Thứ Sáu, 22 tháng 1, 2021

Người du khách ngoái nhìn về phía sau

Günter Kunert (1929 – 2019)   



Người du khách ngoái nhìn về phía sau
ngỡ ngàng về chặng đường
bỏ lại, những dặm qua không đếm,
những con phố dài vô tận, những lối cô đơn,
phủ nhận đi những vết đế giày in.
Tất cả, những đường lầm lỡ, đường vòng của
một con đường về nhà duy nhất. Cuối cùng
thế đấy cánh cửa sập đóng vào ổ khóa,
tờ lịch cuối cùng thả buông theo gió,
kiệt sức qua những gắng gổ
của những thời hối hả
như tôi.

©® Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức:

Der Reisende blickt zurück

Günter Kunert (1929 – 1919)

Der Reisende blickt zurück
verwundert über die zurückgelegte
Strecke, die ungezählten Meilen,
die endlosen Straßen, die einsamen Pfade,
die den Abdruck der Sohlen verleugnen.
Alles Irrwege, Umwege des einen
und einzigen Heimwegs. Am Ende
fällt doch die Tür ins Schloss,
verweht das letzte Kalenderblatt,
kraftlos durch die Mühen
der hastigen Zeiten
wie ich.

Chú thích của người dịch:

Günter Kunert (1929-2019): Nhà thơ, nhà văn Đức.
Tiểu sử: Dưới thời quốc xã học hết Tiểu học, không được học cao hơn vì mẹ người Do thái. Sau thế chiến học trường Cao đẳng Nghệ thuật tạo hình tại Đông Berlin, vào đảng SED. 1973 được mời thỉnh giảng tại University of Texas, 1975 tại University of Warwick (Anh).
Thuộc về những người đầu tiên ký kháng thư phản đối việc tước quốc tịch nhà thơ, ca sĩ Wolf Biermann, ông bị tước đảng tịch. 1979 rời bỏ CHDC Đức, định cư và lập nghiệp tại Karborstel.
Günter Kunert là một trong những nhà văn đương đại đa năng và quan trọng nhất. Ngoài thơ, truyện ngắn và truyện kể, tiểu luận, ký sự, cách ngôn, cổ tích, châm biếm, du ký, kịch tương thanh, ông còn viết nhiều bài giới thiệu các tác gia, và vẽ tranh.

Ông nhận nhiều giải thưởng, có thể kể một số: Giải thưởng Heinrich Mann (DDR, 1962), Giải thưởng Heinrich Heine (1985), Giải thưởng Friedrich Hölderlin (1991), Giải thưởng viết tiểu luận Ernst Robert Curtius (1991), Giải thưởng Georg Trakl (1997), Giải thưởng của Hợp tuyển Frankfurt (2011).

Tranh Edvard Munch (1863 – 1944): Họa sĩ, nhà đồ họa Na Uy. Tác phẩm được xếp vào phái Biểu tượng (Symbolism), nhưng những đóng góp cách tân của họa sĩ khai phá cho chủ nghĩa Biểu hiện trong Nghệ thuật tạo hình hiện đại.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Làm gì đây với Pushkin

Marcel Reich-Ranicki        Mới đây ông hứa nói cho chúng tôi nghe ít nhiều về Pushkin và Chekhov. Chúng tôi chờ đấy. Heinz Bode từ Leipzig ...