Weg von der Mutter und Heimat wegführt. Aber jeder Schritt und Tag führt dich neu der Mutter entgegen. Heimat ist nicht da oder dort. Heimat ist in dir innen, oder nirgends.
Wandersehnsucht reißt mir am Herzen, wenn ich Bäume höre, die abends im Wind rauschen. Hört man still und lange zu, so zeigt auch die Wandersehnsucht ihren Kern und Sinn. Sie ist nicht Fortlaufenwollen vor dem Leide, wie es schien. Sie ist Sehnsucht nach Heimat, nach Gedächtnis der Mutter, nach neuen Gleichnissen des Lebens. Sie führt nach Hause. Jeder Weg führt nach Hause, jeder Schritt ist Geburt, jeder Schritt ist Tod, jedes Grab ist Mutter.
So rauscht der Baum im Abend, wenn wir Angst vor unsern eigenen Kindergedanken haben. Bäume habe lange Gedanken, langatmige und ruhige, wie sie ein längeres Leben haben als wir. Sie sind weiser als wir, solange wir nicht auf sie hören. Aber wenn wir gelernt haben, die Bäume anzuhören, dann gewinnt gerade die Kürze und Schnelligkeit und Kinderhast unserer Gedanken eine Freudigkeit ohnegleichen. Wer gelernt hat, Bäumen zuzuhören, begehrt nicht mehr, ein Baum zu sein. Er begehrt nichts zu sein, als was er ist. Das ist Heimat. Das ist Glück.
Bản tiếng Anh:
Hermann Hesse (1877-1962)
“For me, trees have always been the most penetrating preachers. I revere them when they live in tribes and families, in forests and groves. And even more I revere them when they stand alone. They are like lonely persons. Not like hermits who have stolen away out of some weakness, but like great, solitary men, like Beethoven and Nietzsche. In their highest boughs the world rustles, their roots rest in infinity; but they do not lose themselves there, they struggle with all the force of their lives for one thing only: to fulfil themselves according to their own laws, to build up their own form, to represent themselves. Nothing is holier, nothing is more exemplary than a beautiful, strong tree. When a tree is cut down and reveals its naked death-wound to the sun, one can read its whole history in the luminous, inscribed disk of its trunk: in the rings of its years, its scars, all the struggle, all the suffering, all the sickness, all the happiness and prosperity stand truly written, the narrow years and the luxurious years, the attacks withstood, the storms endured. And every young farmboy knows that the hardest and noblest wood has the narrowest rings, that high on the mountains and in continuing danger the most indestructible, the strongest, the ideal trees grow.
Trees are sanctuaries. Whoever knows how to speak to them, whoever knows how to listen to them, can learn the truth. They do not preach learning and precepts, they preach, undeterred by particulars, the ancient law of life.
A tree says: A kernel is hidden in me, a spark, a thought, I am life from eternal life. The attempt and the risk that the eternal mother took with me is unique, unique the form and veins of my skin, unique the smallest play of leaves in my branches and the smallest scar on my bark. I was made to form and reveal the eternal in my smallest special detail.
A tree says: My strength is trust. I know nothing about my fathers, I know nothing about the thousand children that every year spring out of me. I live out the secret of my seed to the very end, and I care for nothing else. I trust that God is in me. I trust that my labor is holy. Out of this trust I live.
When we are stricken and cannot bear our lives any longer, then a tree has something to say to us: Be still! Be still! Look at me! Life is not easy, life is not difficult. Those are childish thoughts. Let God speak within you, and your thoughts will grow silent. You are anxious because your path leads away from mother and home. But every step and every day lead you back again to the mother. Home is neither here nor there. Home is within you, or home is nowhere at all.
A longing to wander tears my heart when I hear trees rustling in the wind at evening. If one listens to them silently for a long time, this longing reveals its kernel, its meaning. It is not so much a matter of escaping from one's suffering, though it may seem to be so. It is a longing for home, for a memory of the mother, for new metaphors for life. It leads home. Every path leads homeward, every step is birth, every step is death, every grave is mother.
So the tree rustles in the evening, when we stand uneasy before our own childish thoughts: Trees have long thoughts, long-breathing and restful, just as they have longer lives than ours. They are wiser than we are, as long as we do not listen to them. But when we have learned how to listen to trees, then the brevity and the quickness and the childlike hastiness of our thoughts achieve an incomparable joy. Whoever has learned how to listen to trees no longer wants to be a tree. He wants to be nothing except what he is. That is home. That is happiness.”
Chú thích của người dịch:
Hermann Hesse: (Hermann Karl Hesse, cũng dưới bút danh Emil Sinclair, 1877 - † 1962) nhà văn, nhà thơ và họa sĩ. Ông nổi tiếng thế giới với những tác phẩm văn xuôi Siddhartha hoặc Steppenwolf (Sói đồng hoang) cũng như với những bài thơ như bài Stufen (Những bậc thang). Năm 1946 Hesse nhận giải thưởng Nobel văn chương và Huân chương Pour le mérite của Viện Hàn lâm Nghệ thuật.
Tranh của Paul Cézanne (1839-1906): Họa sĩ Pháp, tác phẩm gây ảnh hưởng nhiều mặt lên nghệ thuật tạo hình hiện đại.