Heinrich Heine (1797-1956) |
Với chất Hài con người ta cũng có thể làm thơ về những sự vật tối hậu. Heinrich Heine, đã bị trói tay vào "mồ chăn đệm", minh chứng đầy ấn tượng điều này với bài thơ về tình yêu, cái chết và buồn thương.
Trông có vẻ dễ dàng và giản đơn: bốn khổ bốn câu bốn âm vận, chéo vần và lời thường nhật. Ở đây liên quan tới sự sống, tình yêu và cái chết, tới thân thể và linh hồn. Từ sự căng thẳng giữa âm sắc và chủ đề phát sinh ra một chất hài dịu dàng, láo đối với sự chờ đợi rằng chỉ có thể nói về những sự tối hậu một cách nghiêm túc, cũng láo ngay cả với người phát ngôn mà thế tự phô bày hoàn toàn trần truồng và trơ trụi: trong buồn đau tình yêu kết cục và trong nỗi sợ hãi cái chết. Nhà thơ đang chậm rãi tàn tạ vì bại liệt trên giường hấp hối được ông gọi là „mồ chăn đệm“: Người Do thái Đức này tự nhìn nhận mình là một chiến binh bại trận trong cuộc chiến dân chủ vì tự do, chạy trốn sang Paris, trở nên gắn bó bản quán với một nền văn hóa ít có giá tại quê nhà, và nhiều năm trời đã gắng công môi giới giữa hai nền văn hóa đó: ông đã viết những vần thơ cuối cùng về người ông yêu và về Đức Chúa.
Vâng, cũng về Đức Chúa. Bởi như một đức thánh hộ mệnh, Lazarus (2) trong Kinh thánh thành tựa đề „ Đi tới thánh Lazarus“ cho những bài thơ cuối cùng, như lời chú thích của Heine. Trong đó hai nhân vật đan chảy vào nhau: Người bị tàn phế trong cuộc đời, sau cái chết sẽ nằm trong lòng đấng Abraham, và kẻ được Chúa Giêsu phục sinh. Và với Kinh Thánh, nhất là những ảnh hình xưa cũ sống lại cuộc đời mới: đồng hồ cát, căn nhà trống, trò chơi thần bí của linh hồn và cái chết. Ngay cả những nỗi nhớ nhung của chất lãng mạn bị cười nhạo cũng trở lại, trong mô thức của chế giễu. Làm sao người ta có thể làm thơ ở thành Paris hiện đại về linh hồn hoảng loạn đang cập quạng? Bằng cách người ta, hài và táo tợn, so sánh nó với con rệp giãy giụa tứ tung trong vợt.
Từ thiên thần đáng thương thành ra cái gì?
Chỗ nào Heine pha trò, ở đó tiềm ẩn một nỗi đớn đau. Sự trào lộng khả thi sự chân thành: trong điểm nhấn diễn đạt tình thống thiết. Cũng như vậy trong một bài thơ xuất hiện gần như đồng thời ông lưu ý rằng, trong trường hợp hệ trọng của lâm chung không có chỗ cho những màn trò diễm lệ của những con cừu. Mà thế đó bằng cách ông phủ nhận, bản thân ông đã trình diễn chúng ra một lần nữa, khi con cừu hấp hối ưu lo về con chiên của mình: „ Ôi chiên ơi, anh sinh ra làm mục tử/ Để chăn em trên cõi đời này“. Nó ngân lên như một lời kinh cầu nguyện. Con chiên bé nhỏ của Chúa: đó là Malthilde (3). Điều này báng bổ thần thánh, nếu như người ta muốn hiểu vậy. Nhưng mà tình yêu, với nó người đang hấp hối còn đang lo âu cho con chiên nhỏ của mình, thì đó không là tình yêu. Giả thêm nếu như ông vẽ ra trước mắt cô, chẳng mấy lúc sẽ đứng bên nấm mồ của ông, ông nhắc nhở, vâng đi đoạn đường về hãy chỉ dùng cỗ xe ngựa kéo; người ta chẳng còn dễ dàng bay nhảy như thuở xưa kia.
Cũng dí dỏm và buồn rầu như vậy ở đây ông nói về thể xác và tình yêu, linh hồn và thiên thần, về Malthilde và Lazarus. Cái thiêng liêng và cái trần tục xoắn quyện vào nhau, một bó hoa kết thanh tú và một bó hoa rối lòng, cho đến câu thơ trước câu kết là một bài đố. Bởi vì cả hai cặp đối ngẫu sẽ xử sự với nhau ra sao? „Chồng và vợ, hồn và xác“. Một cái đứng ra đỡ cho cái kia, như trong các tranh hoành tráng thời cổ, hay là chúng đứng bên cạnh nhau như hai đôi cặp? Cả điều đó cũng thuộc về ma lực quyến rũ của bài thơ, khi nó để cho cả hai lơ lửng.
Như sự quyến rũ này có thể trở nên ghê hồn, như sự chiết ngôn của Heine đã tránh qua sự ảm đạm mà không ai nhận biết, mãi tới lúc này nhìn vào thể thơ mới trông ra điều ấy: ấy là nghệ thuật điều tiết âm điệu của ông. Bởi vì một vấn đề là bài thơ nói cái gì – và vấn đề khác: cái gì đã hoàn tất trong bài thơ đó. Bài thơ bắt đầu trong những câu thơ Iambơ lên xuống mực thước, trong sự hoán đổi đều đặn của những âm tiết nhấn và không nhấn. Sau đó trà trộn vào những nhịp thơ Đactin ba âm tiết, trong tình yêu „thiên thần dịu ngọt“ và trong sự hoảng sợ „ giật anh khỏi“. Có thể nghe thấy sự run rẩy và cập quạng của linh hồn đáng thương chính trong nhịp điệu của câu thơ này diễn đạt điều đó. Và cuối cùng trong khổ thứ tư cái cưỡng lại, cái vẫy vùng hoàn toàn hòa nhập vào âm điệu, cũng như trong câu thơ cuối cùng sự dâng hiến vào cái không thể tránh khỏi. Cái bắt đầu như một bài vũ khúc, trong nhịp điệu và cú pháp, dần hiện ra là một sự miêu tả một cuộc chiến đấu. Thể xác thua cuộc chiến này, đúng như chờ đợi. Nhưng mà thành ra cái gì từ linh hồn, từ thiên thần đáng thương ở lại, còn lại gì từ tình yêu không thể cản ngăn?
©Phạm Kỳ Đăng dịch từ tiếng Đức
Nguồn: FAZ- Frankfurter Anthologie
Anh đã thấy trong đồng hồ cát
Heinrich Heine (1797-1856)
Anh thấy còn lèo tèo cát
Trong đồng hồ cát thoát nhanh
Vợ ơi - thiên thần dịu ngọt!
Cái chết giằng giật lấy anh
Giật anh khỏi tay em đó
Cưỡng lại nào đâu ích gì
Cái chết kéo hồn lìa xác-
Linh hồn sợ muốn tan đi
Cái chết đuổi linh hồn khỏi
Nhà cũ, hồn thích ở trong
Đi đâu?- Hồn run như thể
Rệp trong vợt giãy tứ tung
Anh chống cũng không sao khác
Cố công vùng vẫy vậy thôi
Vợ và chồng, hồn và xác
Cuối cùng cũng phải chia phôi.
©Phạm Kỳ Đăng dịch từ nguyên tác tiếng Đức
Ich seh im Stundenglase schon
Heinrich Heine (1797-1856)
Ich seh im Stundenglase schon
Den kargen Sand zerrinnen.
Mein Weib, du engelsüße Person!
Mich reißt der Tod von hinnen.
Er reißt mich aus deinem Arm, mein Weib,
Da hilft kein Widerstehen
Er reißt die Seele aus dem Leib –
Sie will vor Angst vergehen.
Er jagt sie aus dem alten Haus,
Wo sie so gerne bliebe.
Sie zittert und flattert – wo soll ich hinaus?
Ihr ist wie dem Floh im Siebe.
Das kann ich nicht ändern, wie sehr ich mich sträub’,
Wie sehr ich mich winde und wende;
Der Mann und das Weib, die Seel’ und der Leib,
Sie müssen sich trennen am Ende.
Chú thích của người dịch:
(1) Sandra Kerschbaumer (sinh năm 1971): Nữ nhà báo và phê bình văn học. Bà nghiên cứu Ngữ văn, Ngôn ngữ và Triết học. Làm luận án tiến sĩ với công trình nghiên cứu về Heinrich Heine và trào Lãng mạn. Từ 1999 bà làm cho Đài truyền thanh và viết bài cho báo Frankfurter Allgemeine Zeitung". Trong những năm 2007-2009 bà làm cộng tác viên và giảng dậy tại Tổng hợp Universität des Saarlandes.
(2) Thánh Lazarus: Thánh nữ Martha cùng sống với em gái là Maria và em trai là Lazarus tại làng Bethany, gần Jerusalem. Sáu ngày trước lễ Vượt Qua, Chúa Giêsu đến Bethany, nơi Lazarus đã chết, người đã được Chúa Giêsu cho sống lại từ cõi chết.
(3): Augustine Crescence Mirat (1815-1883): Cô gái bình dân bán giầy người Pháp, vợ Heinrich Heine, được ông thân yêu gọi là Mathilde.
Tranh ký họa chân dung Heinrich Heine, lấy từ bài trên trang FAZ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét